Giáo án Hóa học lớp 8 - từ tiết 1 đến tiết 17

A.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức: Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Bước đầu HS biết rằng Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

 2.Kĩ năng: HS có được một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập bộ môn Hoá học như: quan sát, làm việc với các chất hoá học, phán đoán, phân tích.

 3.Thái độ: HS có lòng ham thích học tập môn Hoá học, biết quan sát, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

B.PHƯƠNG PHÁP: Đặt vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm nhỏ, thí nghiệm nghiên cứu, phiếu học tập.

C.CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Dụng cụ thí nghiệm( cho 6 nhóm HS): 6 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm: 1 khay nhựa trong đó có: 1 giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ và 4 ống nghiệm đựng các chất: dd NaOH, dd CuSO4, axit HCl, vài cái đinh sắt nhỏ, 1 kẹp ống nghiệm, 1 ống hút nhỏ giọt.

 - Tranh ảnh, tư liệu, báo chí có nêu ứng dụng của Hoá học trong cuộc sống.

 2.Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh, một số đồ vật để trả lời cho phần II/1 SGK/4.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.Ổn định: (3') 8A: 8B:

 2.Bài mới: (2')

 a) Đặt vấn đề: Hoá học là gì? Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để học tốt môn Hoá học?

 b) Triển khai bài:

 

doc54 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - từ tiết 1 đến tiết 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	3.Bài mới:
	a.Đặt vấn đề:(1') Các em có thể đặt câu hỏi: Làm sao mà học hết được hàng chục hàng triệu chất khác nhau? Không phải băn khoăn về điều đó, các nhà khoa học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất.
	b.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn chất và hợp chất.
Gv: Hướng dẫn Hs ghi bài theo cách kẻ đôi vở để tiện so sánh hai khai niệm đơn chất và hợp chất. như vậy phần I và phần II sẽ dược dạy song song theo dàn ý sau:
I.Đơn chất
 1.Định nghĩa
+Phân loại
 2.Đặc điểm cấu tạo
...
II.Hợp chất
1.Định nghĩa
 +Phân loại
2.Đặc điểm cấu tạo
...
Gv: Treo tranh:
1.10: Mô hình tượng trưng mẫu kim loại đồng (rắn).
1.11:Mô hình tượng trưng mẫu khí hiđro và khí oxi.
Giới thiệu đó là mô hình tượng trưng của một số đơn chất.
Đồng thời treo tranh:
1.12: Mô hình tượng trưng 1 mẫu nước (thể lỏng).
1.13: Mô hình tượng trưng 1 mẫu muối ăn (rắn).
Giớ thiệu đó là mô hình tượng trưng của một số hợp chấtàYêu cầu Hs quan sát và trả lời câu hỏi: Các đơn chất và các hợp chất có đặc điểm gì khác nhau về thành phần?
Hs: Quan sát và trả lời câu hỏi: 
-Mẫu đơn chất chỉ gồm 1 loại nguyên tử (1 nguyên tố hóa học).
-Một mẫu hợp chất gồm hai loại nguyên tử trở lên ( 2 nguyên tố hóa học trở lên).
Gv: Vậy đơn chất là gì? Hợp chất là gì?
Hs: Nêu định nghĩa trong SGK
Gv: Nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
Hs: trả lời 
Gv: Giới thiệu phần phân loại đơn chất, hợp chất
Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố
Gv:Yêu cầu Hs làm bài tập số 3/SGK tr.26
Hs: Làm bài tập vào vở khoảng 2 phút.
Gv: Gọi 1 Hs lên bảng chữa, Hs dưới lớp chấm chéo bài làm của nhau.
Gv: Tổ chức cho Hs thảo luận nhóm để làm bài 6.1/SBTtr.7
Chép vào vở các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp:
-Khí hidro, khí oxi và khí clo là những....(1).....
đều tạo nên từ một...(2).....
-Nước, muối ăn(natri clorua), axit clohidric là những....(3)..đều tạo nên từ hai....(4).......
Trong thành phần hóa học của nước và axit đều có chung ....(5)...còn của muối ăn và axit clohidric lại có chung một....(6)....
Hs: Thảo luận nhóm (4 phút)
Gv: Gọi đại diện các nhóm trình bày
I.Đơn chất
-Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
-Đơn chất gồm kim loại và phi kim.
-Trong đơn chất KL: các n.tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
-Trong đơn chất PK: các n.tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định (thường là 2).
II.Hợp chất
-Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
-Hợp chất gồm vô cơ và hữu cơ.
-Trong hợp chất n.tử của các n.tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.
Bài 3/SGK:
Đơn chất
b.Photpho(P)
f.Kim loại magie(Mg).
Vì mỗi chất trên được tạo bởi 1 ng.tố hóa học.
Hợp chất
a.Khí amoniac
c.Axitclohidric
d.Canxicacbonat
e.Glucozơ
Vì mỗi chất đều có 2 hay nhiều ng.tố hóa học tạo nên.
 Bài 6.1/SBT:
Các từ thích hợp là:
(1)đơn chất
(2)nguyên tố hóa học
(3)hợp chất
(4)nguyên tố hóa học
(5)nguyên tố hidro
(6)nguyên tố clo
	4.Dặn dò:
	-Học thuộc định nghĩa đơn chất, hợp chất.
	-Làm bài tập:1à5/SGK tr.25,26; 6.1à6.5/SBT tr.8
	-Học thuộc nguyên tử khối của các nguyên tố, tìm hiểu mục III và mục IV/SGK
Tiết 9: Ngày soạn: 30.9.09
 Ngày dạy:
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
	 (t2)
A.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: Hs biết được phân tử là gì?
	-So sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử.
	-Biết được trạng thái của chất.
	2.Kĩ năng: -Biết tính thành thạo phân tử khối của một số chất.
	-Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử chất này nặng hay nhẹ hơn phân tử khối chất của chất kia bao nhiêu lần?
	-Tiếp tục được củng cố để hiểu kĩ hơn về các khái niệm hóa học đã học.
	3.Thái độ: Có hứng thú với môn học, học tập tích cực.
B.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đặt vấn đề, thảo luận, hoạt động nhóm.
C.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	1.Chuẩn bị của Gv: Tranh vẽ: 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14.
	Bảng phụ có ghi sẵn đề bài luyện tập 1,2.
	2.Chuẩn bị của Hs:
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1.Ổn định: (1')
	2.Kiểm tra bài cũ: (15')
	-Nêu định nghĩa đơn chất và họp chất.Cho VD minh họa.Làm bài tập số 1SGK
	-Chữa bài tập 1,2 SGK/25
	3.Bài mới:
	a.Đặt vấn đề: Phân tử là gì? Thế nào là phân tử khối? Làm thế nào để tính được phân tử khối của các phân tử? Trạng thái của các chất rắn, lỏng, khí.
	b.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (6')Tìm hiểu về phân tử.
GV: Treo tranh, yêu cầu HS quan sát và hãy nhận xét về: -Thành phần-Hình dạng-Kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mãu chất trên.
Hs: Các hạt hợp thành ở mỗi mẫu chất trên đều giống nhau về số nguyên tử, hình dạng, kích thước....
Gv: Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất hóa học của chất và được gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?
Hs: Nêu định nghĩa
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ một mẫu kim loại đồng và rút ra nhận xét.
Hs: Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tử khối
Gv: Em hãy nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối?
Hs: Nhắc lại định nghĩa.
Gv: Tương tự như vậy, em hãy nêu định nghĩa phân tử khối.
Hs: Nêu định nghĩa.
Gv: Hướng dẫn Hs tính PTK của một số chất : khí oxi, khí clo, nước.
-Đối với đơn chất khí, PTK= Số lượng ng.tử x NTK 
VD: PTK khí clo=2x35,5=71 đvC
-Đối với hợp chất: PTK=tổng NTK
VD: PTK natriclorua(1Na,1Cl):
=23+35,5=58,5 đvC.
Hs: Thực hiện tính PTK của các chất.
Gv: Yêu cầu Hs hoạt động nhóm làm bài luyện tập sau:
Tính PTK của:
a.Axit sufuric biết phân tử gồm: 2H, 1S và 4O
 b.Khí amoniac biết phân tử gồm: 1N và 3H
 c.Canxi cacbonat biếtphân tử gồm: 1Ca, 1C và 3O.
Hs: Hoạt động khoảng 2 phút
Gv: Cho Hs lên bảng chữa bài luyện tập
Hs: a.PTK axit sunfuric =1x2+1x32+4x16=98 đvC
b.PTK amoniac=1x14+3x1 = 17 đvC.
c.PTK canxi cacbonat=40+12+16x3 = 100 đvC.
Hoạt động 3: Trạng thái của chất
Gv: Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ1.14 sơ đồ 3 trạng thaí của chất : rắn, lỏng, khí.
Gv: Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử (như đơn chất kim loại) hay phân tử.
-Tùy điều kiện, nhiệt độ, áp suất, một chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí.
àEm có nhận xét gì về khoảng cách giữa các phân tử trong mỗi mẫu chất ở 3 trạng thái trên?
Hs: Từ thông tin trong SGK nêu nhận xét.
Gv: Bổ sung (nếu có)
III.Phân tử:
 1.Định nghĩa:
Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Đối với đơn chất kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
2.Phân tử khối:
Phân tử khối (PTK) là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon
a.Đơn chất: 
PTK của khí oxi: 16x2 = 32 đvC.
PTK khí clo: 35,5x2 = 71 đvC
*Đối với kim loại: vì hạt hợp thành là nguyên tử nên PTK=NTK. Cu = 64 đvC
b.Hợp chất: PTK=Tổng NTK của các nguyên tố trong phân tử.
PTK của nước( 2H, 1O): 
1x2+1x16=18 đvC; 
PTK của khí cacbonic (1C, 2O): 12+2x16=44 đvC.
IV.Trạng thái của chất:
1.Ở trạng thái rắn: Các nguyên tử (hoặc phân tử) xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
2.Ở trạng thái lỏng: Các hạt ở gần nhau và chuyển động trượt lên nhua.
c.Ở trạng thái khí (hay hơi):Các hạt rất xa nhau và chuyển động hỗn độn về mọi phía.
	4.Củng cố: 
Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại nội dung chính của tiết học theo các câu hỏi sau:
	-Phân tử là gì?
	-Phân tử khối là gì?
	-Khoảng cách giữa các phân tử (ng.tử) trạng thái khí khác với trạng thái rắn, lỏng như thế nào?
-Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm làm bài luyện tập 2:
	Em hãy cho biết trong các câu sau, câu nào đúng câu nào sai:
	a.Trong bất kì một mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ chứa một loại nguyên tử.
	b.Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử cùng loại.
	c.Phân tử của bất kì một đơn chất nào cũng chỉ gồm 2 nguyên tử.
	d.Phân tử của hợp chất gồm ít nhất 2 loại nguyên tử.
	e.Phân tử của cùng một chất thì giống nhau về khối lượng, hình dạng, kích thước và tính chất.
Hs: Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả: Câu đúng: b, d, e. Câu sai: a, c.
Gv: Gọi đại diện các nhóm giải thích vì sao câu đúng, sai?
Hs: Ví dụ để chứng minh câu a sai: VD: Mẫu nước cất (chất tinh khiết) gồm hai loại nguyên tử: -Nguyên tử hidro, nguyên tử oxi.
Gv: Yêu cầu làm bài tập 2/SGK
Hs: a.PTK của hidro là: 1x2 = 2 đvC; PTK của nitơ là: 2x14 = 28 đvC;
	Phân tử nitơ nặng gấp 14 lần phân tử phân tử hidro.
	5.Dặn dò: 
	-Chuẩn bị cho tiết thực hành: -Nêu mục đích của thí nghiệm, cách tiến hành, kẻ tường trình.
	-Bài tập về nhà: 4,5,6,7,8SGK/26
Tiết 10: Ngày soạn:4.10.09
 Ngày dạy:
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
A.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: Hs biết :
	-Một số loại phân tử có thể khuếch tán ( lan tỏa trong chất khí, trong nước...).
	-Làm quen bước đầu với việc nhận biết 1 chất ( bằng quì tím).
	2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
	3.Thái độ: Cẩn thận, an toàn, tiết kiệm hóa chất.
B.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
C.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	1.Chuẩn bị của Gv: Chuẩn bị để Hs làm thực hành theo 6 nhóm các thí nghiệm sau: -Sự lan tỏa của amoniac, sự lan tỏa của thuốc tím ( kali pemanganat).
	-Dụng cụ: 6 ống nghiệm, 6 kẹp gỗ, 12 cốc bese 100 ml, 6 đũa thủy tinh, bông,
 6 khay nhựa, 6 nút cao su.
	-Hóa chất: Thuốc tím 6 gam, dd amoniac 10 ml, nước.
	2.Chuẩn bị của Hs: Tờ tường trình, cách tiến hành.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1.Ổn định: (2')
	2.Kiểm tra bài cũ: (7') Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
	-Nêu mục đích của thí nghiệm.
	-Nêu cách tiến hành của từng thí nghiệm.
	3.Bài mới: (1')
	a.Đặt vấn đề: Khi đứng trước những bông hoa có hương, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm từ hoa lan tỏa vào không khí. Ta không nhìn thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động.
 Các em sẽ làm thí nghiệm về sự lan tỏa của chất để biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất.
	b.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: (10') Sự lan tỏa của amoniac
 Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm theo các bước sau:
 -Nhỏ mọt giọt dd amoniac vào giấy quì 

File đính kèm:

  • dochoa 8 t1t17.doc
Giáo án liên quan