Giáo án Hóa học lớp 8 - Trần Xuân Khánh từ tiết 41 đến tiết 50

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được phương pháp điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- HS biết khái niệm phản ứng phân hủy và dẫn ra các ví dụ minh họa.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng lập phương trình hóa học, phân biệt phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủ, biết bố trí thí nghiệm để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi công việc của các nhóm học sinh, bảng nhóm.

- Dụng cụ : Giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thủy tinh, đèn cồn. Diêm. lọ thủy tinh, bông.

- Hóa chất: KMnO4

III. Định hướng phương pháp:

- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.

IV. Tiến trình dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

1. Nêu định nghĩa oxit, phân loại oxit, lấy ví dụ minh họa?

2. Làm bài tập số 4.

B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung SGK

 HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

doc20 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Trần Xuân Khánh từ tiết 41 đến tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Củng cố:
1. Nhắc lại các nội dung chính của bài.
- Thế nào là sự cháy ?
-Làm trước các bài tập trong bài luyện tập.
2. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. -Làm trước các bài tập trong bài luyện tập.
Ngày soạn: 11/02/2011
Tiết 44: 
Bài luyện tập số 5
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản trong phạm vi bài học từ đầu chương. 
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học, kỹ năng phân biệt các loại phản ứng hh.
- Tiếp tục củng cố các bài tập tính theo phương trình hoá học.
3. Thái độ:
- Tiếp tục giáo dục tính cẩn thận, tỷ mỉ trong tính toán.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi hệ thống câu hỏi + Đáp án , bảng nhóm.
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học.
IV. Tiến trình dạy học:
A. ổn định tổ chức ( Chia nhóm học sinh).
B. Bài mới: Gv nêu nhiệm vụ tiết học.
 Hoạt động của GV & Hs	 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức cũ:
Gv đưa hệ thống câu hỏi vào bảng phụ yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:
Nêu tính chất hoá học của oxi & viết phương trình hoá học minh hoạ ?
Nêu tóm tắt cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Định nghĩa oxit - phân loại oxit.
Định nghĩa phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp & lấy ví dụ.
Thành phần không khí.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả sau đó giáo viên chốt kiến thức.
Hoạt động 2: Bài tập
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập số 1SGK.
HS lên bảng làm bài. Gv sửa sai nếu có.
Gv yêu cầu HS làm bài tập 6 SGK.
Gọi HS lên bảng làm bài. Gv sửa sai nếu có.
Hoạt động 3: GV tổ chức dưới hình thức trò chơi.
Phát cho mỗi nhóm một bộ bìa có ghi các công thức hóa học sau:
CaCO3, CaO, P2O5, SO2, SO3, Fe2O3, BaO, CuO, K2O, SiO2, Na2O, FeO, MgO, CO2, H2SO4, MgCl2, KNO3, Fe(OH)3, Ag2O, NO, PbO
Các nhóm thảo luận rồi dán vào chỗ trống trong bảng sau:
Tên gọi
CTHH
Phân loại
Tên gọi
CTHH
Phân loại
Magie oxit
Bạc oxit
Sắt II oxit
Nhôm oxit
Sắt III oxit
Lưu huỳnh oxit
Natri oxit
Điphotphopentatoxit
Bari oxit
Cacbonđi oxit
Kali oxit
Silicđioxit
Đồng II oxit
Nitơ oxit
Canxi oxit
Chì oxit
GV: Nhận xét và chấm điểm
Tổ chức cho học sinh làm bài tập 8
Gọi HS làm bài giáo viên sửa sai nếu có.
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
VO2 cần thu = 10. 20 = 2000ml = 2 lit.
V thực tế cần điều chế:
2 + = 2,2 lit.
nO2 = = 0,0982 mol
Theo phương trình :
nKMnO4 = 2 nO2 = 2. 0,0982 = 0,1964 mol.
mKMnO4 = 0,1964. 158 = 31,0312g.
C. Củng cố: Yêu cầu học sinh tóm lược lại các cách làm các bài tập đã được đề cập trong tiết học này và sưu tầm, mở rộng ra các cách làm khác.
D. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 2, 3, 4, 5, 7, 8 SGK.
 Ngày soạn: 13 /02/2011.
Tiết 45. 
Bài thực hành số 4
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm: Điều chế & thu khí oxi, oxi tác dụng với 1 số đ/c.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học. Tính cẩn thận trong thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị 5 bộ thí nghiệm gồm:
- Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, lọ nút nhám 2 cái, muỗm sắt, chậu thủy tinh to để đựng nước.
- Hóa chất: KMnO4, bột lưu huỳnh, nước.
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực nghiệm.
IV. Tiến trình dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị lý thuyết của học sinh.
B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung SGK.
 Hoạt động của GV & Hs	 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức liên quan đến bài thực hành.
Giáo viên kiểm tra lại công tác chuẩn bị về dụng cụ & hóa chất của từng nhóm học sinh. 
Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:
- Nêu phương pháp điều chế và thu khí oxi ?
- Tính chất hóa học của oxi ?
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm :
Hướng dẫn lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ 46 SGK.
GV: Hướng dẫn các nhóm HS thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí
Lưu ý học sinh các điểm sau:
- ống nghiệm phải lắp làm sao cho miệng hơi thấp hơn đáy.
- Nhánh dài của ống dẫn khí sâu gần sát đáy ống nghiệm (lọ thu).
- Dùng đèn cồn hơ đều cả ống nghiệm trước khi tập trung đun nóng ống nghiệm ở phần có KMnO4
- Cách nhận biết xem ống nghiệm đã đầy oxi chưa bằng cách dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm. 
- Sau khi làm xong thí nghiệm phải đưa ống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh cho nước không tràn vào làm vỡ ống nghiệm
Thí nghiệm 2: 
- Cho muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) bột lưu huỳnh.
- Đốt lưu huỳnh trong không khí.
- Đưa nhanh muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào lọ đựng oxi.
- Nhận xét hiện tượng và viết phương trình hoá học ?
Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi:
a/ - Nguyên liệu: KMnO4
b/ - Thu khí oxi: Bằng cách đẩy nươc hoặc đẩy không khí.
c/ - Phương trình hoá học:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2.Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
a/ Hoá chất: S bột, khí O2 đc sẵn.
b/ Cách tiến hành: Đốt S ngoài không khí rồi đưa nhanh vào bình đựng oxi.
c/ Phương trình hoá học:
S + O2 SO2.
C. Công việc cuối buổi thực hành:
- Thu dọn phòng thực hành, lau chùi dụng cụ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm sau buổi thự hành.
- Học sinh viết bản tường trình theo mẫu:
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Kết luận
PTHH
1
2
Tiết 46:	 Ngày 18 tháng 02 năm 2011
	Kiểm tra
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm các bài tập hóa học định tính và định lượng
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
Đề Bài
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Những chất nào trong các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH nêu rõ điều kiện nếu có.
 a, Fe2O3 b, KMnO4 c, CaCO3 d, H2O
...............................................................................................................................................
2. Người ta thu khí Oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
 a, Khí Oxi tan trong nước c, Khí Oxi khó hoá lỏng
 b, Khí Oxi ít tan trong nước d, Khí Oxi nhẹ hơn nước
3. Sự Oxi hoá chậm là :
 a, Sự oxi hoá mà không toả nhiệt c, Sự oxi hoá có toả nhiệt mà không phát sáng
 b, Sự oxi hoá mà không phát sáng d, Sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
4. Trong dãy các chất sau đây, dãy chất nào tác dụng được với oxi
 a, S , Cu , Na b. SO3 , Ca , Na2O c, S , Al2O3, Na d, Tất cả đều tác dụng. 
II/ Tự luận : ( 7 điểm)
1. (3 điểm) Cho các PTPƯ sau: (3 điểm)
 a. CaO + H2O Ca(OH)2 b . KClO3 KCl + O2
 c. Al(OH)3 Al2O3 + H2O d. Fe + Cl2 FeCl3 
? Hãy cân bằng các phản ứng trên và chỉ ra các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào.
2. (4 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 12,6 g Fe trong bình chứa oxi.
 a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
 b. Tính thể tích oxi tham gia phản ứng trên ở đktc.
 c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được lượng khí oxi đủ dùng cho phản ứng trên.
Đáp án và biểu chấm
Phần I (Lý thuyết)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
B
D
C
A
Phần II. (Tự Luận)
Câu 1: 
a. CaO + H2O Ca(OH)2 	0,5đ.	Phản ứng hoá hợp	0,25đ
b . 2KClO3 2KCl + 3O2 	0,5đ.	Phản ứng phân huỷ	0,25đ
c. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O	0,5đ.	Phản ứng phân huỷ	0,25đ
d. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3	0,5đ.	Phản ứng hoá hợp	0,25đ
Câu 2: 	
a.	0,5đ
PTHH:	4Fe 	+ 	3O2 	 	2Fe2O3
b. PTHH:	4Fe 	+ 	3O2 	 	2Fe2O3	0,5đ	
TLPƯ	4mol	3mol	2mol
	0,225mol 	x mol
	0,5đ
Thể tích khí O2 cần dùng là:
	0,5đ
c. PTHH:	2KClO3	2KCl	 +	 3O2	0,5đ
 TLPƯ	2 mol	2mol	 3mol
	x mol 	 0,16875 mol	1,0đ
	0,5đ
Chương 5
============* * *==========
 Ngày soạn: 15/02/2011
Tiết 47: 
tính chất và ứng dụng của hidro
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được các tính chất vật lý và hóa học của hidro.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học và khả năng quan sát thí nghiệm của học sinh.
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh làm bài tập tính theo phương trình hoá học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Dụng cụ: Lọ nút mài, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: O2, H2 , Zn, HCl.
III. Định hướng phương pháp.
- Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân, thực hành hóa học.
IV. Tiến trình dạy học.
A. ổn định tổ chức.
B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung SGK.
Giáo viên y/c học sinh cho biết KH, CTHH, NTK, PTK của hidro và ghi bảng.
 Hoạt động của GV & Hs	 Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của hidro: 
- Quan sát lọ đựng hidro cho biết trạng thái, màu sắc?
- Hãy tính tỷ khối của hidro vói không khí ?
GV: Thông báo: Hidro là chất ít tan trong nước. 1l nước ở 150C hòa tan được 20ml khí hidro.
- Hãy tổng kết những tính chất vật lý của hidro ?
I. Tính chất vật lý của hidro:
- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước.
- Là chất khí nhẹ nhất.
dH2/ kk = 2/29
Hoạt động 2: Tính chất hóa học :
GV: Yêu cầu Hs quan sát thí nghiệm.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm điều chế hidro, giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hidro (ống thủy tinh dẫn khí hdro có đầu vuốt nhọn để trong bình nhỏ). Khi biết chắc hidro đã tinh khiết châm lửa đốt.
- Quan sát ngọn lửa đốt hidro trong không khí ?
GV: Đưa ngọn lửa hidro đang cháy vào trong bình chứa oxi, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét ?
- Viết phương trình hoá học xảy ra ?
GV: Giới thiệu phản ứng này tỏa nhiệt vì vậy dùng làm nguyên liệu cho đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại.
Gv yêu cầu HS đọc bài đọc thêm để hiểu về hỗn hợp nổ.
II. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với oxi:
- Hidro cháy trong khí oxi sinh ra nước. 
2H2 + O2 2H2O
- Lưu ý: Hỗn hợp gồm VH2 : VO2 = 2 : 1 là hỗn hợp nổ. Khi làm thí nghiệm này phải thử độ tinh khiết của Hidro.
C. Củng cố:
Yêu cầu học sinh làm bài tập sau:
Đốt cháy hoàn toàn 2,8 lít khí hidro sinh ra nước .
- Viết phương trình hóa học xảy ra.
- Tính thể tích và khối lượng oxi cần dùng cho phản ứng trên.
- Tính khối lượng nước thu được.
Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 Ngày soạn: 15/02/2011
Tiết 48:
tính chất ứng dụng của hidro
I. Mụ

File đính kèm:

  • docTiet 41 - 50.doc