Giáo án Hóa học lớp 8 - Trần Xuân Khánh từ tiết 21 đến tiết 30

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được nội dung của định luật, giải thích được định luật dựa vào bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hóa học

- Biết vận dụng định luật để làm các bài tập hóa học có liên quan đến nội dụng kt.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PT chữ cho học sinh, bước đầu hỡnh thành kỹ năng vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải bài tập đơn giản.

3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

- Dụng cụ: Cân (có thể dùng cân đồng hồ để thay thế cho cân Robecvan như hình minh họa trong sách giáo khoa), 2 cốc thủy tinh được đánh số 1 và 2.

- Hóa chất: dd BaCl2, dd Na2SO4

- Tranh vẽ: sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí oxi và hidro.

- Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi + đáp án.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:

- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm. Đàm thoại.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:

 - Trong phản ứng hóa học, hạt nào được bảo toàn hạt nào biến đổi ?

 - Dựa vào dấu hiệu nào có thể nhận biết được một phản ứng hóa học đó xảy ra?

B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung SGK.

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Trần Xuân Khánh từ tiết 21 đến tiết 30, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào một trong các chữ cái trước đáp án trả lời đúng.
Câu 1. Cho phương trình hóa học sau:	4P	+	5O2 2P2O5.
Tỷ lệ số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 là:
A. 4 : 2 : 5.	B. 5 : 4 : 2.	C. 2 : 4 : 5.	D. 4 : 5 : 2.
Câu 2. Dấu hiệu để nhận biết hiện tượng hóa học là:
A. Có chất mới sinh ra.	B. Không có chất mới sinh ra.
C. Có thể quan sát bằng mắt.	D. Phải dùng cân để xác định.
Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào dấu  
a/ Phản ứng hóa học là quá trình .........
b/ Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia ......... 
c/ Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi về ............................................... ......................................... giữa các nguyên tử. Còn ................................................. ........ thì không thay đổi.
Câu 4. Cho công thức hóa học của các chất H2O ; Zn ; O2 ; Mg. Hãy chọn công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu ........ 
a/ 	2H2	+	O2	2.....................
b/ 	............	+	2HCl	ZnCl2	+	H2.
Tự luận.
Câu 1. Khi nào thì một phản ứng hóa học xảy ra ?
Câu 2. Điền công thức hóa học thích hợp và hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
a/ 	Cu	+	............... 	 	CuO.
b/	Zn	+	HCl 	 	ZnCl2	 + 	H2.
c/ 	CaO	+	HCl	CaCl2	 +	............	
Câu 3. Hòa tan đường vào nước, sau đó đun nóng cho nước bay hơi hết và tiếp tục đun cho đường cháy thành than. Hãy chỉ ra:
a/ Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong quá trình trên.
b/ Dấu hiệu của hiện tượng hóa học.
Câu 4. Cho phản ứng 	A 	+	B	C.
Biết khối lượng các chất A, B, C lần lượt là mA ; mB ; mC. Hãy viết công thức của định luật bảo toàn khối lượng.
Câu 5. Biết rằng ở nhiệt độ cao, Fe tác dụng với khí O2 tạo thành oxit sắt từ Fe3O4. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng.
Câu 6. Đốt cháy hết 10,8 g Al trong khí O2 thu được 20,4 g nhôm oxit Al2O3.
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b/ Tính khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng.
IV. Đáp án - Biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Trắc nghiệm
1
D
0,25
2
A
0,25
3
a/ ... làm biến đổi chất này thành chất khac.
0,25
b/ ... bằng tổng khối lượng của các chất tạo thành.
0,25
c/ ... trật tự liên kết ............ tổng số nguyên tử ........
0,25
4
a/ 	2H2	+	O2	2H2O.
0,25
b/ 	Zn...........	+	2HCl	 ZnCl2	+	H2.
0,25
Tự luận
1
- Các chất tham gia cần phải được tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần phải đun nóng, có trường hợp cân chất xúc tác .....
0,5
2
a/ 	2Cu	+	O2 	 	2CuO.
1,0
b/	Zn	+	2HCl 	ZnCl2	 + 	H2.
1,0
c/ 	CaO	+	HCl	CaCl2	 +	H2O.
1,0
3
a/Hiện tượng vật lý: Hòa tan đường vào nước, đun nóng cho nước bay hơi hết.
Hiện tượng hóa học: đường cháy thành than.
0.75
b/ Dấu hiệu: Ban đầu đường màu trắng, vị ngọt ... sau đó chuyển thành than màu đen ......
0,5
4
Công thức của định luât bảo toàn khối lượng:
mA + mB = mC.
0.5
5
3Fe + 2O2 Fe3O4.
1,0
6
a/ 4Al + 3O2 2Al2O3 
1,0
b/ Theo định luật bảo toàn khối lượng: mAl + m = mAl2O3.
 m = mAl2O3 - mAl = 20,4 - 10,8 = 9,6 g.
 Vây lượng khí oxi đã phản ứng là 9,6 g.
1,0
Tổng
10đ
 Tiết 25:	 Ngày soạn:
Kiểm tra một tiết
(Dùng để tham khảo)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh ở chương II : Phản ứng hóa học.
2.Kỹ năng:
- rèn luyện khả năng làm bài cẩn thận, khoa học.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học
II. Thiết lập ma trận hai chiều:
Khái niệm
Giải thích
Tính toán
Tổng
Biết
TNKQ: 
1
1
Hiểu
TNKQ: 
2
TNKQ: 1
3
Vận dụng
TL:
1
TL: 
1
2
Tổng
2
2
2
6
III. Đề bài:
Câu 1: Cho biết Al có hóa trị III. Hãy chọn công thức nào phù hợp qui tắc hóa trị trong công thức sau:
	A. AlO B. Al2O	 C. Al2O3 	 	 D. Al3O2
Câu 2: Một chất M có thành phần khối lượng là 20% oxi là oxit của một nguyên tố có hóa trị II. Oxit đó có công thức là:
	A. CaO	 B. CuO 	 C. FeO 	 D. MgO
Câu 3:Biết Zn có hóa trị II . Nhóm PO4 hóa trị III. Công thức nào là công thức đúng của hợp chất.
	A. ZnPO4 	B. Zn3(PO4)2	C. Zn2(PO4)3	D. Zn(PO4)3
Câu 4: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống:
 	Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
	Trong phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.
	Trong phản ứng hóa học tính chất của chất giữ nguyên.
	Hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 5: Lập PTHH của các phản ứng sau:
	AgNO3 + Ba(OH)2 AgOH + Ba(NO3)2
	Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
	Fe2O3 + CO Fe + CO2
	P + O2 P2O5
Câu 6: Biết rằng khí metan CH4 cháy là xảy ra phản ứng với oxi sinh ra khí cacbonic và nước.
Lập PTHH của phản ứng
Cho biết tỷ lệ số PT metan lần lượt với số PT oxi và PT nước.
IV. Đáp án:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
0,5đ
Câu 2:
0,5 đ
Câu 3: 
0,5 đ
Câu 4:
2 đ
Câu 5:
4 đ
Câu 6:
2 đ
Chọn C
Chọn B
Chọn B
Điền Đ, Đ, S, Đ mỗi ý điền đúng được 
2AgNO3 + Ba(OH)2 2AgOH + Ba(NO3)2
Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
4P + 5O2 2P2O5
a. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
b. số PT CH4 : số PT O2 : số PT H2O = 1: 2: 2
c. m CH4 + m O2 = m CO2 + m H2O
m CH4 = 40 - 32 = 8 g
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Chương III
Mol và tính toán hóa học
=================== —ả–===================
Tiết 26: 	Ngày soạn: 20/11/2010
Bài 18: mol
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Đối với những khái niệm mới trong bài này học sinh cần hiểu và phát biểu đúng những khái niệm trong bài. Biết được: Mol là gì ?.Khối lượng mol là gì? Thể tích mol của chất khí là gì ?
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học dưới dạng chữ, bước đầu hình thành kỹ năng tính toán theo khái niệm mol.
3. Thái độ:
- Tiếp tục giáo dục lòng yêu thích, say mê đối với môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi + bài tập + đáp án.
- Tranh vẽ: trang 62 SGK.
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, quan sát.
IV. Tiến trình dạy học:
A. ổn định tổ chức: 
B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung SGK.
Hoạt động của GV & HS	Nội dung bài học
Hoạt động 1: Mol:
GV: Một tá bút chì có bao nhiêu cái ?
 Một gram giấy có bao nhiêu tờ ?
 Một yến gạo có bao nhiêu cân ?
Gv giúp học sinh tìm ra mối tương quan giữa các khái niệm trên với khái niệm mol. Từ đó hướng dẫn học sinh nắm bắt khái niệm mol.
Thông báo khái niệm mol trong SGK.
GV: Con số 6.1023 gọi là con số Avogađro ký hiệu là N.
- Vậy 1 mol phân tử H2O chứa bao nhiêu phân tử ?
- Vậy 1 mol nguyên tử Na chứa bao nhiêu nguyên tử Na ?
Lưu ý học sinh: Mol nguyên tử khác với mol phân tử.
Làm bài tập 1a, 1c
I. Mol là gì ?
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Số N = 6.1023 gọi là số Avôgđrô.
Ví dụ:
- 1 mol phân tử H2O có 6.1023 phân tử.
- 1 mol nguyên tử Na có 6.1023 nguyên tử.
Lưu ý: 1 mol H 1 mol H2.
Hoạt động 2: Khối lượng mol:
Gv: Khối lượng của một tá bút chì là khối lượng của bao nhiêu cái bút chì ?.
Vậy khối lượng mol là khối lượng của bao nhiêu hạt ?.
Gv: Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử có cùng trị số với số nguyên tử hay phân tử khối.
Hướng dẫn học sinh cách tính khối lượng mol và xử dụng hệ thống các ký hiệu.
Làm bài tập 2a, c trang 66 sgk.
II. Khối lượng mol (M).
- Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử có cùng trị số với số nguyên tử hay phân tử khối.
- VD: MH = 1g.
MH2O = 2 . 1 + 16 = 18 g.
Hoạt động 3: Thể tích mol của chất khí:
HS tự tìm hiểu khái niệm trong SGK
GV: Giới thiệu ở đktc 1mol của tất cả các chất khí đều bằng 22,4 lit.
HS hoạt động nhóm quan sát H 3.1 cho biết:
- Số phân tử của mỗi chất bằng bao nhiêu?
- Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu ?
- Thể tích các chất khí ở đktc là bao nhiêu?
Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. 
Gv tổng kết chốt kiến thức.
III. Thể tích mol của chất khí:
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất chất khí đó.
- ở cùng điều kiên về nhiệt độ và áp suất thì thể tích chiếm bởi một mol của bất kỳ chất khí nào cũng bằng nhau.
- Điều kiện tiêu chuẩn đktc (00, 1atm) thể tích chiếm bởi 1 mol chất khí đều bằng 22,4 lit (dm3).
Ví dụ: ở đktc:
- V 1mol O2 = V 1mol CO2 = 22,4 lit.
Chú ý: Thể tích mol chất khí ở đk thường là 24 lit.
C. Luyện tập - Dặn dò:
1. Mol là gì ?
2. Khối lượng mol là gì ?
3. Thể tích mol của chất khí là gì ?
4. Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4.
Tiết 27:	 Ngày soạn:26/11/2010
Chuyển đổi giữa khối lượng,
thể tích và lượng chất.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:
- Công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
- Biết vận dụng các công thức để làm các bài tập chuyển đổi giữa 3 đại lượng.
2. Kỹ năng:
- Củng số các kỹ năng tính khối lượng mol đồng thời củng cố các khái niệm về mol, về thể tích mol chất khí về công thức hóa học. 
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, tính cẩn thận , tỷ mỷ khi làm bài toán hóa học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- HS: Học kỹ các khái niệm về mol.
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu các khái niệm mol, khối lượng mol. áp dụng tính khối lượng của 0,5 mol H2SO4; 0,1 mol NaOH.
2. Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí. Tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 0,2 mol H2 ; 0,75 mol CO2.
B. Bài mới: Đăt vấn đề: Như nội dung sách giáo khoa.
Hoạt động của GV & HS	Nội dung bài học
Hoạt động 1: Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất:
Quan sát phần bài tập 1 HS vừa làm.
- Muốn tính khối lượng khối lượng của một chất khí khi biết số mol làm thế nào?
- Nếu có số mol là n, khối lượng là m. Hãy rút ra biểu thức tính khối lượng.
- Hãy rút ra biểu thức tính lượng chất.
Gv: Hai công thức thu được trên đây là hai công thức chuyển đổi giữa lượng chất & khối lượng & ngược lại.
HS làm bài tập vào vở
Gv gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
Hs khác nhận xét bổ xung.
Gv chốt vấn đề.
I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất:
m = n.M n 
Trong đó:
m: khối lượng.
n: số mol
M: khối lượng mol.
áp dụng:
1. Tính khối lượng của: 
a. 0,15 mol Fe2O3 b. 0,75 mol MgO
2. Tính số m

File đính kèm:

  • docTiet 21 - 30.doc