Giáo án Hóa học lớp 8 - Trần Hải Yến

A.Mục tiêu .

o Học sinh biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất ,sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là một môn khoa học quan trọng và bổ ích .

o Bước đầu các em học sinh biết rằng :Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta .Chúng ta phải có kiến thức về chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng .

o Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và phải biết làm thế nào để có thể học tốt môn hóa học .

B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh .

- Ống nghiệm ,cóng tơ hút, đinh sắt, dung dịch NaOH,dung dịch HCl, dung dịch CuSO4

- Tranh vẽ về ứng dụng của một số chất .

C.Hoạt động dạy và học

Hoá học là một môn học mới đối với các em học sinh lớp 8.Vậy hóa học là gì ?Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? Để học tốt môn hóa học chúng ta phải làm gì?

 

doc154 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Trần Hải Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phần chính là canxicacbona ) người ta thu được 112 gam vôi sống (canxioxit) và 88g khí cacbonic
a.Viết phương trình chữ của phản ứng 
b.Tính khối lượng của Canxicacbonat đã phản ứng 
GV.Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở 
GV.Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài tập
Chấm vở của một số học sinh 
HS.Làm bài tập 
a.Viết phương trình chữ 
Photpho + oxi → điphotpho pentaoxit 
b.Viết biểu thức định luật bảo toàn khối lượng đối với phản ứng trên 
m +mOxi = mđiphotphopentaoxit
mOxi = 7,1 – m 
 = 7,1 – 3,1 
 = 4 g 
HS.phương trình phản ứng chữ 
Canxicacbonat →Canxioxit + khí cacbonic
b.Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có 
mCanxicacbonat = mCanxioxit + mKhí cacbonic 
→ mCanxicacbonat = 112 +88 = 200(kg) 
Hoạt động 4
VI. Luyện tập - Củng cố(3 phút)
GV.Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài 
1.Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng 
2.Giải thích định luật 
Hoạt động 5 bài tập về nhà 
Bài tập sgk 1,2,3 tr 54 
Bài tập sách bài tập 15.1, 15.2, 15.3 
Bài tập nâng cao 
Bài tập 1: 
Khi cho 4,45 g hỗn hợp 2 kim loại A,B tác dụng hết với oxi thu được 6,05 g hỗn hợp hai oxit (hợp chất của kim loại với oxi ) 
a.Ghi sơ đồ phản ứng hóa học 
b.Khối lượgn oxi cần cho phản ứng là ?
Bài tập 2: 
Hoà tan hoàn toàn 5,6g kim loại M vào dd HCl dư phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau 
M+Axit clohiđric = Muối clorua + khí Hiđro 
Thu lấy toàn bộ lượng khí Hiđro thoát ra . dd sau phản ứng nặng hơn dd đầu 5,4g 
a.Tính số gam khí hiđro thu được 
b.Số gam HCl tham gia phản ứng là ?
Ngày soạn: Ngày ..... Tháng.....Năm
Tuần.......Tiết........
BÀI 16 : PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A.Mục tiêu 
1. Học sinh biết được Phương trình dùng biểu thị phản ứng hóa học gồm công thức hoá học cảu các chất tham gia phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp 
2. Biết cách lập phương trình phản ứng hoá học khi biết các chất tham gia phản ứng và sản phẩm 
3.Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập công thức hóa học
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
GV. Chuẩn bị Tranh phóng to hình 2.5 sgk tr 48
 Bảng phụ , bảng nhóm 
C.Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I. Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà(15phút)
GV. Kiểm tra 1 HS
? Em hãy phát biểu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng và viết biểu thức của định luật?
GV. Gọi 2 HS lên chữa bài tập số 2, 3 SGK. Tr.54
GV. Gọi HS khác nhận xét
HS. Trả lời lí thuyết
HS. Làm bài tập 2:
- Phương trình chữ:
Bariclorua+Natrisunfat→Natriclorua + 
 Barisunfat
- Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mBariclorua + mNatrisunfat = mNatriclorua + mBarisunfat 
→ mBariclorua= 11.7 + 23.3 - 14.2 = 20.8 gam
HS. Chữa bài tập 3 SGK.tr54
- Phương trình chữ:
 Magie + Oxi → Magieoxit
Ta có:
 mMagie + moxi = mMagieoxit
 → mMagieoxit - mMagie = moxi
→ moxi = 15 - 9 = 6 gam
Hoạt động 2
II. Lập phương trình hoá học (10phút)
1. Phương trình hoá học
GV. Dựa vào phương trình chữ bài tập số 3 SGK.tr54
GV. Yêu cầu HS viết công thức hoá học của các chất có trong phương trình phản ứng( biết rằng magieoxit là hợp chất gồm magie và oxi)
GV. ?Em hãy cho biết số nguyên tử oxi ở phương trình trên ở vế ?
→ Vậy ta phải đặt hệ số 2 trước MgO để bên phải cũng có 2 nguyên tử oxi như bên trái.
? Bây giờ số nguyên tử magie ở mỗi bên của phương trình là bao nhiêu?
GV. Số nguyên tử Mg ở bên phải lại nhiều hơn bên trái.Vậy bên trái cần có 2 nguyên tử Mg ta đặt hệ số 2 trước Mg.
GV. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau
→ Phương trình đã lập đúng
GV. Gọi 1 HS phân biệt các số 2 trong phương trình hoá học (chỉ số, hệ số)
GV. Theo tranh vẽ 2.5 SGK tr.48 và yêu cầu HS lập phương trình hoá học giữa hiđro và oxi theo các bước sau:
- Viết phương trình chữ
- Viết công thức của các chất có trong phản ứng
- Cân bằng
HS. Mg + O2 → MgO
HS. Bên trái có 2 nguyên tử oxi
 Bên phải có 1 nguyên tử oxi
HS. Mg + O2 → 2MgO
HS.
 Bên trái: 1 nguyên tử Mg
 Bên phải: 2 nguyên tử Mg
HS. 2Mg + O2 → 2MgO
HS. Phân biệt
-Chỉ số viết dưới chân kí hiệu hoá học
-Hệ số viết trước và ngang bằng với công thức hoá học
HS. Phương trình chữ:
Hiđro + oxi → nước
 H2 + O2 → H2O
 2H2 + O2 → 2H2O
Hoạt động 3
III. Các bước lập phương trình hoá học
GV. Qua 2 ví dụ trên các nhóm hãy thảo luận và cho biết các bước lập phương trình hóa học?
GV. Gọi các nhóm HS lên trình bày ý kiến của mình?
GV. Cho HS làm bài luyện tập 1 vào vở.
Bài tập 1:
Biết photpho khi cháy trong oxi thu được hợp chất điphotphopentaoxit.
Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng trên.
GV. Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc công thức của các chất tham gia và sản phẩm.
GV. Viết lên bảng 
GV. Gọi HS nêu cách cân bằng
- Thêm hệ số 2 trước P2O5
- Thêm hệ số 5 trước O2
- Thêm hệ số 4 trước P
GV. Yêu cầu HS làm bài luyện tập 2
Bài tập 2:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
 to
a. Fe + Cl2 → FeCl3
 to,xt
b. SO2 + O2 → SO3
c. Na2SO4 + BaCl2 → NaCl + BaSO4
d. Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
Lập sơ đồ các phản ứng trên
GV. Hướng dẫn HS cân bằng với nhóm nguyên tử.
GV. Gọi HS lên chữa bài và chấm bài của một số HS.
GV. Gọi HS khác nhận xét
HS. Thảo luận trong 3 phút
HS. Các bước lập phương trình hóa học:
Bước1: Viết sơ đồ phản ứng
Bước2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố 
Bước3: Viết phương trình hóa học
HS. Làm bài tập vào vở.
HS. P + O2 → P2O5
 P + O2 → 2P2O5
 P + 5O2 → 2P2O5
 4P + 5O2 → 2P2O5
HS. Làm bài tập vào vở
HS. to
a. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
b. 2SO2 + O2 → 2SO3
c. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + NaCl2
d. Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
Hoạt động 4
VI.Luyện tập và củng cố (8phút)
GV.Tổ chức cho HS chơi trò chơi. Chia lớp làm 5 nhóm
Bài tập 3:
Cho các công thức và các hệ số sau:
Al2O3, AlCl3, O2, AlS3, Al2(SO4)3.
Hệ số: 2, 3, 4, 5, 0
Hãy chọn hệ số và công thức thích hợp để hoàn thành các sơ đồ sau:
 to 
Al + 3Cl2 → ...
Al + ... → Al2O3
 to
2Al(OH)3 → ... + H2O
GV. Cho HS hoạt động nhóm 5 phút
GV. Tổng kết phần đã làm được của các nhóm và chấm điểm.
GV. Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài 
? Em hãy nêu các bước lập phương trình hoá học?
HS. Hoạt động nhóm hoàn thành bài toán.
HS. Hoạt động nhóm hoàn thành bài như sau:
 to
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
 to
4Al + 3O2 → 2Al2O3
 to
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O3
HS. Trả lời
Hoạt động 5
V. Bài tập về nhà(2phút)
Bài tập SGK tr.56,57: 2,3,4,5,7.
Bài tập SBT: 16.2, 16.3, 16.4 (tr19)
Bài tập nâng cao
Bài tập 1:
Cho các sơ đồ phản ứng:
NxOy + Cu → CuO + N2
CO + Fe2O3 → Fe + CO2
C + H2O → CO + H2
Fe + Cl2 → FeCl3
Al + Fe2O3 → Fe + Al2O3
FexOy + H2 → Fe + H2O
Lập phương trình hoá học các phản ứng trên.
Bài tập 2:
Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau:
Photpho + khí oxi → photpho(V) oxit
Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + nước
Canxi + Oxit photphoric (H3PO4) → Canxiphotphat + Hiđro
Canxicacbonat + axitclohiđric → Canxiclorua + nước + khí cacbonic.
Ngày soạn: Ngày ..... Tháng.....Năm
Tuần.......Tiết........
Bài 16: PHƯỜNG TRÌNH HOÁ HỌC
A. Mục tiêu
HS nắm được ý nghĩa của phương trình hoá học 
Biết cách xác định tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học 
B. Chuẩn bị của GV và HS
Bảng phụ, bảng nhóm.
C. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
I. Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà(15phút)
GV. Kiểm tra lí thuyết 1 HS 
? Nêu các bước lập phương trình hoá học ?
GV. Gọi 2 HS chữa bài tập 2,3 SGK tr. 54
GV . Gọi HS nhận xét và cho điểm.
HS. Trả lời
HS. Làm bài tập 2
a. 4Na + O2 → 2Na2O
b. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
HS. Làm bài tập 3
a. 2HgO → 2Hg + O2
b. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Hoạt động 2
II. Ý nghĩa của phương trình hoá học(15phút)
GV. Đặt vấn đề
Tiết trước chúng ta đã học cách lập phương trình hoá học. Vậy nhìn vào phương trình hoá học, chúng ta biết được những điều gì?
GV. Yêu cầu HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi trên và lấy ví dụ minh hoạ.
GV. Các em hiểu tỉ lệ trên như thế nào?
GV. Em hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng ở bài tập 2 và 3(lưu ở góc bảng)
GV. Yêu cầu HS làm bài tập vào vở và gọi HS lên hoàn thành tiết lên góc bảng.
HS. Hoạt động nhóm
-Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
VD: 
2H2 + O2 → 2H2O
Số phân tử H2: số phân tử O2: số phân tử H2O = 2 : 1 : 2
HS.tỷ lệ đó nghĩa là cứ 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử H2O
HS.Làm bài tập vào vở 
HS.Làm tiếp bài tập 2 
4Na + O2 = 2Na2O 
tỉ lệ 
Số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O 
= 4 : 1 : 2 
Nghĩa là 
cứ 4 nguyên tử Na phản ứng với 1 phân tử Oxi tạo ra 2 phân tử Na2O 
b. P2O5 + 3 H20 = 3H3PO4 Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 
= 1 : 3 : 2 
Nghĩa là cứ 1 phân tử P2O5 phản ứng với 3 phân tử H2O tạo ra 2 phân tử H3PO4
HS.Làm tiếp bài tập 3 
2 HgO = 2Hg + O2 
số phân tử HgO : số phân tử Hg : số phân tử O2 
= 2 : 2 : 1
Nghĩa là cứ 2 phân tử HgO phân huỷ tạo ra 2 nguyên tử Hg và 2 phân tử O2 
b. 2 Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O 
tỉ lệ 
Số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3 
Nghĩa là Cứ 2 phân tử Fe(OH)3 bị nhiệt độ phân huỷ tạo ra 1 phân tử Fe2O3 và 3 phân tử H2O
Hoạt động 3
III. Luyện tập và củng cố(13phút)
GV. Đưa đề luyện tập ra và yêu cầu học sinh hoàn thành 
Bài tập 1: 
a. Đốt bột nhôm trong không khí thu được nhôm ôxit 
b. Cho sắt tác dụng với clo tạo ra hợp chất sắt II clorua 
c.Khí mêtan cháy trong không khí tạo ra khí cacbonđioxit và nước 
GV.Hướng dẫn học sinh để định hướng làm bài tập bằng hệ thống câu hỏi 
? Nhắc lại các bước lập phương trình hóa học 
?Nêu các bước lập công thức hóa học dựa vào hoá trị ?
GV.Yêu cầu học sinh lập CTHH của các hợp chất có trong phương trình hoá học 
HS.làm bài tập 
Nhôm oxit Al2O3
Sắt III clorua FeCl3 
a.phương trình 
 4Al + 3O2 = 2Al2O3 
tỉ lệ 
số nguyên tử Al : Số phân tử O2 : số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2 
b. 2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3
tỉ lệ 
số nguyên tử Fe : Số phân tử Cl2 : số phân tử FeCl3 = 2 : 3 : 2 
c. CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O 
Số phân

File đính kèm:

  • docHoa 8(30).doc
Giáo án liên quan