Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 7 – Nguyên tố hóa học (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu được “nguyên tử khối của nguyên tử tính bằng đvC”
- Biết được mỗi đơn vị Cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon.
- Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.
- Biết sử dụng bảng 1 (SGK/42) để:
+ Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố.
+ Biết nguyên tử khối, hoặc biết số Proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng viết kí hiệu hóa học.
- Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng 1 – SGK/42.
- Phiếu học tập
- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
HS1: Định nghĩa nguyên tố hóa học. Viết kí hiệu hóa học của 10 nguyên tố hóa học mà em biết.
HS2: Chữa bài tập 3 (SGK/20).
HS3: Làm bài tập mà GV chiếu lên màn hình.
Em hãy điền tên, Kí hiệu hoá học và các số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:
Ngày soạn 28/08/2009 Ngày giảng 29/08/2009 Tiết 7 Nguyên tố hóa học (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS hiểu được “nguyên tử khối của nguyên tử tính bằng đvC” - Biết được mỗi đơn vị Cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon. - Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối sẽ xác định được đó là nguyên tố nào. - Biết sử dụng bảng 1 (SGK/42) để: + Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố. + Biết nguyên tử khối, hoặc biết số Proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng viết kí hiệu hóa học. - Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố. 3. Thái độ Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Bảng 1 – SGK/42. Phiếu học tập Bảng nhóm III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ HS1: Định nghĩa nguyên tố hóa học. Viết kí hiệu hóa học của 10 nguyên tố hóa học mà em biết. HS2: Chữa bài tập 3 (SGK/20). HS3: Làm bài tập mà GV chiếu lên màn hình. Em hãy điền tên, Kí hiệu hoá học và các số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau: Tên nguyên tố Kí hiệu hoá học Tổng số hạt trong nguyên tử Số p Số e Số n 34 12 15 16 18 6 16 16 GV gọi HS khác nhận xét bài làm của các bạn. 2. Bài mới * Giới thiệu bài Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng gv Nêu vấn đề: Khối lượng thực của một nguyên tử rất nhỏ ví dụ : mC = 1,9926. 10-23 g.Số này quá nhỏ không tiện dùng.Vậy người ta tính m của nguyên tử ntn? Tiết 7 Nguyên tố hóa học (tiếp theo) * Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử khối. - Mục tiêu: - Tiến hành: Hoạt động gv – hs Nội dung ghi bảng II. Nguyển tử khối. Gv Thuyết trình: nguyên tử có khối lượng vô cùng bé như vậy, nếu tính bằng gam thì quá quá nhỏ, không tiện sử sử dụng và thực tế cũng không thể cân đo được kể cả hàng triệu triệu nguyên tử. Vì vậy người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon. Viết tắt là đvC. Hs Ghi một số VD Ví dụ: - Khối lượng của một nguyên tử Hidro bằng 1đvC (Quy ước viết là: H = 1đvC). - Khối lượng của 1 nguyên tử Cacbon là: C = 12 đvC. - Khối lượng của 1 nguyên tử Oxi là: O = 16 đvC. Gv Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng, nhẹ giữa các nguyên tử. (?) Vậy trong các nguyên tử trên, nguyên tử nào nhẹ nhất? Hs Nguyên tử Hidro là nguyên tử nhẹ nhất. (?) Nguyên tử Cacbon, nguyên tử Oxi nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hidro? Hs Nguyên tử Cacbon nặng gấp 12 lần nguyên tử Hidro. Nguyên tử Oxi nặng gấp 16 lần nguyên tử Hidro. Gv Thuyết trình: Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. à Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối. (?) Vậy nguyên tử khối là gì? Hs Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC. Gv Hướng dẫn HS tra bảng 1 (SGK/42) để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Gv Thông báo: Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tử nào. gV Yêu cầu HS là bài tập 1. (GV chiếu bài tập 1 lên màn hình) Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần khối lượng của nguyên tử Hidro. Em hãy tra bảng 1 và cho biết: a/ R là nguyên tố nào? b/ Số p và số 3 trong nguyên tử. Bài tập 1: Gv Hướng dẫn HS làm bài tập bằng hệ thống các câu hỏi sau: (?) Muốn xác định được R là nguyên tố nào, ta phải biết được điều gì về nguyên tố R? Hs Ta phải biết được số p hoặc e hoặc nguyên tử khối của R. (?) Với dữ kiện trên của đầu bài, ta có thể xác định được số p trong nguyên tố R không? Hs Không, ta chỉ xác định được nguyên tử khối dựa vào dữ kiện của đầu bài. Gv Gọi 1 HS lên bảng tìm khối lượng nguyên tử của R. Hs Nguyên tử khối của R là: R = 14 x 1 = 14 đvC (?) Em hãy tra bảng 1 và cho biết tên nguyên tố, kí hiệu của nguyên tố R? Số p và số e? Hs a/ R là Nitơ, kí hiệu: N b/ Số p = e = 7 Gv Yêu cầu HS làm bài tập 2 (GV chiếu bài tập 2 lên màn hình). Bài tập 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 16 Proton trong hạt nhận. Em hãy xem bảng 1 và trả lời các câu hỏi sau: a/ Tên và kí hiệu của X? b/ Số e trong nguyên tử của nguyên tố X? c/ Nguyên tử X nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hidro, nguyên tử Oxi? Bài tập 2: Gv Hướng dẫn HS làm bài tập bằng hệ thống các câu hỏi sau: (?) Em hãy tra bảng 1 và cho biết X là nguyên tố nào? Hs X là lưu huỳnh. - X là lưu huỳnh (Kí hiệu: S) (?) Số e trong nguyên tử S? Nguyên tử khối của S là bao nhiêu? Hs - Nguyên tử S có 16e - S = 32 đvC (?) So sánh nguyên tử khối của S với O và H? Hs - Nguyên tử lưu huỳnh nặng gấp 32 lần so với nguyên tử Hidro và nặng gấp 32:16 = 2 lần so với nguyên tử Oxi. * Hoạt động 2: Luyện tập - Củng cố. 3. Hướng dẫn về nhà Học bài, làm bài tập 4, 5, 6, 7, 8 (SGK/20).
File đính kèm:
- H8 - Tiet 07 - Nguyen to hoa hoc (tiep).doc