Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 56: Axit – bazơ – muối

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS nắm được khái niệm, công thức, biết phân loại và gọi tên các axit, bazơ:

 + Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

 + Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit ( -OH ).

2. Kĩ năng:

 -Rèn luyện, củng cố cho HS cách viết công thức hoá học của các axit, bazơ khi biết tên gọi và ngược lại khi biết công thức hoá học của axit, bazơ các em biết gọi tên các hợp chất đó.

 - Củng cố kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.

3. Thái độ:

 - HS có thái độ tích cực, hăng say, nghiêm túc trong quá trình học.

 - HS có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: giáo án, bảng phụ.

 - Học sinh: đọc lại bài oxit, nghiên cứu trước nội dung bài mới.

III. Phương pháp giảng dạy:

- Đàm thoại nêu vấn đề.

- Thực hành thí nghiệm, quan sát

 

doc12 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 9232 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 56: Axit – bazơ – muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56. Axit – bazơ – muối.
 Ngày soạn : 17/03/2010
 Ngày giảng: 20/03/2010
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- HS nắm được khái niệm, công thức, biết phân loại và gọi tên các axit, bazơ:
	+ Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
	+ Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit ( -OH ).
2. Kĩ năng:
	-Rèn luyện, củng cố cho HS cách viết công thức hoá học của các axit, bazơ khi biết tên gọi và ngược lại khi biết công thức hoá học của axit, bazơ các em biết gọi tên các hợp chất đó.
	- Củng cố kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
3. Thái độ:
	- HS có thái độ tích cực, hăng say, nghiêm túc trong quá trình học.
	- HS có lòng say mê, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: giáo án, bảng phụ.
	- Học sinh: đọc lại bài oxit, nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. Phương pháp giảng dạy:
Đàm thoại nêu vấn đề.
Thực hành thí nghiệm, quan sát
IV. Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp.(1phút)
2.Kiểm tra bài cũ.(5 phút)
Giáo viên treo bảng phụ:
Hoàn thành phản ứng:
SO3	+	H2O	à	H2SO4
	axit
2Na	+	2H2O	à	2 NaOH + H2 ↑
	bazơ
CaO	+	2H2O	à	Ca(OH2)
	bazơ
Zn	+	2HCl	à	ZnCl2 + H2 ↑
	Muối
*Phản ứng nào tạo ra axit?	 (1)
*Phản ứng nào tạo ra bazơ?	 (2), (3)
*Đâu là hợp chất axit?
*Đâu là hợp chất bazơ?
*Phân loại?	 SO3, CaO (oxit);	Na, Ca, Zn: Kim loại.
Đặt vấn đề:
 Trong các hợp chất này, kim loại và oxit là loại hợp chất ta đã được học. Vậy còn axit, bazơ, muối là những hợp chất như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
3. Bài mới
	 Bài 37. Axit – bazơ – muối.
Bài này có 2 tiết ,tiết 1 chúng ta nghiên cứu về axit và bazơ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: phát phiếu học tập, treo bảng phụ.
 Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
-HS làm vào phiếu học tập.
-1 HS trả lời.
-Đều có nguyên tử H và gốc axit.
HS trả lời:
-Một gốc axit
-Một hay nhiều.
-HS lắng nghe
- HS trả lời
-phản ứng thế
-1HS đọc kết luận 
 HS trả lời.
HxA
H: Kí hiệu của nguyên tố Hiđro.
A: Gốc axit.
x: Số nguyên tử H.
- Bằng nhau.
-HS làm vào phiếu học tập.
-1 HS trả lời.
-Giống: đều có nguyên tử H, gốc axit.
-Khác: nhóm 1 không có ôxi,
nhóm 2 có ôxi.
-dựavào phần phân tử axit được chia làm 2 loại.
-1 HS trả lời.
-1 HS đọc to tên gọi của các axit
-HS khác lắng nghe
- axit không có ôxi tên gọi có đuôi “hiđric”
- axit có oxi tên gọi có đuôi “ic”, và đuôi “ơ”
Gốc axit có đuôi “ua”.
Gốc axit có đuôi “at”.
Gốc axit có đuôi “it”.
-HS lắng nghe
-1 HS lên bảng
-HS khác làm vào phiếu học tập
-Có 1 nguyên tử kim loại
-1 hay nhiều nhóm -OH
-1 HS trả lời.
-HS đọc kết luận
-1 HS trả lời
M(OH)y
-Bằng nhau
-1 HS trả lời.
-Trong 2cách đọc cuối có thêm hóa trị của sắt
-Với KL có nhiều hóa trị khi đọc tên phải đọc cùng hóa trị
-HS nghe và ghi chép
- Rắn, màu trắng
-NaOH tan dần, tạo dung dịch trong suốt
NaOH+ CuSO4→
Cu(OH)2+Na2SO4
-Phân 2 lớp.
-HS trả lời
I.Axit.(15 phút)
1. Khái niệm.
*Nhận xét:
-phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
- nguyên tử H trong nguyên tử axit có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
* Kết luận (SGK)
2. Công thức tổng quát:
HxA
H: Kí hiệu của nguyên tố Hiđro.
A: Gốc axit
x: Số nguyên tử H 
 = hóa trị gốc axit.
.
3. Phân loại(2loại):
- axit không có ôxi:
HCl, H2 S, 
HF, HI
- axit có ôxi:
H2 SO3, 
H2SO4,
H3PO4...
4. Tên gọi
- axit không có oxi:
Tên= tên axit+tên phi kim + “Hiđric”
- axit có oxi
+ axit có nhiều ng.tử oxi
Tên= tên axit+tên phi kim + “ic”
+ axit có ít nguyên tử oxi:
Tên= tên axit+tên phi kim + “ơ”
II. Bazơ(15 phút)
1. Khái niệm.
*Nhận xét:
Phân tử bazơ
-Có 1 nguyên tử kim loại
-1 hay nhiều nhóm (-OH)
-OH: nhóm hidroxit có hóa trị I.
*Kết luận: SGK
2. Công thức tổng quát:
M(OH)y
M: Kí hiệu của nguyên tố kim loại.
-OH: nhóm hidroxit.
y: Số nhóm hidroxit, = hóa trị của kim loại
3. Tên gọi
- Kim loại 1 hóa trị:
Tên bazơ=tên kim loại+ hiđroxit
- Kim loại nhiều hóa trị:
Tên bazơ=tên kim loại+ hóa trị của kim loại+ hiđroxit
4.phân loại (2loại)
a) Bazơ tan được trong nước: KOH, NaOH(Kiềm) 
b) Bazơ không tan được trong nước:
Mg(OH)2 ,Cu(OH)2
Thành phần phân tử axit
CTHH của 1 số axit
Số nguyên tử H
Gốc axit
-Cl
HCl
2H
H2 SO3
2H
H2 SO4
≡ PO4
H3 PO4
?Quan sát thành phần phân tử của các axit có đặc điểm gì chung?
-GV: phần còn lại người ta gọi là gốc axit. Để phân biệt hóa trị gốc axit người ta kí hiệu bằng dấu gạch ngang (-), mỗi gạch biểu thị 1 hóa trị.
*Số lượng của gốc axit là bao nhiêu?
*Số lượng của nguyên tử H?
→Tất cả những CTHH mà trong thành phân tử có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với chỉ 1 gốc axit người ta gọi chung là axit
* Vậy em hiểu axit là gì?
( Nhắc HS phải nói rõ)
axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
 Hoặc phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit
 Quay lại phần kiểm tra bài cũ em hãy phân loại phản ứng 4?
Vậy nguyên tử H có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
→ Kết luận:
Qua các định nghĩa bạn nào có thể viết được công thức tổng quát của axit?
Nhận xét mối quan hệ giữa số nguyên tử Hvà hóa trị gốc axit?
GV:trong phân tử axit hóa trị 
gốc axit bằng số nguyên tử H ( Đây là nội dung phần 2. CTTQ )
-Để củng cố khái niệm cô có gốc axit, bạn nào cho cô biết axit tương ứng?
Áp dụng
Thành phần phân tử axit
CTHH
Nhóm
Số H
Gốc axit
1H
-Cl
HCl
1
2H
= S
H2 S
2H
= SO3
H2 SO3
2
1H
-NO2
H NO2
2H
= SO4
H2 SO4
3H
= PO4
H3 PO4
Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau trong thành phần phân tử các axit của 2 nhóm này?
Vậy dựa vào thành phần phân tử axit được chia làm mấy loại?
? Trong tất cả các axit này em đã biết cách đọc tên của axit nào?
 Bây giờ cô giới thiệu tên của các axit còn lại.
( Mở bảng phụ phần tên gọi)
CTHH
Tên gọi
HCl
Axit clohiđric
H2 S
Axit sunfuhiđric
H2 SO3
Axit sunfurơ
H NO2
Axit nitơrơ
H2 SO4
Axit sunfuric
H3 PO4
Axit photphoric
Em nào có nhận xét về cách đọc tên của axit không có oxi và axit có oxi? Có điểm gì giống và khác nhau?
Để kiểm tra dự đoán của bạn Đ hay S → 4 Tên gọi
Giáo viên: dán mảng tên gọi vào phần bảng phụ.
CTHH
Tên gọi
Tên gốc axit
HCl
axit không có oxi:
Tên= tên axit+tên phi kim+Hiđric
Clorua
H2S
Sunfua
H2SO4
axit có oxi
axit có nhiều ng.tử oxi
Tên= tên axit+tên phi kim+ic
Sunfat
H3 PO4
Photphat
H2SO3
axit có ít nguyên tử oxi:
Tên= tên axit+tên phi kim+ơ
Sunfit
HNO2
Nitrit
Giáo viên: Giới thiệu tên của gốc axit
- Phần gốc axit chúng ta sẽ được học kĩ trong phần tên gọi của muối
Lời dẫn
Chúng ta vừa được tìm hiểu về axit, vậy còn hợp chất bazơ? Chúng ta cùng nghiên cứu tiếp ở phần II
Giáo viên treo bảng ( BT2 phiếu học tập)
-Yêu cầu 1HS lên bảng
Thành phần phân tử bazơ
CTHH một số bazơ
Số nguyên tử kim loại
Số nhóm
(-OH)
1
1
NaOH
1
2
Ca(OH)2
1
2
Fe(OH)2
1
3
Fe(OH)3
Nhận xét thành phần phân tử bazơ?
Tất cả các CTHH mà trong thành phần phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hidroxit người ta gọi chung là bazơ. Vậy em hiểu bazơ là gì?
→ Kết luận: SGK
Qua phần định nghĩa bạn nào có thể viết được CTTQ của bazơ?
(ghi vào bảng phụ phía dưới)
? Yêu cầu HS xác định hóa trị của KL
nhận xét mối quan hệ giữa chỉ số nhóm hidroxit và hóa trị của nguyên tố kim loại.
→ hóa trị của nguyên tố kim loại bằng chỉ số nhóm hidroxit.
GV: Trong tất cả các bazơ này em đã biết cách đọc tên của bazơ nào?
Bây giờ cô giới thiệu tên của các bazơ còn lại. (mở tiếp bảng phụ gọi tên bazơ)
CTHH 
Tên gọi
NaOH
Naxitri hiđroxit
Ca(OH)2
Canxi hiđroxit
Fe(OH)2
Sắt(II) hiđroxit
Fe(OH)3
Sắt(III) hiđroxit
- Quan sát kĩ cách đọc có gì đặc biệt?
- Vậy cách gọi tên bazơ như thế nào?
→3. Tên gọi ( Giáo viên giới thiệu và dánbảng phụ)
NaOH
Kim loại 1 hóa trị:
Tên bazơ=tên kim loại+ hiđroxit
Ca(OH)2
Fe(OH)2
Kim loại nhiều hóa trị:
Tên bazơ=tên kim loại+ hóa trị của kim loại+ hiđroxit
Fe(OH)3
Áp dụng: Đọc tên các bazơ sau:
KOH, Cu(OH)2 , Al(OH)3 , Mg(OH)2
? Để xét khả năng tan của các bazơ,cả lớp cùng quan sát cô làm TN
B1 Lấy ống nghiệm cho 1 ít NaOH
? Trạng thái ban đầu?.
-Bây giờ em quan sát cô làm thí nghiệm hòa tan bazơ vào trong nước. nhận xét khả năng tan của bazơ?
→Những bazơ có khả năng tan trong nưóc như vậy người ta gọi là bazơ tan hay còn gọi là kiềm.
B2: nhỏ tiếp vài giọt CuSO4 vào ống nghiệm( để đ/c Cu(OH)2)
-Cho tiếp 1 ít nước. Hiện tượng?
→Những bazơ như thế này là bazơ ko tan
-Vậy cô thông báo có 4 bazơ tan:
Đó là bazơ của 4 kim loại đầu trong dãy hoạt động hóa học: K, Na, Ba, Ca.
Bazơ của các kim loại còn lại là bazơ không tan.
? yêu cầu 1HS nhắc lại phân loại bazơ dựa vào tính tan.Lấy ví dụ?
	Luyện tập củng cố(7 phút)
Kiểm tra xem các em nắm bài thế nào → BT củng cố.
Chia lớp thành 2 nhóm.
Nhóm 1
Nhóm 2
Gốc axit
axit
Kim loại
bazơ
-NO3
Cu (II)
H2SO3
Fe(OH)2
- HSO4
K
= CO3
Fe (III)
H3PO4
Ba(OH)2
Hướng dẫn về nhà:(2 phút)
? Qua bài hôm nay chúng ta cần nắm vững được kiến thức nào?
Khái niệm, CTHH, cách gọi tên axit, bazơ, phân loại.
BT: 1 → 5(SGK tr 130)
Nghiên cứu trước phần muối.

File đính kèm:

  • docaiit bazo t1.doc