Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tiết 53 – Bài 37: Axit – Bazo – Muối

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Cách phân loại axit, bazơ theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.

 - Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit ( các nguyên tố H có thể thay thế bằng kim loại ).

 - Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.

 2. Kỹ năng:

 - Phân loại được axit, bazo theo công thức hóa học cụ thể.

 - Viết được CTHH của một số axit, bazo khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit.

 - Đọc được tên một số axit, bazo theo CTHH cụ thể và ngược lại.

 - Phân biệt được một số dung dịch axit, bazo cụ thể bằng giấy quì tím.

B. CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tiết 53 – Bài 37: Axit – Bazo – Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Bơng Sao A	Ngày soạn:..
Giáo sinh: Đỡ Thị Ánh Tuyết	Ngày day:
GVHD: Lê Tâm Nguyên
Tiết 53 – Bài 37: AXIT – BAZO – MUỚI
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Cách phân loại axit, bazơ theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.
 - Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit ( các nguyên tố H có thể thay thế bằng kim loại ).
 - Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.
 2. Kỹ năng:
 - Phân loại được axit, bazo theo cơng thức hĩa học cụ thể.
 - Viết được CTHH của một số axit, bazo khi biết hĩa trị của kim loại và gốc axit.
 - Đọc được tên một số axit, bazo theo CTHH cụ thể và ngược lại.
 - Phân biệt được một số dung dịch axit, bazo cụ thể bằng giấy quì tím.
B. CHUẨN BỊ: 
 - Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu tính chất hoá học của nước, viết phương trình phản ứng minh hoạ?
à Nhận xét à chấm điểm.
- Trả lời.
- Viết 3 phương trình phản ứng.
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit (15’)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nợi dung
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về một số axit đã biết.
- Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các axit trên?
Phần cịn lại trong phân tử axit: -Cl, =SO4, -NO3, người ta gọi là gốc axit.
- Vậy một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit thì được gọi là phân tử axit.
à Khái niệm axit là gì?
GV: Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
- Nếu gốc axit là A với hoá trị là n à em hãy rút ra công thức chung của axit?
- Dựa vào thành phần phân tử có thể chia axit thành 2 loại:
 + Axit không có oxi.
 + Axit có oxi.
à Hãy lấy ví dụ minh họa?
- Tương ứng với hai loại axit trên ta sẽ có hai cách gọi tên.
 - Yêu cầu HS đọc tên các axit: HBr, HCl.
 - Gạch chân những từ giớng nhau của hai tên gọi hai axit trên và cho biết clo và brom là tên của phi kim.
à HS dự đoán cách gọi tên của axit khơng có oxi à GV nhận xét và bở sung.
Þ Cách gọi tên chung?
- Yêu cầu HS đọc tên các axit: H2SO4, H3PO4.
- Gạch chân những từ giớng nhau của hai tên gọi hai axit trên à HS dự đoán cách gọi tên của axit có oxi à GV nhận xét và bở sung.
Þ Cách gọi tên chung của axit có nhiều nguyên tử oxi?
- Yêu cầu HS đọc tên axit: H2SO3, gạch chân những từ quan trọngà HS dự đoán cách đọc tên của axit có ít nguyên tử oxià GV nhận xét và bở sung.
Þ Cách gọi tên chung của axit có ít nguyên tử oxi?
Bài tập 1: Viết công thức hoá học của các axit sau:
- Axit sunfuhidric.
- Axit cacbonic.
- Axit photphoric.
- HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4 
- Các phân tử axit trên đều có nguyên tử H. 
à Phân tử axit gồm mợt hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
 - Công thức chung của axit: HnA
 + Axit không có oxi: HCl, H2S
 + Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H3PO4 
- Axit bromhidric, axit clohidric. 
- Tên axit: axit+ tên PK + hidric
 H2SO4: axit sunfuric
H3PO4: axit photphoric
- Tên axit: axit + tên PK +ic
- H2SO3: axit sunfurơ
- Tên axit: Axit + tên PK + ơ
- H2S
 - H2CO3
- H3PO4
I. Axit:
 1. Khái niệm:
- Phân tử axit gồm mợt hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
- Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
 2. Công thức chung axit:
HnA
Trong đó A là gớc axit, n là hóa trị của A.
3. Phân loại:
 + Axit không có oxi: HCl, H2S
 + Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H3PO4 
4. Tên gọi:
a. Axit khơng có oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + hidric
VD: HCl: axit clohidric
 HBr: axit bromhidric
Gớc axit: - Cl: clorua
 - Br: bromua
 b. Axit có oxi:
 + Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4: axit sunfuric
 H3PO4: axit photphoric
Gớc axit: =SO4: sunfat
 : photphat
 + Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit: Axit + tên PK + ơ
VD: H2SO3: axit sunfurơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu bazơ
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Nợi dung
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về bazơ.
- Em hãy nhận xét về thành phần phân tử của các bazơ trên?
- Mợt nguyên tử kim loại liên kết với mợt hay nhiều nhóm hidroxit gọi là bazo à Vậy bazo là gì?
- Vì sao trong thành phần của mỗi phân tử bazơ đều chỉ có một nguyên tử kim loại?
- Số nhóm - OH trong phân tử của mỗi bazơ được xác định như thế nào?
- Gọi kim loại trong bazơ là M với n hoá trị của kim loại hãy viết công thức chung của bazo?
- Yêu cầu HS đọc tên các bazo: NaOH, Ca(OH)2
- Gạch chân những từ giớng nhau của hai tên gọi hai bazo trên à HS dự đoán cách gọi tên của bazo à GV nhận xét và bở sung.
Þ Cách gọi tên chung?
- Hướng dẫn HS cách đọc tên hai hidroxit của sắt
Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit
Từ hai cách đọc tên trên em hãy rút ra cách đọc tên của bazo mà kim loại cĩ nhiều hĩa trị.
- Ở bài tính chất hĩa học của nước các em đã biết những kim loại tan được trong nước, vậy những hidroxit tương ứng của nĩ cũng tan trong nước. Từ đĩ cĩ mấy loại bazơ? 
 + Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
Vd: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
 + Bazơ không tan trong nước.
Vd: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3.
- NaOH, Ca(OH)2
- Có một nguyên tử kim loại.
 Một hay nhiều nhóm OH (hidroxit).
- Vì nhóm - OH luôn có hoá trị I.
- Số nhóm - OH được xác định bằng hoá trị của kim loại.
VD: Al có hóa trị III à có 3 nhóm OH liên kết với nhơm.
Al(OH)3
- M(OH)n
- Natri hiđroxit: NaOH
 Canxi hidroxit: Ca(OH)2
Þ Tên bazo: Tên KL + hidroxit.
Tên bazơ : Tên kim loại (kèm hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + hidroxit.
- Có hai loại bazơ.
 + Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
 + Bazơ không tan trong nước.
II. Bazơ
Khái niệm:
 Phân tử bazo gờm có mợt nguyên tử kim loại liên kết với mợt hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
2. Công thức hoá học:
 M(OH)n
Trong đó: M là kim loại, n là hóa trị của kim loại.
 3. Tên bazơ:
Tên bazo: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + hidroxit
VD: Ca(OH)2: canxi hidroxit
 Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit
4. Phân loại:
- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
Vd: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
 - Bazơ không tan trong nước.
Vd: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3.
4. Luyện tập – củng cố:
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 5 SGK/130. 
- Sửa bài và chấm điểm.
Bài tập 1:
 HCl axit clohidric
 H2SO3 : axit sunfurơ	
 H3PO4 : axit photphoric
 H2SO4 : axit sunfuric	
 H2S :axit sunfuhidric
 H2CO3: axit cacbonic
 HNO3 :axit nitric
Bài tập 5: 
CaO, MgO, ZnO, FeO
.
5. Dặn dò:
- Học bài phần I, II
- Làm bài tập : 1, 3, 4, 6a,b SGK/130
- Xem trước phần III muối
D. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docaxit - bazo - muoi.doc