Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 48 - Bài 31: Tính Chất Ứng Dụng Của Hiđro (tiếp)

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng oxit kim loại. các phản ứng này đều toả nhiệt.

- HS biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt.

2. Kỹ năng

- Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO. Biết viết phương trình phản ứng của hiđro với oxit kim loại.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. Rút ra tính chất hoá học của hiđro, ứng dụng của hiđro.

- Tính được thể tích khí hiđro(đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm của phản ứng.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giáo viên

ã Ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng hai đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, Zn, dung dịch HCl, CuO. bật lửa, giấy lọc, Cu, khay nhựa, khăn bông (đủ cho 7 nhóm).

ã Phiếu học tập cho cả lớp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 48 - Bài 31: Tính Chất Ứng Dụng Của Hiđro (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48: Bài 31: Tính chất ứng dụng của hiđro (Tiếp)
Mục tiêu
Kiến thức
Biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng oxit kim loại. các phản ứng này đều toả nhiệt.
HS biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt.
Kỹ năng
Biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO. Biết viết phương trình phản ứng của hiđro với oxit kim loại.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. Rút ra tính chất hoá học của hiđro, ứng dụng của hiđro.
Tính được thể tích khí hiđro(đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm của phản ứng.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên 
ống nghiệm có nhánh, ống dẫn bằng cao su, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng hai đầu, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, Zn, dung dịch HCl, CuO. bật lửa, giấy lọc, Cu, khay nhựa, khăn bông (đủ cho 7 nhóm).
Phiếu học tập cho cả lớp.
C. Hoạt động dạy - Học
Hoạt động của học sinh + ghi bảng
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ, ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số của học sinh
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài của học sinh
- Giống nhau: Không mầu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước.
- Khác nhau: nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng.
- Để đảm bảo độ chính xác cao trong thí nghiệm.
- Ta thu khí vào ống nghiệm và đốt khí H2. Nếu tiếng nổ nhỏ là khí H2 đã tinh khiết. Nếu tiếng nổ to là khí H2 chưa tinh khiết. 
? So sánh tính chất vật lí của oxi và hiđro 
? Tại sao khi làm thí nghiệm ta cần kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro? nêu cách kiểm tra độ tinh khiết của hiđro?
Giáo viên chốt kiến thức và giới thiệu thêm.
? Hôm trước chúng ta đã học về tính chất vật lí của H2, và phản ứng hhoá học của H2 và O2 vậy H2 còn có tính chất hoá học nào khác và những ứng dụng gì trong cuộc sống và sản xuất. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ.
Tính chất, ứng dụng của hiđro(Tiếp)
Hoạt đông 2.
 Tác dụng của hiđro với đồng (II) oxit
Tính chất vật lí
Tính chất hoá học
Tác dụng với oxi.
Tác dụng với đồng oxit
 a. Thí nghiệm 
CuO có mầu đen.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm 
HS: Làm thí nghiệm xong.
HS: Khi chưa nung nóng thì đồng oxit vẫn có mầu đen. Chứng tỏ chưa có phản ứng hoá học xảy ra.
b. Nhận xét .
 - Xuất hiện chất rắn mầu đỏ 
 - Xuất hiện những giọt nước.
HS: có cùng mầu sắc với Cu.
HS: Chất rắn đó là Cu.
HS: Trước phản ứng có: CuO, H2.
 Sau phản ứng có: Cu, H2O
(Học sinh viết phương trình hoá học vào vở)
 H2 + CuO Cu + H2O
 (không mầu) (đen) (đỏ) (không mầu)
HS: Trong phản ứng trên H2 đã chiếm oxi trong hợp chất của CuO.
HS: Thảo luận làm bài tập theo nhóm
HS: Nhận xét bài làm nhóm bạn và bổ sung (nếu cần)
HS: Rút ra kết luận.
Kết luận.(SGK)
ở nhiệt độ thích hợp, khí H2 không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hidro có tính khử. Các phản ứng này đều toả nhiệt.
Giáo viên phân nhóm hoạt động học tập. 
Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình thí nghiệm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lắp dụng cụ thí nghiệm.
GV: Tiết trước các em đã biết để thu được khí H2 ta cần cho Zn tác dụng với HCl. để có dòng H2 tinh khiết ta cho khí sinh ra thoát khỏi ống thuỷ tinh một thời gian ngắn khoảng gần 1 phút. 
GV: Mầu sắc của CuO
GV: Hướng dẫn nhóm làm thí nghiệm. 
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
GV: Khi chưa có nhiệt độ thì có hiện tượng gì xảy ra đối với chất rắn về mầu sắc. Qua đó chứng tỏ điều gì?
GV: Khi ta nung nóng thì có hiện tượng gì xảy ra ?
GV: Khi xảy ra phản ứng thì nhiệt độ của hỗn hợp khoảng 400oC
GV: So sánh mầu sắc của chất rắn thu được với mầu sắc của Cu.
GV: Chất rắn đó là chất gì? 
GV: Trước và sau khi phản ứng hoá học xảy ra xong thì có những chất nào? 
GV: Viết phương trình hoá học minh hoạ
GV: Vai trò của H2 trong phản ứng 
GV: Trong phảnn ứng trên H2 đã chiếm oxi trong hợp chất của CuO. Do đó H2 có tính khử. 
GV: Bật máy chiếu 
GV: Cho học sinh làm bài tập theo nhóm. 
Viết phương trình phản ứng hoá học khí H2 khử các oxit sau:
Sắt (III) oxit
Thuỷ ngân (II) oxit
Chì (II) oxit.
GV: Đưa đáp án chẩn.
GV. H2 đã chiếm nguyên tử oxi của một số oxit kim loại, tiết trước các em cũng đã biết H2 cũng tấc dụng với đơn chất khí oxi. Vậy từ đó các em có thể rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của H2.
GV:Bật máy chiếu phần kết luận.
Chúng ta vừa học xong tính chất của Hiđro vậy Hiđro có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.
Hoạt động 3. 
Tìm hiểu ứng dụng của hiđro
III. ứng dụng
HS: Trả lời và 1 -2 em nhận xét .
- Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, dùng làm nhiên liệu cho động cơ ôtô thay cho xăng, dùng trong đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại
- Làm nhiên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ khác.
- Dùng làm chất khử để điều chế một số oxit kim loại từ oxit của chúng.
- Dùng bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.
Gv: Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hoá học của H2 các em cho biết khí H2 có những ứng dụng gi? vì sao? 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.3 và bổ sung thêm những ứng dụng của khí H2. 
GV: Qua hai tiết học các em cần nhớ được điều gì?
GV: Bật máy chiếu phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: 
Vận dụng – củng cố
HS: đáp án b đúng 
HS: Đáp án b,d,e đúng..
HS: PTHH
CuO + H2Cu + H2O
Ta có: nCuO= = 0,6 (mol)
a. Theo PTHH
nCu = 0,6(mol)
mCu = 0,6.64 = 38,4(g)
b. Theo PTHH
nH = 0,6(mol)
VH(đktc) = 0,6.22,4 = 13,44(l)
Bài tập 1. Chọn phương trình hoá học em cho là đúng. Giải thích 
2H + Ag2O 2Ag + H2O
H2 + Ag2O 2Ag + H2O
H2 + AgO Ag + H2O
H2 + Ag2O 2Ag + H2O
Bài tập 2: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Hiđro có tỷ lệ khối lượng lớn trong khí quyển
Hiđro là khí nhẹ nhất trong các khí
Hiđro sinh ra do thực vật bị phân huỷ
Đại bộ phận khí hiđro tồn tại trong thiên nhiên dạng hợp chất.
Khí hiđro có thể kết hợp với các chất khác để thành hợp chất.
Bài tập 3. Khử 48g đồng (II) oxit bằng khí H2 hãy:
Tính số gam đồng kim loại thu được 
Tính thể tích khí H2cần dùng ở đktc
(cho Cu = 64, O = 16)
GV: Hướng dẫn về nhà 
- Học bài
- Làm bài tập 1,3,5,6(SGK trang 109)
- Làm bài tập 31.1 – 31.8 (SBT trang 38 + 39)
- GV hướng dẫn thêm học sinh bài tập 6

File đính kèm:

  • doctiet 48 tc ung dung hidro.doc