Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tiết 36: Ôn Tập Học Kỳ I (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức, khái niệm cơ bản ở học kỳ I

- Biết được cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử

- Ôn lại cách lập công thức hóa học dựa vào hóa trị, tính hóa trị của 1 nguyên tố dựa vào hợp chất và cách lập phương trình hóa học.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện các kỹ năng:

+ Tính hóa trị của một số nguyên tố trong hợp chất khi biết hóa trị của nguyên tố kia có trong hợp chất.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu môn học.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của GV:

 - Bảng phụ, bảng nhóm, giấy trong bút dạ.

2. Chuẩn bị của HS:

 - Ôn lại các khái niệm hóa học cơ bản đã học trong học kỳ I

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

A. Ổn định lớp:

B. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ)

C. Giới thiệu bài mới:

D. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ:

 

doc7 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tiết 36: Ôn Tập Học Kỳ I (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 - 12 - 2009:
Tiết 36 
ôn tập học kỳ I (tiết1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức, khái niệm cơ bản ở học kỳ I
- Biết được cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
- Ôn lại cách lập công thức hóa học dựa vào hóa trị, tính hóa trị của 1 nguyên tố dựa vào hợp chất và cách lập phương trình hóa học.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng:
+ Tính hóa trị của một số nguyên tố trong hợp chất khi biết hóa trị của nguyên tố kia có trong hợp chất.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học.
II. Thiết bị, tài liệu dạy và học:
1. Chuẩn bị của GV: 
 - Bảng phụ, bảng nhóm, giấy trong bút dạ.
2. Chuẩn bị của HS: 
 - Ôn lại các khái niệm hóa học cơ bản đã học trong học kỳ I
Iii. Tiến trình dạy và học:
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ)
Giới thiệu bài mới: 
Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những khái niệm hóa học cơ bản dưới dạng hệ thống câu hỏi sau:
+ Nguyên tử là gì?
+ Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
+ Những loại hạt nào cấu tạo nên hạt nhân và nêu đặc điểm của những loại hạt đó?
+ Hạt nào tạo nên lớp vỏ nguyên tử? Đặc điểm của các loại hạt đó?
+ Nguyên tố hoá học là gì?
+ Đơn chất là gì? Lấy ví dụ minh họa?
+ Hợp chất là gì? Lấy ví dụ minh họa?
+ Phân tử là gì? Lấy ví dụ minh họa?
+ Phân biệt hợp chất và hỗn hợp?
+ Muốn so sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ta làm như thế nào?
+ Nêu khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích?
+ Nêu các công thức chuyển đổi giữa n, m, V?
I, Ôn lại một số khái niệm cơ bản:
1, Nguyên tử:
* Địng nghĩa: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
* Cấu tạo: Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích dương, và vỏ tạo bởi những electron mang điện tích âm
- Hạt nhân được tạo bởi hạt proton và hạt nơtron
 + Hạt proton (p): mang điện tích 1+
 + Hạt nơtron (n): không mang điện
 + Khối lượng hạt proton bằng khối lượng hạt nơtron. (m = mn)
- Lớp vỏ được tạo bởi 1 hoặc nhiều electron
 + Electron (e): Mang điện tích -1 
 + Trong mỗi nguyên tử số p luôn bằng số e.
2, Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
3, Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
4, Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
5, Phân tử:
6, Chất tinh khiết không lẫn chất khác.
7, Hỗn hợp gồm 2 chất trở lên trộn lẫn với nhau.
8, Tỉ khối của chất khí.
9, Công thức:
d = d = 
m = n . M V = n . 22,4 
Hoạt động 2: Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản:
- GV chiếu lên bảng nội dung bài tập 1: 
Lập công thức hóa học của các hợp chất gồm: 
 a, Kali (I) và nhóm SO4 (II)
 b, Nhôm (III) và nhóm NO3 (I)
 c, Sắt (III) và nhóm OH (I)
 d, Bari (II) và nhóm PO4 (III)
- GV chiếu lên bảng nội dung bài tập 2:
Tính hoá trị của nitơ, sắt, lưu huỳnh, photpho trong các công thức hoá học sau:
 a, NH3
 b, Fe2(SO4)3
 c, P2O5
 d, SO3
 e, FeCl2
 f, Fe2O3
Biết nhóm (SO4) hoá trị (II), Clo hoá trị (I)
- GV cho học sinh thảo luận trong 3’ sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung?
- GV chiếu lên bảng nội dung bài tập 3: 
Cân bằng các phương trình hóa học sau:
 a, Al + Cl2 AlCl3
 b, Fe2O3 + H2 Fe + H2O
 c, P + O2 P2O5 
 d, Al(OH)3 Al2O3 + H2O
II, Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản:
1, Bài tập 1: 
 a, K2SO4
 b, Al(NO3)3
 c, Fe(OH)3
 d, Ba3(PO4)2
2, Bài tập 2:
a, Trong NH3 hoá trị của nitơ là (III)
b, Trong Fe2(SO4)3 hoá trị của sắt là (III)
c, Trong P2O5 hoá trị của photpho là (V)
d, Trong SO3 hoá trị của lưu huỳnh là (VI)
e, Trong FeCl2 hoá trị của sắt là (II)
f, Trong Fe2O3 hoá trị của sắt là (III)
Bài tập 3:
 a, 2Al + 3Cl2 2AlCl3
 b, Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
 c, 4P + 5O2 2P2O5 
 d, 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Sơ kết bài học:
Củng cố: 
 Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và giải thích sự lựa chọn đó?
 1, Chất khí A có d = 14 vậy A là:
	A, CO2 	 B, CO 	C, C2H4 	D, NH3
 2, Số nguyên tử cacbon có trong 0,5 mol khí CO2 là:
	A, 3. 1023	B, 1,5. 1023	C, 9. 1023 	D, 6.1023
 3, 0,25 mol khí H2 ở đktc chiếm thể tích là:
	A, 2,24 l	B, 11,2 l	C, 22,4 l 	D, 5,6 l
Dặn dò: 
 - Học bài và ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học trong chương III.
Bài tập về nhà: 
 - Làm bài tập sau: Phân biệt đơn chất và hợp chất trong các công thức hóa học sau và tính khối lượng mol của chúng: HCl, O2, NaCl, Cu, Ca, CaCO3, Ba, Fe, Pb, HNO3, MgCO3, Na2SO4, NH3, H2, Cl2 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 19 - 12 - 2009:
Tuần 19 – Tiết 37 
ôn tập học kỳ I (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Ôn lại các công thức quan trọng giúp cho học sinh làm các bài toán hóa học. 
 - Ôn lại cách lập công thức hóa học dựa vào:
 + Thành phần phần trăm.
 + Tỉ khối của chất khí.
2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện các kỹ năng:
 + Lập công thức hóa học của hợp chất.
 + Sử dụng thành thạo các công thức chuyển đổi giữa n, m , V
 + Sử dụng công thức tính tỉ khối.
 + Biết làm các bài toán tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu môn học.
II. Thiết bị, tài liệu dạy và học:
1. Chuẩn bị của GV: 
 - Bảng phụ, bảng nhóm, giấy trong bút dạ.
2. Chuẩn bị của HS: 
 - Ôn lại các công thức tính toán hóa học cơ bản đã học trong học kỳ I
Iii. Tiến trình dạy và học:
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ)
Giới thiệu bài mới: 
Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: Luỵên tập bài toán tính theo công thức hóa học.
- GV chiếu lên bảng nội dung bài tập 1: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố có trong công thức:
a, Na2SO4
b, CuO
- GV gọi 1 học sinh nhắc lại các bước giải bài toán tính theo công thức hóa học?
- GV cho học sinh thảo luận trong 2’ sau đó gọi đại diện 2 học sinh lên bảng làm bài các học sinh khác nhận xét bổ sung?
- GV chiếu lên bảng nội dung bài tập 2: Một hợp chất A có thành phần phần trăm các nguyên tố theo khối lượng như sau: %Na = 43,4%, %C = 11,3% còn lại là oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất A. Biết khối lượng mol của A là 106 g?
- GV gọi 1 học sinh nhắc lại các bước giải bài toán lập công thức hóa học khi biết phần trăm của các nguyên tố?
- GV cho học sinh hoạt động độc lập sau 2’ gọi 2 học sinh lên bảng làm.
II, Bài tập:
1, Luỵên tập bài toán tính theo công thức hóa học:
1, Bài tập 1:
a, M = 2.23 + 32 +16.4 = 142 g
+ Trong 1 mol phân tử Na2SO4 có:
 2 mol nguyên tử Na
 1 mol nguyên tử S
 4 mol nguyên tử O
+ %Na = = 32,4%
+ %S = = 22,5%
+ %O = = 45,1%
b, MCuO = 64 + 16 = 80 g
 %Cu = = 80%
+ %O = = 20%
2, Bài tập 2:
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
 mNa = = 46 g
 mC = = 12 g
 mO = 106 – 44 - 24 = 48 g
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất là:
 nNa = = 2 mol
 nS = = 1 mol
 nO = = 3 mol
Vậy công thức hóa học cần tìm của hợp chất là: Na2CO3
Hoạt động 2: Luỵên tập bài toán tính theo phương trình hóa học:
- GV chiếu lên bảng nội dung bài tập 2: Cho sơ đồ phản ứng sau:
 Fe + HCl FeCl2 + H2
a, Tính khối lượng Fe và khối lượng HCl đã phản ứng biết rằng sau phản ứng thu được 3,36 l H2 ở đktc?
b, Tính khối lượng FeCl2 tạo thành theo 2 cách?
- GV gọi 1 học sinh nêu các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học?
- GV yêu cầu học sinh nêu các công thức sử dụng trong bài toán?
- GV cho học sinh hoạt động độc lập sau 3’ gọi lần lượt học sinh lên làm theo các bước?
- GV chiếu lên bảng nội dung bài tập 3:
a, Tìm hợp chất A biết 0,2 mol hợp chất A chứa 4,6 g Na và 7,1 g Cl?
b, Biết 0,04 mol hợp chất B chứa 0,08 mol Fe và 0,12 mol O
- GV cho học sinh suy nghĩ tìm ra hướng giải bài toán? Nếu học sinh không có câu trả lời thì GV hướng dẫn học sinh theo các gợi ý sau:
+ Tìm số g của từng nguyên tố có trong 1 mol hợp chất?
+ Từ số g đó suy ra số mol?
2, Luyện tập bài toán tính theo phương trình hóa học:
Bài tập 2: 
a, Ta có: n= = 0,15 mol
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Theo PTHH ta có:
 nFe = n= n= 0,15 mol
 nHCl = 2n= 0,15.2 = 0,3 mol
 mFe= 0,15 . 56 = 8,4 g
Và mHCl = 0,3 . 36,5 = 10,95 g
b, * Cách 1:
 m= 0,15 . 127 = 19,05 g
* Cách 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
 mFe + mHCl = m+ m
 m= mFe + mHCl - m
 m= 8,4 + 10,95 – 0,15.2
 m= 19,05
Bài tập 3:
a, Số g mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là:
mNa = = 23 g nNa = = 1 mol
mCl = = 35,5 g 
 nCl = = 1 mol
Vậy công thức hóa học của hợp chất A là: NaCl
b, nFe = = 2 mol
 nO = = 3 mol
Vậy công thức hóa học của hợp chất B là: Fe2O3
Sơ kết bài học:
Củng cố: 
 - GV khái quát nội dung của bài học.
Dặn dò: 
 - Học bài và ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học trong chương III.
Bài tập về nhà: 
 - Ôn tập giờ sau kiểm tra học kì.
 - Về nhà làm bài tập sau: Đốt Fe cháy trong khí Oxi người ta thu được 23,2 g Sắt từ oxit (Fe3O4) 
 a, Tính khối lượng Sắt đã tham gia phản ứng?
 b, Tính thể tích khí O2 đẫ dùng ở đktc?
 c, Tính số nguyên tử oxi đa phản ứng?

File đính kèm:

  • docgiao an hoa hoa 8 tiet 34+35 chuan.doc
Giáo án liên quan