Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 25: Kiểm Tra 1 Tiết
A) Mục tiêu bài học:
ã HS đợc củng cố kiến thức chơng.
ã Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm
ã GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra
B) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
ã Đề bài phù hợp với trình độ HS
2) Học sinh:
ã Ôn tập kiến thức đã học thật tốt
3) Phơng pháp:
ã Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận
.
C) Bài kiểm tra:
Tiết25: Kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: 08/11/2009 Ngày dạy: 12/11/2009 A) Mục tiêu bài học: HS đợc củng cố kiến thức chơng. Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra B) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: Đề bài phù hợp với trình độ HS 2) Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học thật tốt 3) Phơng pháp: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận .. C) Bài kiểm tra: Đề 1 Câu 1: (1 điểm) Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng: a/ Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia. b/ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. c/ Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành. d/ Không có phát biểu nào đúng. Câu 2: (1 điểm) Câu khẳng định sau gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi (I), còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng (II)”. Hãy chọn câu trả lời đúng trong những câu dưới đây cho câu khẳng định trên: a/ (I) sai, (II) đúng. b/ (I) đúng, (II) sai. c/ (I) và (II) đều đúng. d/ (I) và (II) đều sai. Câu 3: (1,5 điểm) Một em học sinh làm 3 thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri (NaHCO3) màu trắng. - Thí nghiệm 1: Hòa tan một ít chất rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt. - Thí nghiệm 2: Hòa tan một ít chất rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh. - Thí nghiệm 3: Đun nóng một ít chất rắn trong ống nghiệm, màu trắng không thay đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong. Theo em trong những thí nghiệm trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích? Câu 4: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau: a/ Na + S ---> Na2S b/ Mg + HCl ---> MgCl2 + H2 b/ Fe + O2 ---> Fe2O3 d/ K2CO3 + H3PO4 ---> K3PO4 + CO2 + H2O Câu 5: (3,5 điểm) Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với 21,9 gam axit clohidric (HCl) tạo ra muối nhôm clorua và giải phóng 0,6 gam khí hiđro. a/ Lập PTHH của phản ứng trên (biết rằng nhôm clorua là hợp chất của Nhôm và Clo). b/ Tính khối lượng của muối nhôm clorua thu được. Câu 6: (1 điểm) Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Fe(OH)y + H2SO4 ---> Fex(SO4)y + H2O. Hãy biện luận để thay x, y bằng các chỉ số thích hợp (biết rằng x ≠ y). Hết Đề 2 Câu 1: (1 điểm) Trong các cách phát biểu sau, cách phát biểu nào đúng nhất: Phản ứng hóa học là: a/ quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. b/ quá trình biến đổi phân tử này thành phân tử khác. c/ quá trình sinh ra chất mới. Câu 2: (1 điểm) Câu khẳng định sau gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (I), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (II)”. Hãy chọn câu trả lời đúng trong những câu dưới đây cho câu khẳng định trên: a/ (I) sai, (II) đúng. c/ (II) đúng nhưng (I) không giải thích cho (II). b/ (I) đúng, (II) sai. d/ (I) và (II) đúng và (I) giải thích cho (II). Câu 3: (1,5 điểm) Một em học sinh làm 3 thí nghiệm với dung dịch nước vôi trong. - Thí nghiệm 1: Hòa tan một ít dung dịch trên vào nước thấy dung dịch không thay đổi. - Thí nghiệm 2: Nhỏ vào dung dịch trên dung dịch CuCl2 thấy dung dịch xuất hiện màu xanh lam. - Thí nghiệm 3: Thổi dòng khí cacbonic vào dung dịch thấy dung dịch bị vẩn đục. Theo em trong những thí nghiệm trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích? Câu 4: (2 điểm) Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau: a/ Al + Cl2 ---> AlCl3 b/ Fe + HCl ---> FeCl2 + H2 c/ Al + O2 ---> Al2O3 d/ Na2CO3 + H3PO4 ---> Na3PO4 + CO2 + H2O Câu 5: (3,5 điểm) Cho 16 gam sắt (III) Oxit phản ứng hoàn toàn với 21,9 gam axit clohidric (HCl) tạo ra muối sắt (III) clorua và 5,4 gam Nước. a/ Lập PTHH của phản ứng trên (biết rằng Sắt (III) clorua là hợp chất của Sắt (III) và Clo). b/ Tính khối lượng của muối Sắt (III) clorua thu được. Câu 6: (1 điểm) Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Fe(OH)y + H2SO4 ---> Fex(SO4)y + H2O. Hãy biện luận để thay x, y bằng các chỉ số thích hợp (biết rằng x ≠ y). Hết
File đính kèm:
- H8 - Tiet 25 - Kiem tra viet.doc