Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 21- Bài 15: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng cảu các sản phẩm. (Chú ý: Các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng)

2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một phản ứng cụ thể.

- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV:

- Dụng cụ: Cân, 2 cốc thuỷ tinh, bảng phụ, tranh vẽ 2.5,.

- Hoá chất: BaCl2, Na2SO4.

2. HS: Kiến thức về PUHH, nghiên cứu bài mới

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)

- Lớp:

- Sỉ số/vắng:

II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Phản ứng hoá học là gì?

- Số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi như thế nào?

III. Nội dung bài mới: (33’)

1. Đặt vấn đề: (1’) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác, số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng không thay đổi. Vậy khối lượng các chất tham gia và các chất tạo thành như thế nào? (Bằng nhau). Đó cũng chính là nội dung của định luật bảo toàn khối lượng.

2. Triển khai bài dạy:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 21- Bài 15: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: Ngày soạn://2010.
Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Phản ứng hóa học;
- Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra;
- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học.
- Định luật bảo toàn khối lượng (ĐLBTKL)
- Áp dụng ĐLBTKL vào giải các bài tập
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng cảu các sản phẩm. (Chú ý: Các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng)
2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. 
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Dụng cụ: Cân, 2 cốc thuỷ tinh, bảng phụ, tranh vẽ 2.5,...
- Hoá chất: BaCl2, Na2SO4.
2. HS: Kiến thức về PUHH, nghiên cứu bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Phản ứng hoá học là gì? 
- Số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi như thế nào? 
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác, số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng không thay đổi. Vậy khối lượng các chất tham gia và các chất tạo thành như thế nào? (Bằng nhau). Đó cũng chính là nội dung của định luật bảo toàn khối lượng....
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(18’)
GV làm thí nghiệm 2.7 - SGK
- Dấu hiệu nào cho biết có PƯ xảy ra?
- Yêu cầu HS viết phương trình bằng chữ?
HS: Quan sát vị trí của kim cân.
- Nhận xét gì về tổng khối lượng các chất tham gia và tổng khối lượng sản phẩm?
- Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?
HS: Nhận xét, trả lời. Phát biểu định luật 
GV: Giới thiệu nhà bác học Lômônoxốp (1711 - 1765) và Lavoadie (1743 - 1794)
- Theo định luật em suy được điều gì?
GV: Hướng dẫn để HS tìm ra biểu thức
GV: Dẫn dắt HS viết biểu thức: 
HS: Viết biểu thức.
(nếu có A + B ® C + D)
GV: Cho HS quan sát hình 2.5 SGK
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không?
- Khối lượng mỗi nguyên tử trước và sau phản ứng có thay đổi không?
HS: Quan sát hình, trả lời:
Vậy tổng khối lượng chất được bảo toàn.
- Khi phản ứng hoá học xảy ra, có những chất mới được tạo thành, nhưng vì sao tổng khối lượng các chất vẫn không thay đổi?
- Tính khối lượng các chất trước và sau phản ứng hình 2.5?
HS: Thực hiện.
I. Định luật bảo toàn khối lượng:
1. Thí nghiệm:
Bariclorua + Natrisunfat ® Barisunfat + Natriclorua.
 mBaCl2 + mNa2SO4 = mNaCl + mBaSO4.
2. Định luật:
- Trong 1 phản ứng hoá học tổng khối lượng của sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.
 mA + mB = mC + mD
- Chỉ có liên kết giữa các nguyên tử là thay đổi, còn số nguyên tử không thay đổi.
b. Hoạt động 2:(14’)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2/54 SGK?
- Dựa vào định luật tính mBaCl2 ?
HS: Viết PT chữ.
- Biểu thức ĐLBTKL với PƯ trên.
-Thay giá trị đã biết vào biểu thức.
GV: Đưa đề bài tập: Đốt hoàn toàn 3,1 gam P trong không khí, thu được 7,1g P2O5.
 a. Viết phương trình bằng chữ.
 b. Tính khối lượng ôxi đã phản ứng?
HS làm vào vở bài tập.
GV: Nhận xét, chữa bài.
II. Áp dụng:
- Bài 2:
 mBaCl2 + mNa2SO4 = mNaCl + mBaSO4
 mBaCl2 + 14,2 = 23,3 + 11,7
 mBaCl2 = 35 - 14,2
 = 15,8g.
- Phốtpho + Oxi ® phốtpho pentaoxxit.
IV. Củng cố: (4’)
- Hãy phát biểu định luật bảo toàn khối lượng và giải thích?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ở SGK.
 V. Dặn dò: (2’)
- Làm bài tập 2,3 /54 SGK và 15.1, 15.2, 15.3/18 SBT.- Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có thể lập được phương trình hoá học theo bao nhiêu bước? Đó là những bước nào?

File đính kèm:

  • doctiet 21 chuan.doc
Giáo án liên quan