Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tiết 21 - Bài 15: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - HS hiểu được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn khối lượng nguyên tử trong phản ứng hoá học.

 - Biết vận dụng nội dung định luật giải một số bài toán hoá học.

 2. Kĩ năng:

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình chữ của phản ứng hoá học

 - Kĩ năng giải bài tập vận dụng nội dung định luật bảo toàn khối lượng.

 3. Thái độ:

 - Bước đầu giúp HS biết được vật chất không bị mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác (chất này thành chất khác)

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học:

+ Dụng cụ: Cân đĩa (1 cái), cốc thuỷ tinh (2 cái), ống nhỏ giọt (2 cái).

+ Hoá chất: dd Na2SO4, dd BaCl2.

+ Phiếu học tập cho các góc.

 - Phương án tổ chức lớp học: Học theo góc (3 góc: Trải nghiệm, phân tích và áp dụng)

 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại diễn biến của phản ứng hoá học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tình hình lớp: (1’)

 + Điểm danh HS trong lớp.

 + Chuẩn bị kiểm tra HS.

 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tiết 21 - Bài 15: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC –PHÙ MỸ
 TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP
–š{›—
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
GIÁO ÁN DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP “GÓC”
	Giáo viên: 	Phạm Thị Hồng Thuý
	Tổ: 	LÝ- HOÁ –SINH - CN
	Năm học 2010 - 2011
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO “GÓC”
Ngaøy soaïn: 3/10/2010 
Tieát 21 
Baøi 15: Ñònh luaät baûo toaøn khoái löôïng
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: 
	- HS hiểu được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn khối lượng nguyên tử trong phản ứng hoá học.
	- Biết vận dụng nội dung định luật giải một số bài toán hoá học.
	2. Kĩ năng:
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình chữ của phản ứng hoá học
	- Kĩ năng giải bài tập vận dụng nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
	3. Thái độ:
	- Bước đầu giúp HS biết được vật chất không bị mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác (chất này thành chất khác)
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đồ dùng dạy học:
+ Dụng cụ: Cân đĩa (1 cái), cốc thuỷ tinh (2 cái), ống nhỏ giọt (2 cái). 
+ Hoá chất: dd Na2SO4, dd BaCl2.
+ Phiếu học tập cho các góc.
	- Phương án tổ chức lớp học: Học theo góc (3 góc: Trải nghiệm, phân tích và áp dụng)
 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại diễn biến của phản ứng hoá học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) 
 + Điểm danh HS trong lớp.
 + Chuẩn bị kiểm tra HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
HS1: - Trong một phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả như thế nào?
- Tại sao khi phân tử biến đổi ta nói chất biến đổi?
- Chỉ xảy ra sự thay đổi liển kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi, kết quả là chất biến đổi.
- Vì phân tử là hạt đại diện cho chất thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
6,0đ
4,0đ
Giảng bài mới:
Giới thiệu: Chúng ta biết trong phản ứng hoá học số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng giữ nguyên. Vậy tổng khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm trong một phản ứng có thay đổi không? → Bài 15
 Tiến trình bài dạy: 
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
4’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hoạt động học theo góc
- Giới thiệu nội dung các góc:
+ Góc trải nghiệm.
+ Góc phân tích.
+ Góc áp dụng.
- Cho HS tự lựa chọn góc theo phong cách học của mình.
Vận động HS ngồi vào các góc cho cân đối về số lượng 
- Thông báo hình thức, thời gian hoạt động và sản phẩm của mỗi góc: Nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ tại góc trong thời gian qui định. Hết thời gian sẽ dừng và chuyển vị trí để hoàn thành nhiệm vụ ở góc tiếp theo.
* Lưu ‎ý hướng luân chuyển các góc.
(Trải nghiệm → phân tích → Áp dụng → trải nghiệm)
- Lắng nghe
- Chọn góc phù hợp phong cách học và ngồi vào vị trí đã chọn.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Tổ chức học theo góc
8’
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm (nhóm), quan sát hiện tượng, nhận xét, rút ra kết luận (hoàn thành ở phiếu học tập).
- Quan sát, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ tại các góc. 
- Các thành viên trong nhóm hỗ trợ làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét.
- Thảo luận rút ra kết luận: trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Góc trải nghiệm:
Nhiệm vụ:
Làm thí nghiệm để chứng minh: trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
8’
 - Giới thiệu: Khái quát về lịch sử của việc phát minh ra định luật bảo toàn khối lượng và công trình nghiên cứu của hai nhà Khoa học La-voa-điê và Lô-mô-nô-xốp.
- Yêu cầu HS dựa vào diễn biến của phản ứng hoá học để giải thích định luật?
Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn (cho phần giải thích định luật).
Bước 1: Cá nhân 
Đọc mục 2 trang 53 - SGK kết hợp hiểu biết về diễn biến của phản ứng hoá học để giải thích định luật, ghi vào phiếu giao việc ( ở khung ngoài giấy Ao)
Bước 2: 1 em sẽ ghi những nội dung trùng lặp của các cá nhân vào khung giữa của giấy Ao
Góc phân tích:
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
- Giải thích định luật.
8’
- Thông báo nội dung định luật.
- Yêu cầu HS:
+ Viết công thức về khối lượng.
+ Áp dụng vào bào tập cụ thể.
- Thảo luận nhóm: 
Viết công thức về khối lượng của phản ứng hoá học.
- Cá nhân áp dụng tính toán giait bài tập rồi so lại kết quả.
Góc áp dụng:
Nhiệm vụ:
- Biểu diễn nội dung định luật bằng công thức về khối lượng.
- Áp dụng: tính khối lượng một chất trong phản ứng khi đã biết khối lượng của các chất còn lại.
6’
Hoạt động 3: tổ chức cho HS trình bày kết quả
- Sau khi HS đã luân chuyển và hoàn thành nhiệm vụ ở tất cả các góc, GV tổ chức cho HS trình bày kết quả đã đạt được ở từng góc. Yêu cầu đại diện của nhóm HS đang ngồi tại vị trí của góc nào sẽ trình bày kết quả đạt được ở góc đó.
- Chốt kiến thức đúng.
- Đại diện của các góc lần lượt trình bày kết quả.
Trong khi đại diện của 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi và cử đại diện đến tại vị trí góc đó để so sánh và đối chiếu với kết quả nhóm mình, nhận xét hoặc bổ sung (nếu có ).
5’
Hoạt động 4: củng cố
Bài tập1: Đốt cháy hoàn toàn 168 gam sắt cần dùng 64 gam khí oxi. Biết sản phẩm của phản ứng là oxit sắt từ
a)Viết phương trình chữ của phản ứng.
b)Tính khối lượng của oxit sắt từ thu được.
Bài tập 2: Chọn đáp án đúng
1/ Khi phân hủy 2,17 g thủy ngân oxit HgO thu được 0,16g khí oxi O2 và kim loại thủy ngân. Khối lượng thủy ngân Hg thu được là:
A. 2g B. 2,01g 
C. 2,02g D. 2,05 g
2/ Đốt cháy hết 2g lưu huỳnh trong 6g khí oxi O2 thu được khí sunfurơ SO2. Khối lượng khí sunfurơ thu được là:
A.3g B.4 g C. 6 g D.8 g
3/ Cho 0,65g kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được 1,36g kẽm clorua và 0,02 g khí hiđro. Khối lượng axit clohiđic tham gia phản ứng là:
A. 0,73 g B. 0,72 g 
C. 0,7 g D. 0,69
Bài tập 1: 
Tóm tắt:
Biết:
msắt = 168g ; mOxi = 64g
a/Viết PT chữ của PƯ
b/mOxi sắt từ = ?
Giải: 
a) PT chữ: 
 sắt + khí oxi "oxit sắt từ
b) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: 
mSắt + mOxi = mOxit sắt từ
]mOxit sắt từ =168 + 64 = 232 (g)
Bài tập 2: 
Chọn đáp án đúng.
1/ B. 2,01 g
2/ D. 8 g
3/ A. 0,73 g
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (1’)
	- Học thuộc định luật BTKL và làm các bài tập SGK: 1, 3 trang 54.
 SBT: 15. 1, 15.2, 15.3 trang 18
Đọc tìm hiểu trước bài : “Phương trình hoá học” (mục I)
 Xem lại cách lập công thức hoá học và hoá trị của các nguyên tố (nhóm nguyên tử).
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ 
Phụ lục:
Phiếu học tập
Góc trải nghiệm 
(Thảo luận nhóm)
Làm thí nghiệm và hoàn thành bảng sau:
Tiến hành thí nghiệm
Nêu hiện tượng quan sát được khi đổ cốc (1) vào cốc (2)
Hãy xác định vị trí của kim cân
Kết luận
Lúc trước phản ứng
Lúc sau phản ứng
- Đặt 2 cốc đựng dd natrri sunfat Na2SO4 (1) và bari clorua BaCl2 (2) lên một đĩa cân.
- Đặt quả cân vào đĩa cân bên kia sao cho cân thăng bằng. Quan sát kim cân.
- Đổ cốc (1) vào cốc (2) rồi lắc cho cho 2 dd trộn lẫn vào nhau và cũng đặt cả 2 cốc trên đĩa cân. Quan sát kim cân.
Phiếu học tập
Góc phân tích
(Kĩ thuật khăn trải bàn)
	Đọc thông tin muc 2 trang 53- SGK, cho biết:
Câu hỏi
Trả lời
- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng?
- Vận dụng những hiểu biết về diễn biến của phản ứng hoá học, giải thích định luật.
Phiếu học tập
	Góc áp dụng
(Hoạt động nhóm)
Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau: 
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Câu hỏi
Trả lời
- Hãy biểu diễn nội dung định luật bằng công thức tính khối lượng? 
- Áp dụng: Cho 14,2 g natri sunfat Na2SO4 tác dụng với bari clorua BaCl2 tạo ra 23,3 g bari sunfat BaSO4 và 11,7 g natri clorua NaCl. Hãy tính khối lượng của bari clorua BaCl2 đã phản ứng?

File đính kèm:

  • docBai 15 DLBTKL hoc theo goc.doc