Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 20 - Bài 14 - Bài Thực Hành 3: Phản Ứng Hóa Học Và Dấu Hiệu Của Phản Ứng Hóa Học

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kỉ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.

- Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bột trong axit, đường bị hóa than.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công an toàn các thí nghiệm trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học.

- Viết tường trình hóa học.

3. Thái độ:

- Có thái độ yêu thích bộ môn

- Cẩn thận chính xác trong các thao tác, ý thức vệ sinh phòng thí nghiệm.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Thực hành

- Hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV:

- Dụng cụ: Giá thí nghiệm, ống thuỷ tinh, ống hút, ống nghiệm,kẹp gỗ, đèn cồn

- Hoáchất: Na2CO3,nước vôi trong, thuốc tím (KMnO4)

2. HS:

-Kiến thức về hiện tượng vật lý, hoá học.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)

- Lớp:

- Sỉ số/vắng:

II. Kiểm tra bài cũ: (0’)

- Hiện tượng vật lý là gì?Hiện tượng hoá học là gì?

- Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?

III. Nội dung bài mới: (31’)

1. Đặt vấn đề: (1’) Khi đứng trước bông hoa rất thơm, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm lan toả từ hoa vào không khí. Ta không thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động. Các em sẽ làm thí nghiệm về sự lan toả của chất để biết phân tử là hạt hợp thành chất.

2. Triển khai bài dạy:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 20 - Bài 14 - Bài Thực Hành 3: Phản Ứng Hóa Học Và Dấu Hiệu Của Phản Ứng Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20: Ngày soạn://2010.
 Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3: PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
VÀ DẤU HIỆU CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC. 
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học
- Phản ứng hóa học, dấu hiệu phản ứng hóa học.
- Nhận biết được đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học. 
- Thiết kế, tiến hành thành công các thí nghiệm trong bài
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kỉ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước..
- Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bột trong axit, đường bị hóa than.
2. Kĩ năng:	
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học.
- Viết tường trình hóa học.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Cẩn thận chính xác trong các thao tác, ý thức vệ sinh phòng thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Thực hành
- Hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Dụng cụ: Giá thí nghiệm, ống thuỷ tinh, ống hút, ống nghiệm,kẹp gỗ, đèn cồn
- Hoáchất: Na2CO3,nước vôi trong, thuốc tím (KMnO4) 
2. HS: 
-Kiến thức về hiện tượng vật lý, hoá học. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)
- Hiện tượng vật lý là gì?Hiện tượng hoá học là gì?
- Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? 
III. Nội dung bài mới: (31’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Khi đứng trước bông hoa rất thơm, ta ngửi thấy mùi thơm. Điều đó mách bảo ta rằng, phải có chất thơm lan toả từ hoa vào không khí. Ta không thấy vì đây là các phân tử chất thơm chuyển động. Các em sẽ làm thí nghiệm về sự lan toả của chất để biết phân tử là hạt hợp thành chất...
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(15’)
GV: Hướng dẫn HS chia lượng KMnO4 thành 2 phần và cho vào 2 ống nghiệm:
 +Ống nghiệm 1:Cho nước vào và lắc cho tan.
 +Ống nghiệm 2: Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn và đưa que đóm vào®que đóm không cháy nữa thì ngừng đun.
HS: Tiến hành TN theo nhóm từ 3 - 4 HS
HS: Quan sát, nhận xét và ghi lại kết quả tường trình.
GV: Theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
a. Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng kalipemanganat KMnO4
b. Hoạt động 2:(15’)
GV: Hướng dẫn HS đánh dấu ống nghiệm.
HS: Ống nghiệm có đánh số 1,3 đựng nước. Ống nghiệm có đánh số 2,4 đựng nước vôi trong.
 + Dùng ống hút thổi hơi vào ống nghiệm 3,4® quan sát và giải thích.
 + Giọt 5-10 giọt Na2CO3 vào ống nghiệm 1, 2® quan sát và giải thích.
HS: Viết bản tường trình (chú ý viết phương trình bằng chữ)
GV quan sát và hướng dẫn các nhóm 
b. Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với Canxi hiđroxit.
IV. Củng cố: (10’)
- Nhận xét giờ thực hành?
- Vệ sinh PTN
- Yêu cầu HS hoàn thành bản tường trình.
V. Dặn dò: (3’)
- Tìm hiểu trong phản ứng hoá học khối lượng các chất trước phản ứng và sau phản ứng thay đổi như thế nào?
- Tìm hiểu thí nghiệm chứng minh
- Chuẩn bị bài: Định luật bảo toàn khối lượng.

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc