Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 2 - Bài 2: Chất

I. MỤC TIÊU :

1) Kiến thức :

 HS biết được:

- Khái niệm của chất v 1 số tính chất của chất. (Chất cĩ trong vật thể xung quanh ta.)

- Khi niệm về chất nguyn chất (tinh khiết) v hỗn hợp.

- Cch phn biệt chất nguyn chất (tinh khiết) v hỗn hợp dựa vo tính chất vật lí.

2) Kỹ năng :

- Học sinh biết cách quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẩu chất rút ra nhận xét về tính chất của chất. ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất.)

- Học sinh phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Tách được 1 chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. ( Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.)

- So sánh tính chất vật lí của 1 số chất gần gũi trong cuộc sống. Ví dụ: đường, muối ăn, tinh bột.

3) Thái độ :

- HS có lòng yêu thích bộ môn và say mê khoa học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 2 - Bài 2: Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ.
* Mục tiêu của chương:
1) Kiến thức:
- Khái niệm cề chất và một số tính chất của chất (Chất cĩ trong các vật thể xung quanh ta).
- Cho học sinh biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hóa trị.
- Phân biệt về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
-Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
 2) Kỹ năng:
- Phân biệt chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chấtrút ra được nhận xét về tính chất của chất (chủ yếu là tính chất vật lí của chất).
- Biết biểu diễn nguyên tố bằng ký hiệu hóa học và biểu diễn chất bằng công thức hóa học, biết cách lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị, biết cách tính phân tử khối. 
- Tách đđược một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.(tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối và cát).
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ: đường, muối ăn, tinh bột.
3) Thái độ:
- Bước đầu tạo cho học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hóa học, năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.
Ngày dạy : 
BÀI 2: CHẤT
Tiết 2 
I. MỤC TIÊU : 
1) Kiến thức :
	HS biết được:
Khái niệm của chất và 1 số tính chất của chất. (Chất cĩ trong vật thể xung quanh ta.)
Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2) Kỹ năng :
Học sinh biết cách quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẩu chất rút ra nhận xét về tính chất của chất. ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất.)
Học sinh phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
Tách được 1 chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. ( Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.)
So sánh tính chất vật lí của 1 số chất gần gũi trong cuộc sống. Ví dụ: đường, muối ăn, tinh bột.
3) Thái độ : 
- HS có lòng yêu thích bộ môn và say mê khoa học.
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên : 
- Dụng cụ: ống nghiêïm, đèn cồn, nhiệt kế, dụng cụ thử điện, chén sứ...
- Hóa chất: Lưu huỳnh, muối ăn, đường . 
2) Học sinh : Tìm hiểu 1 số vật thể xung quanh.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
 - Trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại, diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1) Ổn định : Kiểm tra sĩ số học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ :
Hóa học là gì? Em phải làm gì để học tốt môn hóa học? (10đ)
_ HS: khác nhận xét- bổ sung.
_ GV: kết luận – ghi điểm.
_ Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng(5đ)
_ Để học tốt Hóa học cần phải: biết làm thí nghiệm, có hứng thú say mê, nhớ chọn lọc, đọc thêm sách(5đ)
3) Giảng bài mới:GV giới thiệu bài mới “trong bài mở đầu cho biết môn hoá học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất”. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với chất.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chất có ở đâu ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kể tên những vật cụ thể ở quanh ta ? (bàn ghế, tập viết)
 + Hãy kể tên một số vật dụng dùng trong gia đình ? (nồi, xoong, chén đũa.)
 + Những vật dung này do đâu mà có?(do con 
người tạo ra )
 + Củ khoai, hạt lúa, nước biển do đâu mà có? (có sẵn trong tự nhiên).
à Giáo viên thông báo về thành phần của một số vật thể tự nhiên .
- Vậy ta có thể gọi những vật dụng trong gia đình như: lúa, khoai là vật thể”.
à Vật thể là gì ? 
- GV: Vật thể là những vật mà ta thấy hay cảm nhận được.
- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu (là chất hay hỗn hợp một số chất.)
- GV: Vật liệu là những vật dùng làm ra vật thể.
à Chất có ở đâu ?
*Hoạt động 2 :Tìm hiểu tính chất của chất . 
 Giáo viên giới thiệu hướng dẫn học sinh quan sát hợp chất muối ăn, đường.
 + Nhận xét về thể, màu, vị ?
 + Cho một ít muối, đường vào hai ống nghiệm, rót vào khoảng 2 ml nước, lắc đều quan sát, nhận xét hiện tượng ?
 Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi :
 + So sánh tính chất của muối và đường .
 + Các tính chất này có thay đổi trong điều kiện thường hay không ?
 HS thảo luận,báo cáo, bổ sung.
à Kết luận : Tính chất vật lí.
GV: Nhấn mạnh đặc trưng của chất là có 1 số1 tính chất nhất định.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt đường và kiểm chứng với đường ban đầu.
 + Lấy 1 ít đường cho vào ống nghiệm.
 + Hơ nóng đều ống nghiệm trên đèn cồn rồi đun trực tiếp ở đáy ống nghiệm .
 + Quan sát quá trình biến đổi của đường.
 + Sau khi để nguội, rót vào 2 ml nước, lắc đều. 
à Quan sát, nhận xét, so sánh với đường ban đầu.
à Kết luận về tính chất hóa học .
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lọ lưu huỳnh, lọ phốt pho, nhôm, đồng, trả lời câu hỏi :
 + Muốn biết đươc một số tính chất bề ngoài của chất ta phải làm gì? (quan sát)
 + Muốn biết nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một chất ta làm như thế nào ?
 + Muốn biết tính dẫn điện, dẫn nhiệt ?
Giáo viên hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của parafin bằng nhiệt kế (nếu có).
 Thí nghiệm thử tính dẫn điện của nhôm , đồng bằng dụng cụ thử điện.
 – GV: Yêu cầu hs rút ra các bước cần thực hiện để xác định tính chất của một chất ta?
 _ HS: Trả lời
 + Quan sát 
 + Dùng dụng cụ đo
 + Làm thí nghiệm
à Qua các thí nghiệm trên ta có thể biết được những tính chất gì của chất ? các chất khác nhau có tính chất hóa học, tính chất vật lí khác nhau, có thể phân biệt chất này với chất khác, biết cách sử dụng chúng.
_ Giáo viên đưa ra một số ví dụ minh họa thực tế trong đời sống thường gặp về ứng dụng của chất.
*GDHN: Hiện nay có nhiều ngành công nghiệp sử dụng các chất để tạo ra sản phẩm như sản xuất phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
I. Chất có ở đâu ?
_Chất có ở khắp mọi nơiû, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
_Vật thể có 2 loại :
+ Vật thể tự nhiên :gồm 1 số chất.
VD : Cây xanh gồm Xenlulozơ, nước
+ Vật thể nhân tạo : làm từ cật liệu.
VD : Nồi làm bằng đồng.
II. Tính chất của chất
1/ Mỗi chất có tính chất nhất định :
Tính chất vật lý: Thể, màu, mùi, vị, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng (D), tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi
Tính chất hóa học: Là khả năng biến đổi chất này thành chất mới.Ví dụ: tính cháy được, sự phân hủy
2/ Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
 _ Phân biệt chất này với chất khác, nhận biết được chất.
 _ Biết cách sử dụng chất, giữ an toàn khi sử dụng chất.
 _ Biết ứng dụng chất thích hợp vào đời sống và sản xuất. 
4) Củng cố và luyện tập:
 _ Nêu các tính chất của chất?
 _ Bài tập: 
	Hãy cho biết các câu sau câu nào đúng, câu nào sai: 
 a/ Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ, vậy thủy tinh là vật thể, cốc là chất .
 b/ Nước biển là vật thể tự nhiên .
 c/ Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước là tính chất hóa học .
 d/ Đường cháy biến đổi thành than có vị đắng không tan trong nước và hơi nước là tính chất hóa học .
 5. Hướng dẫn hs học ở nhà:
 – Học bài làm, bài tập 1,2,3,4,5 trong SGK trang 11 
 – Xem trước bài " Chất " tiếp theo .
 _ Chuẩn bị mỗi nhóm 1 chai nước khoáng, 1 ống nước cất.
 _ Tìm hiểu và phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp.
V. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • docTiet 2 BAI 2 CHAT.doc
Giáo án liên quan