Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 19: Phản Ứng Hoá Học (tiếp)

 I/Mục tiêu:

+Kiến thức: Biết được có phản ứng xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác. Biết cách nhận biết PƯHH dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có t/c khác so với chất ban đầu(màu sắc ,trạng thái).Toả nhiệt và phát sáng cũng là dấu hiệu PƯ

+Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát ,nhận xét

+Thái độ: Hiểu biết đúng đắn về sự biến đổi của chất

 II/Đồ dùng:

Hoá cụ :ống nghiệm, kẹp,giá ống nghiệm. kẹp gắp , ống hút

Hoá chất:dd HCl, kẽm viên

 III/Phương pháp: thực hành, trực quan nêu vấn đề

 IV/Tiến trình bài giảng:

1/ổn định lớp: 1p

2/Kiểm tra bài cũ: 9p

Câu 1: PƯHH là gì? ghi phương trình chữ của phản ứng: Sắt tác dụng với dd HCl sinh ra khí Hiđro và Sắt(II)sun fat.

Câu 2: Điều kiện để xảy ra phản ứng hoá học?

3/Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 19: Phản Ứng Hoá Học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10/2009 Ngày giảng: /2009
Tiết 19: phản ứng hoá học (tiếp)
 I/Mục tiêu:
+Kiến thức: Biết được có phản ứng xảy ra khi các chất tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác. Biết cách nhận biết PƯHH dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có t/c’ khác so với chất ban đầu(màu sắc ,trạng thái).Toả nhiệt và phát sáng cũng là dấu hiệu PƯ
+Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát ,nhận xét
+Thái độ: Hiểu biết đúng đắn về sự biến đổi của chất
 II/Đồ dùng:
Hoá cụ :ống nghiệm, kẹp,giá ống nghiệm. kẹp gắp , ống hút
Hoá chất:dd HCl, kẽm viên
 III/Phương pháp: thực hành, trực quan nêu vấn đề
 IV/Tiến trình bài giảng:
1/ổn định lớp: 1p
2/Kiểm tra bài cũ: 9p
Câu 1: PƯHH là gì? ghi phương trình chữ của phản ứng: Sắt tác dụng với dd HCl sinh ra khí Hiđro và Sắt(II)sun fat.
Câu 2: Điều kiện để xảy ra phản ứng hoá học?
3/Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
*Hoạt động 1:10p
Làm thế nào biết có phản ứng hoá học xảy ra
GV: Các em vừa làm thí nghiệm và một số thí nghiệm ở những bài trước thì theo em dựa vào dấu hiệu nào biết có phản ứng xảy ra?
Giáo viên kết luận lại cho học sinh
Hoạt động 2: Luyện tập: 15p
Bài tập 1: Điền từ thích hợp sau( rắn, lỏng, hơi, phân tử, nguyên tử) vào chỗ trống:
Trước khi cháy chất farafin ở thể...............Các............. farafin phản ứng với các............khí oxi.
Bài tập 2: Cho kẽm tác dụng với dung dịch axit Clohiđric thu được khí hiđro và muối kẽm clorua. Viết phương trình chữ của phản ứng.
Bài tập 5/51 sgk:
Học sinh nhóm thảo luận và phát biểu
Học sinh nhóm phát biểu sau đó đọc sgk và gạch dưới câu”Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có t/c khác với chất phản ứng”
HS: Làm bài tập cá nhân
HS: Làm bài theo nhóm.
IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra:
Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành,có tính chất khác với chất phản ứng.
* Luyện tập:
Bài tập 1: 
Các từ: rắn, phân tử, phân tử
Bài tập 2: 
Phương trình chữ:
Kẽm + Axit clohiđric à Kẽm clorua + khí hiđro
Bài tập 5:
Dấu hiệu: Có khí thoát ra
Phương trình chữ:
Axit clohiđric + Canxicacbonat à Canxiclorua + nước + khí hiđro
4/Củng cố:7p
+Điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra?
+Dựa vào dấu hiệu nào biết có phản ứng hoá học xảy ra
+Học sinh làm bài tập 5,6/sgk
+Đọc bài đọc thêm
5/Hướng dẫn về nhà:3p
Làm bài tập SBT:13.1,13.2, 13.5,13.6 ,13.8 .
 V/Rút kinhnghiệm:
.
Ngày soạn:16/10/2009 
Tiết 20 : Bài thực hành 3 :
dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học
 I/Mục tiêu:
+Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.Nhận biết được các dấu hiệu có phản ứng xảy ra
+Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ , hoá chất trong phòng thí nghiệm
+Giáo dục ý thức cẩn thận , gọn gàng ,vệ sinh trong phòng thí nghiệm
 II/Đồ dùng:
Hoá cụ: 7 ống nghiệm ,giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm, kẹp, ống hút, nút cao su có ống dẫn khí, que đóm bình nước
Hoá chất: Nước vôi trong ,KMnO4, dd Na2CO3 
 III/Phương pháp: Thực hành
 IV/Tiến trình bài giảng
1/ổn định lớp :3p 
GV kiểm tra các dụng cụ ,hoá chất từng nhóm
2/Kiểm tra bài cũ:5p
Điều kiện để PƯHH xảy ra là gì? dựa vào dấu hiệu nào biết có PƯ xảy ra.
3/Giáo viên hướng dẫn nội dung thực hành :10p
a/Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng thuốc tím
+Lấy 1 thìa thuốc tím chia làm 3 phần
Phần 1: ống nghiệm 1 lắc tan
Phần 2 : ông nghiệm 2 đun nóng ,đưa que đóm có tàn đỏ vào thử đến khi que đóm không cháy. Đổ nước vào phần hoà tan
+So sánh màu nước trong ống 1,2
+Cho biết màu trong ô 2
+Nêu hiện tượng của phản ứng
b/ Thí nghiệm 2:
Thực hiện phản ứng với nước vôi trong
+Ông 1:Nước 
+Ông 2 :Nước vôi trong
Dùng ống thổi vào cả 2 ống
+Trong hơi thở ta có khí nào?
+Khi thổi vào ống 1,2 có hiện tượng gì ?
c/Thí nghiệm 3 : Phản ứng của Natri cácbonat với dd nước vôi trong
ống 1: Nước + Natri cacbonat 
ống 2 : nước vôi trong + Natri cacbonat
Nêu hiện tượng mỗi ống nghiệm ,viết phương trình chữ của phản ứng
4/Các nhóm tiến hành thí nghiệm: 15p
+GV cho từng nhóm làm TN
+GV theo dõi từng nhóm để đảm bảo an toàn 
5/Tổng kết :7p
Các nhóm báo cáo kết quả 
GV sửa cho từng nhóm
Gv cho điểm từng nhóm , đặc biệt cá nhân có ý thức thực hành cao. 
6/Vệ sinh :5p
Các nhóm thu don dụng cụ và vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm
 V/Rút kinh nghiệm:
.

File đính kèm:

  • docTiet 19 20.doc
Giáo án liên quan