Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 18 - Bài 13: Phản Ứng Hóa Học

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

- Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.

2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.

- Viết được PTHH bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.

- Xác định được chất phản ứng(chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm(chất tạo thành)

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: - Sơ đồ hình vẽ 2.5

- Bảng phụ, Zn, HCl loãng, P.

2. HS: Kiến thức về PƯHH, diễn diến của phản ứng

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)

- Lớp:

- Sỉ số/vắng:

II. Kiểm tra bài cũ: (6’)

- Hiện tượng vật lý là gì? Hiện tượng hoá học là gì?

- Trong các quá trình sau, cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lý. Hãy giải thích?

a. Đun sôi nước, nước bay hơi.

b. Sắt để trong không khí bị gỉ tạo thành sắt từ ôxit.

c. Cho kẽm vào dd axit HCl, kẽm tan ra tạo thành ZnCl2 và hiđrô.

d. Hoà tan đường vào nước, nước có vị ngọt.

III. Nội dung bài mới: (32’)

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 18 - Bài 13: Phản Ứng Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: Ngày soạn://2010.
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Hiện tượng vật lí.
- Hiện tượng hóa học.
- Phản ứng hóa học;
- Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra;
- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học.
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Để xảy ra phản ứng hóa học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hóa học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Viết được PTHH bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
- Xác định được chất phản ứng(chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm(chất tạo thành) 
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Sơ đồ hình vẽ 2.5
- Bảng phụ, Zn, HCl loãng, P. 
2. HS: Kiến thức về PƯHH, diễn diến của phản ứng
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (6’)
- Hiện tượng vật lý là gì? Hiện tượng hoá học là gì?
- Trong các quá trình sau, cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lý. Hãy giải thích?
a. Đun sôi nước, nước bay hơi.
b. Sắt để trong không khí bị gỉ tạo thành sắt từ ôxit.
c. Cho kẽm vào dd axit HCl, kẽm tan ra tạo thành ZnCl2 và hiđrô.
d. Hoà tan đường vào nước, nước có vị ngọt.
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (2’) Như các em đã biết sự biến đổi của chất có tạo ra chất khác là hiện tượng hoá học. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác đó gọi là gì? Gọi là PƯHH, trong đó chất biến đổi gọi là gì? Chất tạo thành gọi là gì? Diễn biến ra sao?.... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(13’)
GV: Dựa vào phần kiểm tra bài cũ (b,c) 
- QTbiến đổi: Sắt (trg kk)® Sắt từ ôxit
 Kẽm và HC l® kẽm clorua, hiđrô.
 ® Gọi là phản ứng hoá học.
- Vậy phản ứng hoá học là gì?
HS: Nêu định nghĩa
- Chất bị biến đổi gọi là gì? Vị trí?
- Chất mới sinh ra gọi là gì? Vị trí?
HS: Nêu được chất tham gia và sp
GV: Hướng dẫn HS cách đọc 
- Yêu cầu HS viết sơ đồ bằng chữ 2 TN đã làm ở tiết 17? ( Đường ®Than + Nước
 Lưu huỳnh + Sắt ® Sắt sunfua)
HS: Viết 
- Trong PƯHH khối lượng chất tham gia và chất tạo thành có sự thay đổi ntn?
(Khối lượng chất PƯ giảm dần, chất tạo thành tăng dần.)
HS: làm câu 1a, 1b?
I. Định nghĩa:
- Phản ứng hóa học là một quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
- Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành chất khác.
- VD: 
Sắt + Ôxi ® Sắt từ ôxit
Kẽm + HCl ® kẽm clorua + hiđrô
Chất tham gia ®chất tạo thành
 (sản phẩm)
b. Hoạt động 2:(10’)
GV: (chuyển tiếp)Vậy bản chất của PƯHH diễn ra ntn?
- Phân tử là gì?
HS: Nhắc lại định nghĩa phân tử
- Khi các chất th.gia PƯ thì các P.tử ntn?
GV: Do các chất phản ứng thì chính là các phân tử PƯ với nhau nên người ta nói PƯ giữa các phân tử thể hiện PƯ giữa chất
GV: Treo hình 2.5 - GV diễn giải a,b,c.
HS: Quan sát thảo luận theo 4 câu hỏi .
- Có nhận xét gì về số nguyên tử O, H trước và sau PƯ?
- Sự liên kết các nguyên tử trước và sau PƯ có thay đổi không?
- Bản chất của PƯHH là gì?
- Vì sao trong PƯHH có sự biến đổi từ phân tử này sang phân tử khác?
HS: Thảo luận nhóm, đại diện trả lời
GV: Nhận xét bổ sung.
II. Diễn biến của phản ứng hoá học:
- Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
 c. Hoạt động 3:(7’)
GV: Làm TN Zn và HCl
- Muốn PƯ xảy ra cần có điều kiện gì?
Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì PƯ xảy ra càng dễ và nhanh (bột)
- Để P đỏ trong kk P tự bốc cháy không?
GV: Đốt P đỏ ® HS nhận xét
HS: Nhớ lại PƯ đường phân huỷ.
GV: Yêu cầu HS liên hệ quá trình chuyển hoá từ tinh bột ® rượu.
- Cần có điều kiện gì?
GV: Khi ăn, chất d.dưỡng chuyển hoá thành chất cần thiết cho cơ thể nhờ chất xúc tác
GV: giới thiệu chất xúc tác là chất làm PƯ xảy ra nhanh hơn và không biến đổi sau khi PƯ kết thúc.
HS: Nêu ra các điều kiện để xảy ra phản ứng.
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra:
- Các chất phản ứng phải tiếp xúc nhau.
- Một số phản ứng cần có nhiệt độ.
- Một số phản ứng cần có chất xúc tác.
IV. Củng cố: (4’)
- Phản ứng hoá học là gì? Bản chất của PƯHH là gì?
- Khi chất phản ứng thì hạt vi mô nào thay đổi?
- Viết sơ đồ PƯHH sau:
 a. Đốt cồn trong không khí tạo khí Cacbonic và nước
 b. Điện phân nước ta thu được khí Hiđrô và khí Ôxi. 
V. Dặn dò: (2’)
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập 2,3,4,5/50 + 51 SGK.
- Làm thế nào chúng ta có thể nhận biết PƯ có xảy ra hay không?

File đính kèm:

  • doctiet 18.doc