Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 17 – Sự biến đổi chất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS phân biệt được:

+ Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến dổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

+ Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

 - Phân biệt được các hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học xung quanh ta.

2. Kỹ năng

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm

- Rèn luyện thói quen quan sát, nhận xét, tìm cách giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Giáo viên: Chuẩn bị 6 bộ dụng cụ, hoá chất cho HS làm thí nghiệm:

- Nung nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh.

- Đốt cháy đường.

+ Dụng cụ: khay, kẹp gỗ, 2 ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, nam châm, giấy thấm, diêm.

+ Hoá chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đường.

+ Phiếu thực hành.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 17 – Sự biến đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17
Sự biến đổi chất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS phân biệt được: 
+ Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến dổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
+ Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
	- Phân biệt được các hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học xung quanh ta.
2. Kỹ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm
- Rèn luyện thói quen quan sát, nhận xét, tìm cách giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Chuẩn bị 6 bộ dụng cụ, hoá chất cho HS làm thí nghiệm:
Nung nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh.
Đốt cháy đường.
+ Dụng cụ: khay, kẹp gỗ, 2 ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, nam châm, giấy thấm, diêm.
+ Hoá chất: bột sắt, bột lưu huỳnh, đường.
+ Phiếu thực hành.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
Gv
Trong chương truớc các em đã được biếtvề chất, Chương này sẽ học về phản ứng hóa học, trước hết cần xem với chất có thể xảy ra những biến đổi gì,thuộc loại hiện tượng nào? bài hôm nay sẽ giải quyết.
Chương 2
Phản ứng hoá học
Gv
Làm 2 thí nghiệm sau:
a/ Đun nước cho sôi (có khí thoát ra).
b/ Thả bột đá vôi vào dd axit HCl (hoặc thả đất đèn CaC2 vào nước)
Hs
Quan sát cách tiến hành và hiện tượng của thí nghiệm.
(?)
Hiện tượng của 2 thí nghiệm mà các em quan sát được có khác nhau không?
Hs
Không khác nhau, đều xuất hiện khí thoát ra.
Gv
Mặc dù hiện tượng quan sát được là không khác nhau nhưng về bản chất là hoàn toàn khác nhau. Một hiện tượng không có sự biến đổi về chất, còn hiện tượng kia chất cũ đã mất đi biến đổi thành chất mới.
Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu kĩ hơn sự khác nhau đó.
Tiết 17
Sự biến đổi chất
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng vật lý.
- Mục tiêu: GV giúp HS nắm được hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra không có sự biến đổi về chất.
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
1. Hiện tượng vật lý.
Gv
Yêu cầu HS quan sát H2.1 (SGK/45).
(?)
Hình vẽ đó nói lên điều gì?
Hs
Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi các trạng thái của nước.
* Ví dụ:
(?)
Em có nhận xét gì về trạng thái của và thành phần phân tử của nước trong từng giai đoạn?
Hs
- Trạng thái của nước có sự thay đổi trong từng giai đoạn.
- Chất không thay đổi.
Nước	Nước	Nước
(rắn)	(lỏng)	(hơi)
Gv
Như vậy qua hình vẽ trên ta thấy trong các giai đoạn thì nước chỉ thay đổi trạng thái còn chất thì không thay đổi.
(?)
Em hãy lấy một số ví dụ tương tự?
Hs
Lấy muối ăn (rắn) hoà tan vào nước à nước muối. Đem nước muối đun nóng à muối (rắn).
(?)
Qua 2 VD trên, em có nhận xét gì về trạng thái, về chất?
Hs
Trong các quá trình trên đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
Gv
Thông báo:
Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tựong vật lí.
(?)
Hiện tượng vật lý là gì?
Hs
* Khái niệm: Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi trạng thái nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
* Hoạt động 2: Tỉm hiểu hiện tượng hoá học.
- Mục tiêu: GV giúp HS hiểu được hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi chất này thành chất khác..
- Tiến hành:
Hoạt động gv – hs
Nội dung ghi bảng
2. Hiện tượng hoá học
a. Thí nghiệm
Gv
- Phát dụng cụ, hoá chất, phiếu thực hành cho từng nhóm.
- Yêu cầu đọc cách tiến hành thí nghiệm 1 (SGK/45, 46)
(?)
Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1?
* Thí nghiệm 1:
Hs
- Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt.
- Chia hỗn hợp thành 2 phần.
- Phần 1: Đưa nam châm lại gần à quan sát hiện tượng
- Phần 2: Đun nóng trên ngọn nửa đèn cồn à đưa nam châm vào chất thu được sau khi đun à quan sát, nhận xét hiện tượng.
- Cách tiến hành:
Gv
- Chiếu cách tiến hành thí nghiệm để HS làm thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và tường trình vào phiếu thực hành.
Hs
Nhóm trưởng tiến hành thí nghiệm, các HS khác quan sát, thư kí ghi chép hiện tượng.
(?)
Nêu hiện tượng của thí nghiệm trên?
- Hiện tượng:
Hs
- Phần 1: sắt bị nam châm hút.
- Phần 2: hỗn hợp khi đun nóng đỏ và chuyển dần thành chất rắn màu xám. Khi đưa nam châm vào thì chất rắn này không có tính chất giống sắt (bị nam châm hút).
Gv
Chiếu hiện tượng của thí nghiệm.
(?)
Qua kết quả của phần thứ 2, em có nhận xét gì về sự biến đổi của các chất?
Hs
Khi đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới.
- Kết luận: Khi đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới.
Gv
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2
* Thí nghiệm 2:
(?)
Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
Hs
- Cho một ít đường trắng vào ống nghiệm à quan sát trạng thái, màu sắc của đường.
- Đun nóng đáy ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn à quan sát hiện tượng.
- Cách tiến hành:
Gv
- Chiếu cách tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu thực hành.
Hs
Tiến hành thí nghiệm.
(?)
Nêu hiện tượng của thí nghiệm?
Hs
- Đường ở trạng thái rắng, có màu trắng.
- Khi đun, đường chuyển dần sang màu đen (than) đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.
- Hiện tượng:
Gv
Chiếu kết quả của thí nghiệm.
(?)
Qua thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về sự biến đổi của các chất?
Hs
Khi đun nóng đường phân huỷ, biến đổi thành hai chất là than và nước.
- Kết luận: khi đun nóng đường, đường bị phân huỷ thành than và nước.
Gv
Vậy qua hai thí nghiệm trên chúng ta thấy đều có sự biến đổi các chất. Đó chính là hiện tượng hoá học.
(?)
Vậy hiện tượng hoá học là gì?
Hs
b. Nhận xét:
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hoá học.
(?)
Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt được hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lý?
Hs
Có chất mới tạo ra hay không.
3. Củng cố
- Đọc kết luận SGK.
- GV chiếu bài tập củng cố sau:
Bài tập 1: Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? Giải thích?
a/ Cồn để trong lọ không kín, bị bay hơi.
b/ Khi đốt, cồn cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
c/ Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.
d/ Đinh sắt để trong không khí bị gỉ.
e/ Dây sắt được cắt nhỏ thành đoạn và tán thành đinh.
f/ Cho vôi sống vào nước ta thu được vôi tôi.
	HS:	- a, c, e là hiện tượng vật lý vì cồn, dây tóc bóng đèn, dây sắt vẫn còn nguyên sau khi hiện tượng xảy ra.
	- b, d, f là hiện tượng hoá học vì cồn đã bị cháy tạo ra chất mới là khí cacbonic và hơi nước, đinh sắt bị biến mất tạo thành gỉ sắt, vôi sống bị biến mất tạo ra vôi tôi.
	Bài tập 2: Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc sau đó nến lỏng chuyển thành hơi, hơi nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơn nước. Trong thí nghiệm trên giai đoạn nào có hiện tượng vật lý? Giai đoạn nào có hiện tượng hoá học?
	HS:	- Hiện tượng vật lý: nến chảy lỏng và nên lỏng chuyển thành hơi.
	- Hiện tượng hoá học: nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơn nước.
	Bài tập 3: Hãy chọn đáp án đúng:
	a/ Hiện tượng hoá học:	A. Nung đá vôi trong lò.
	B. Muối ăn kết tinh trong ruộng muối.
	C. Thuỷ triều dâng lên trên bãi biển.
	D. Đun nước ở 100o C thì nước sôi và bốc hơi.
	b/ Hiện tượng vật lý:	A. Đốt đèn dầu cháy sáng.
	B. Khí phụt ra khi mở chai nước ngọt.
C. Cho nước vào vôi sống thì sủi bọt mạnh và nhiệt toả ra mãnh liệt.
	D. Sắt bị gỉ khi để ngoài không khí.
4. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài tập vào VBT.

File đính kèm:

  • docH8 - Tiet 17 - Su bien doi chat.doc