Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 07: Nguyên Tố Hoá Học (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Kí hiệu hóa học để biểu diễn nguyên tố hóa học.

- Nguyên tử khối: Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.

2. Kĩ năng:

- Đọc tên một số nguyên tố hóa học khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại

- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một nguyên tố cụ thể.

3. Thái độ:

- Có thái độ yêu thích bộ môn

- Tích cực, hăng say trong việc hoạt động nhóm để tìm hiểu bài

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- PP dùng lời

- Trực quan,

- Nêu vấn đề,

- Hoạt động nhóm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: Bảng hệ thống tuần hoàn to, bảng phụ ( bảng trang 42SGK).

2. HS: Kiến thức về nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 07: Nguyên Tố Hoá Học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 07: Ngày soạn://2010.
 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC(tiếp theo)
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Nguyên tử là gì, cấu tạo của nguyên tử.
- Hạt nhân nguyên tử, số e, số lớp e
- Nguyên tố hoá học...
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị C. 
- So sánh NTK giữa các nguyên tử.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Kí hiệu hóa học để biểu diễn nguyên tố hóa học.
- Nguyên tử khối: Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.
2. Kĩ năng:	
- Đọc tên một số nguyên tố hóa học khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một nguyên tố cụ thể.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Tích cực, hăng say trong việc hoạt động nhóm để tìm hiểu bài 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- PP dùng lời
- Trực quan, 
- Nêu vấn đề,
- Hoạt động nhóm. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Bảng hệ thống tuần hoàn to, bảng phụ ( bảng trang 42SGK).
2. HS: Kiến thức về nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn... 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Nguyên tử là gì? 
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ta đã biết nguyên tử vô cùng nhỏ, để tính khối lượng của nguyên tử bằng gam thì có số trị quá nhỏ, không tiện sử dụng và không thể cân đo đếm được. Vậy khối lượng nguyên tử được tính như thế nào?...
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(18’) 
GV: Để tính được khối lượng của nguyên tử trong khoa học người ta dùng cách riêng để biểu thị khối lượng nguyên tử.
HS: Lắng nghe
GV: Nêu vài ví dụ trong SGK và phân tích, yêu cầu HS thoả luận nhóm hoàn thành bài tập:(bảng phụ)
- Hãy so sánh xem nguyên tử Magie nặng hơn hay nhẹ hơn: nguyên tử Cacbon, nguyên tử lưu huỳnh, nguyên tử nhôm. (Biết: Mg = 24; C = 12; S = 32; Al = 27).
GV: Hướng dẫn giúp HS thảo luận nhóm để hoàn thiện nhanh.(5-7’)
HS: Thảo luận để tìm được kết quả.
GV: Có thể nói: Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. → gọi khối lượng này là nguyên tử khối
- Vậy, Nguyên tử khối là gì?
HS: Phát biểu, bổ sung
GV: Định nghĩa nguyên tử khối
- H = 1 đvC...đều để biểu đạt NTK của nguyên tố? Có đúng không? Vì sao? (mỗi ký hiệu còn chỉ 1 nguyên tử).
- Biết NTK chúng ta còn biết được điều gì? (Biết tên nguyên tố, ký hiệu hoá học và ngược lại)
III. Nguyên tử khối:
- Khối lượng 1 nguyên tử C = 1,9926.10-23g.
- Quy ước: Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử → đơn vị cacbon: đvC.
- Ví dụ: C = 12 đvC, H = 1 đvC, 
O = 16 đvC, Ca = 40 đvC...
(Xem bảng 1. trang 42-SGK).
- Bài tập 5: Nguyên tử Mg:
. Nặng hơn, bằng: = 2(lần) nguyên tử C
. Nhẹ hơn, bằng: = (lần) nguyên tử S
. Nhẹ hơn, bằng: =(lần) nguyên tử Al
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. 
(Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt) 
 b. Hoạt động 2:(15’)
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài
HS: Giải bài tập vào vở nháp
GV: Gọi 1-2 HS lên bảng giải
HS: Nhận xét, bố sung, đánh giá
GV: Chấm điểm, chữa bài tập
GV: Gợi ý, từ dữ liệu ở mục III:
- Khối lượng 1 nguyên tử C= 1,9926.10-23.
- Quy ước: Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử → đơn vị cacbon: đvC.
- Vậy, muốn tính khối lượng bằng gam của 1 đvC ta làm ntn?
HS: Lấy: Khối lượng 1 nguyên tử C nhân với 1/12(tức là lấy: 1,9926.10-23 chia cho 12)
HS: Tính ra đáp số
GV: Như vậy ta đã tìm được 1đvC = 1,66.10-24g.
- Vậy muốn tìm khối lượng bằng g của một nguyên tử bất kì ta làm ntn?
HS: Lấy NTK của nguyên tử đó nhân với 1,66.10-24g
HS: Vận dụng để tìm được khối lượng tính bằng g của nguyên tử nhôm, rút ra đáp án đúng( đap án C)
IV. Luyện tập:
1. Bài tập 6:
- Ta có: X = 2.N = 2.14 = 28
- Vậy, X thuộc nguyên tố Silic, Si
2. Bài tập 7:(bảng phụ)
a. Khối lượng tính bằng gam của 1 đvC, đặt tính như sau:
g = . 10-24 g 1,66.10-24g.
b. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm:
mAl = 27.1,66.10-24g = 44,82.10-24g 
= 4,482.10-23g.
IV. Củng cố: (4’)
- Hoàn thành những dữ kiện còn thiếu trong bảng sau:(đáp án)
Nguyên tử
Tổng số hạt
Số p
Số e
Số n
X
34
11
11
12
Y
46
15
15
16
Z
18
6
6
6
-Vậy:
+ Nguyên tử X thuộc nguyên tố Natri, Na
+ Nguyên tử Y thuộc nguyên tố Photpho, P
+ Nguyên tử Z thuộc nguyên tố Cacbon, C
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 8. SGK:
- Hãy cho biết: những nguyên tử có đặc điểm như thế nào thì thuộc cùng một nguyên tố hoá học?(Là những nguyê tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân)
- Phương án đúng là: D
V. Dặn dò: (1’)
- Xem lại các dạng bài tập đã làm trong tiết học;
- Ôn tập kiến thức về chất về nguyên tử..., nghiên cứu bài mới: “Đơn chất và hợp chất - phân tử”.

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc
Giáo án liên quan