Giáo án Hóa học lớp 8 - Phạm Viết Cảnh - THCS TT Kẻ Sặt - Bắc Giang

A. MỤC TIÊU:

-HS biết hh là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng, hoá học là khoa học quan trọng và bổ ích.

-Bước đầu, các em HS biết rằng: HH có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

B. CHUẨN BỊ:

-Máy chiếu, máy vi tính.

-Dụng cụ (6 bộ gồm):5 ống nghiệm, giá ống nghiệm, công tơ hút, thìa thuỷ tinh.

-Hoá chất: dd natri hidroxit, dd đồng sunfat, đinh sắt, dd axit clohidric.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Ổn định tổ chức lớp (1/)

II.Kiểm tra bài cũ : (không)

III.Bài mới:

 

doc112 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Phạm Viết Cảnh - THCS TT Kẻ Sặt - Bắc Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 làm thí nghiệm biểu diễn.
- Qua thí nghiệm em có nhận xét về hiện tượng xảy ra khi đổ cốc (1) vào cốc (2)? Viết phương trình chữ của phản ứng hoá học xảy ra?
- Vị trí của kim cân trước và sau phản ứng có thay đổi không?
- Như vậy khối lượng của các chất phản ứng và các chất sản phẩm có thay đổi không?
1.Thí nghiệm (12/)
- Cách tiến hành: sgk tr 53
- Nhận xét: 
+ Có phản ứng hoá học xảy ra:
Bari clorua + Natri sunfat Š Bari sunfat + Natri clorua.
+ Kim của cân vẫn ở vị trí cũ.
+ Khối lượng các chất phản ứng và các chất sản phẩm không đổi.
- Trước và sau khi làm thí nghiệm, kim của cân vẫn giữ nguyên vị trí. Có thể suy ra điều gì?
+ GV giới thiệu về phát minh này của hai nhà khoa học Lô-mô-nô-xôp và la-voa-diê.
+ Chiếu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
- Yêu cầu một HS đọc lại nội dung định luật?
+ Chiếu lại sơ đồ phản ứng giữa khí hiđro và khí oxi H 2.5 để giải thích minh hoạ cho định luật BTKL.
2. Định luật (8/)
“Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.
+ Giả sử có phản ứng giữa A và B tạo ra C và D.
- Viết công thức về khối lượng theo ĐLBTKL? Và giải thích?
- Hãy vận dụng công thức trên để viết cho phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm trên?
+ 1 HS lên bảng viết Š GV chiếu công thức, HS dưới lớp nhận xét.
+ GV giải thích ý nghĩa vận dụng công thức của ĐL BTKL: Nếu biết khối lượng của ba chất ta tính được khối lượng của chất còn lại. Nếu gọi a, b, c là khối lượng đã biết của ba chất, x là khối lượng chưa biết của chất còn lại. Ta chỉ cần giải phương trình bậc nhất với một ẩn, chẳng hạn như: a + b = c + x hay a + x = b + c
 3. áp dụng (12/)
Tổng quát:
 A + B Š C + D
 ê mA+ mB = mC + mD
Ví dụ:
 BaCl2 + Na2SO4 Š BaSO4 + NaCl
IV. Củng cố: (6/)
Bài tập 2. (sgk tr 54)
+ GV chiếu đề bài, cho HS đọc và tóm tắt đề bài.
- Yêu cầu HS làm ra vở bài tập Š GV chiếu đáp án cho HS đối chiếu so sánh với vài bài của HS.
Giải
 Gọi khối lượng của BaCl2 là x.
 áp dụng công thức của ĐL BTKL ta có: 
 n x + 14,2 = 23,3 + 11,7
 ’ x = 20,8 
 Khối lượng của bari clorua đã phản ứng là 20,8 g.
V. Hướng dẫn về nhà: (4/)
- Về nhà học bài, làm bài tập 1, 3 sgk tr54
 Lưu ý bài tập 3: HS phải viết được phương trình chữ của phản ứng hoặc sơ đồ của phản ứng và trong phản ứng này chỉ có duy nhất một chất sản phẩm.
- Bài tập NC 1
Nung 10 g đá vôi CaCO3 ở nhiệt cao, khi phản ứng kết thúc người ta thu được 4,4 g khí cacbon đioxit CO2 và vôi sống CaO.
Viết phương trình chữ của phản ứng?
Tính khối lượng vôi sống thu được sau phản ứng?
- Bài tập NC 2
Cho 58g natri cacbonat Na2CO3 vào dung dịch axit clohiđric để tạo ra 58,5g natri clorua NaCl, 9g nước H2O và 22g khí cacbon đi oxit CO2.
Viết phương trình chữ của phản ứng?
Tính khối lượng axit clohiđric đã phản ứng?
Tiết 22
 Ngày soạn:
Tuần 11
 Ngày dạy:
 Bài 16 phương trình hoá học
A. Mục tiêu:
-hs biết được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học gồm công thức hoá của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp.
- Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.
- Tiếp tục rèn kĩ năng lập công thức hoá học của chất.
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H2.5 sgk Sơ đồ tượng trưng phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
- Máy chiếu đa năng và máy vi tính.
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức lớp: (1/)
II.Kiểm tra bài cũ: (6/)
- HS1: Phát biểu định luật BTKL? Viết công thức tổng quát của định luật BTKL?
- HS2: Chữa bài tập 3 sgk tr 54. (Đáp án: moxi= 15 - 9 = 6g)
- HS3: Chữa bài tập NC 1 (BTVN) (Đáp án: mvôi sống = 10 – 4,4 = 5,6g)
III.Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
+ GV giới thiệu mục tiêu của tiết học.
+ GV chiếu H2.5 sgk và lần lượt các hình vẽ sgk tr 55.
- Viết lại phương trình chữ của phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi? Đọc phương trình phản ứng?
- Hãy thay tên các chất trong phản ứng bằng các công thức hoá học?
+ Gọi phương trình vừa viết là sơ đồ phản ứng.
- Khi đặt các chất của sơ đồ lên hai bên cân thì em có nhận xét gì?
+ GV chiếu hình 1 (sgk) để HS đưa ra nhận xét: Cân nghiêng về chất tham gia.
- Lí do cân chưa thăng bằng là gì? Phải làm gì để số nguyên tử O ở hai vế bằng nhau?
+ HS: Thêm 1O vào sản phẩm, tức là thêm hệ số 2 vào trước H2O.
+ GV: hệ số viết trước CTHH của chất và cao bằng CTHH.
+ GV chiếu hình 2 (sgk) để HS đưa ra nhận xét: Cân nghiêng về chất tạo thành.
- Lí do cân chưa thăng bằng là gì? Phải làm gì để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau?
+ HS: Thêm 2H vào chất phản ứng, tức là thêm hệ số 2 vào trước H2.
+ GV chiếu hình 3 (sgk) để HS đưa ra nhận xét: Cân đã thăng bằng, số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế đã bằng nhau.
+ GV: lúc này ta thay dấu 4 bằng dấu Š ta được phương trình hoá học của phản ứng.
I. Lập phương trình hoá học
1. Phương trình hoá học (13/)
 Khí hiđro + Khí oxi Š Nước 
Sơ đồ:
 H2 + O2 4 H2O
Nhận xét 1: Số nguyên tử O bên trái nhiều hơn. Bên phải cần có 2 O. Đặt hệ số 2 trước H2O ta được:
 H2 + O2 4 2H2O
Nhận xét 2: Số nguyên tử H bên phải lại nhiều hơn bên trái. Bên trái cần có 4H. Đặt hệ số 2 trước H2 ta được:
 2H2 + O2 4 2H2O
PTHH:
 2H2 + O2 Š 2H2O (1)
+ GV: để lập phương trình hoá học của một phản ứng cần tiến hành theo 3 bước.
- Hãy áp dụng phương trình hoá học trên viết sơ đồ của phản ứng?
- Muốn viết được sơ đồ của phản ứng ta phải xác định được gì? (CTHH của các chất trong phản ứng).
- Viết CTHH của các chất trong sơ đồ?
- Nhận xét số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế?
+ GV: Số nguyên tử Al và O đều không bằng nhau ở hai vế, nhưng số nguyên tử O nhiều hơn. ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước Al2O3.
- Lúc này số nguyên tử mỗi nguyên tố ở vế trái so với vế phải như thế nào?
- Phải làm thế nào để số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau? Tức là phải thêm những hệ số vào trước các CTHH như thế nào cho thích hợp?
2. Các bước lập phương trình hoá học (16/)
Ví dụ: phản ứng giữa nhôm tác dụng với oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3
Bước 1. Viết sơ đồ của phản ứng:
 Al + O2 4 Al2O3
Bước 2. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- Chọn nguyên tố có số nguyên tử nhiều hơn và không bằng nhau ở hai vế.
- Thêm hệ số 2 trước Al2O3 để làm chẵn số nguyên tử O. Ta được:
 Al + O2 4 2Al2O3
- Bên trái cần có 4Al và 6O tức 3O2, các hệ số 4 và 3 là thích hợp
Bước 3. Viết phương trình hoá học.
 4Al + 3O2 Š 2Al2O3
- Qua các phương trình hoá học trên hãy cho biết cách viết hệ số của các chất trong một phương trình hoá học?
+ GV: Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử ví dụ nhóm OH, SO4  thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. Trừ những phản ứng nhóm nguyên tử không giữ nguyên sau phản ứng, khi đó phải tính theo số nguyên tử mỗi nguyên tố.
- áp dụng để lập phương trình hoá học:
Natri cacbonat + Canxi hiđroxit Š Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.
+ GV phân tích ví dụ để HS thấy được việc giảm bớt phần phức tạp cho những phản ứng có nhóm nguyên tử.
Lưu ý:
- Không được thay đổi chỉ số trong những CTHH đã viết đúng. Viết hệ số cao bằng kí hiệu, không viết 4Al.
- Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử ví dụ nhóm OH, SO4  thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.
Ví dụ:
Sơ đồ: 
Na2CO3 + Ca(OH)2 4 CaCO3+ NaOH
Số nguyên tử Na và số nhóm OH ở bên trái đều là 2và ở bên phải là 1, còn số nguyên tử Ca và nhóm SO4 ở hai vế đều bằng nhau. Hãy đặt hệ số trước một công thức là viết được một PTHH.
Na2CO3 + Ca(OH)2 Š CaCO3+?NaOH
IV. Củng cố: (5/)
GV gọi hai HS lên bảng làm bài tập:
Bài tập 2 (sgk tr 57)
Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a. Na + O2 4 Na2O
b. P2O5 + H2O 4 H3PO4
Lập phương trình hoá học của hai phản ứng trên.
V. Hướng dẫn về nhà: (4/)
- Về nhà học bài, làm các bài tập 3-7 sgk tr58.
Lưu ý: HS chỉ lập các phương trình hoá học chưa cần trả lời tỉ lệ số phân tử trong mỗi PTHH.
- Bài tập NC1
Lập CTHH của các phản ứng sau:
a. Kẽm + Axit clohiđric Š Kẽm clorua ZnCl2 + Khí hiđro
b. Nitơ + Khí hiđro Š Khí amoniac NH3 
c. Nhôm + Khí clo Š Nhôm clorua AlCl3
- Bài tập NC2
Khoanh tròn vào chỗ sai và sửa lại cho đúng trong mỗi phương trình phản ứng sau:
4Al + 3O2 Š 2Al2O3
4Fe + 6O Š 2Fe2O3
Ca + O2 Š CaO2
4Na + O2 4 2Na2O
Tiết 23
 Ngày soạn:
Tuần 12
 Ngày dạy:
 Bài 16 phương trình hoá học (Tiếp )
A. Mục tiêu:
-hs biết được ý nghĩa của phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số nguyên tử giữa các chất trong một phương trình phản ứng.
- Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.
- Tiếp tục rèn kĩ năng lập công thức hoá học của chất.
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H2.5 sgk Sơ đồ tượng trưng phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
- Máy chiếu đa năng và máy vi tính.
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức lớp (1/)
II.Kiểm tra bài cũ: (7/)
GV gọi 4 HS lên bảng trình bày các bước lập phương trình hoá học của các phản ứng trong các bài tập sau:
Bài tập 2 sgk tr57
Na + O2 4 Na2O
P2O5 + H2O 4 H3PO4
Bài tập 3 sgk tr57
HgO 4 Hg + O2
 b. Fe(OH)3 4 Fe2O3 + H2O
III.Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Ghi bảng
+ GV chiếu sơ đồ H2.5 và PTHH giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
- PTHH cho biết những gì?
- Cụ thể trong phương trình này cho biết tỉ lệ đó như thế nào?
- Tỉ lệ này được hiểu như thế nào?
+ HS: Cứ 2 phân tử hiđro phản ứng với một phân tử oxi tạo ra 2 phân tử nước.
+ GV: Thường chỉ hay quan tâm tới một cặp chất nào đó như: cứ 2 phân tử hiđro tác dụng được với 1 phân tử oxi. Hay cứ 2 phân tử hiđro phản ứng tạo ra 2 phân tử nước
- Hãy cho biết ý nghĩa của PTHH sau:
 4Al + 3O2 Š 2Al2O3
+ HS viết ý nghĩa của PTHH vào vở Š GV chiếu kết quả của HS lên bảng cho cả lớp nhận xét.
+ GV chiếu PTHH của bài tập 2 và 3 sgk yêu cầu HS cho biết ý nghĩa của mỗi phương trình.
II. ý nghĩa của phương trình hoá học (10/)
Phương trình hoá học cho biết: tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử của các chất trong một phản ứng hoá học.
Ví dụ
PTHH 2H2 + O2 Š 2H2O
- Tỉ lệ số phân tử H2: số phân tử O2: số phân tử H2O = 2 : 1 : 2
+ GV chiếu đề bài tập 4,5,6 sgk tr57 lên bảng. 
- Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm H

File đính kèm:

  • dochoa hoc 8.doc