Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Văn Vượng - Bài 37 - Tiết 56: Axit – Bazơ – Muối

1– MỤC TIÊU:

1.1)Kiến thức :

- Học sinh hiểu và biết cách phân loại :Axit theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.

- Học sinh hiểu và biết cách phân loại :Axit, bazơ theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.

1.2)Kỹ năng:

- Học sinh nhận biết và phân biệt thế nào là hợp chất axit

- Học sinh nhận biết và phân biệt thế nào là hợp chất axit, bazơ.

1.3)Thái độ :

Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

2.- TRỌNG TÂM:

Định nghĩa, cách gọi tên, phân loại axit, bazơ.

3 – CHUẨN BỊ :

3.1. GV: Bảng phụ

3.2. HS: Xem trước bài “Axit-baz ơ-muối”

4 – TIẾN TRÌNH :

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2.Kiểm tra miệng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Văn Vượng - Bài 37 - Tiết 56: Axit – Bazơ – Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37 - Tiết 56
Tuần dạy 29
1– MỤC TIÊU:
1.1)Kiến thức :
- Học sinh hiểu và biết cách phân loại :Axit theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.
- Học sinh hiểu và biết cách phân loại :Axit, bazơ theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng.
1.2)Kỹ năng:
- Học sinh nhận biết và phân biệt thế nào là hợp chất axit
- Học sinh nhận biết và phân biệt thế nào là hợp chất axit, bazơ.
1.3)Thái độ :
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
2.- TRỌNG TÂM:
Định nghĩa, cách gọi tên, phân loại axit, bazơ.
3 – CHUẨN BỊ :
3.1. GV: Bảng phụ
3.2. HS: Xem trước bài “Axit-baz ơ-muối”
4 – TIẾN TRÌNH :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng: 
A. Trấc nghiệm. 4đ
Câu 1. Nước tác dụng với Na tạo ra khí Hi đro và chất rắn màu trắng có công thức :
KOH
 Na2O
NaOH
NaCl
Câu 2: Nước tác dụng với Điphotphopentaoxit tạo ra axit photphoric có CTHH
H3PO4
HPO4
H2PO4
H3P2O5
Câu 3: Nước tác dụng với hợp chất nào tạo dung dịch Canxi hidroxit (Ca(OH)2)
Na2O.
H2O
CO2
CaO
Câu 4 : Dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh
NaOH
Ca(OH)2
HCl
Câu a, b.
B – Tự luận :6đ
Nêu tính chất hoá học của nước, viết phương trình phản ứng minh hoạ(6đ)
NaOH
H3PO4
CaO
Câu a, b.
Trả lời:
Tác dụng với kim loại :
2Na + 2H2O à 2 NaOH +H2 	2đ
Tác dụng với oxit bazơ:
CaO + H2O à Ca(OH)2 	2đ
Tác dụng với oxit axit:
 SO3 + H2O à H2SO4
1đ
1đ
1đ
1đ
2đ
2đ
2đ
4.3.Bài mới :
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hợp chất axit
GV: Yêu cầu học sinh lấy 3 ví dụ axit
HS: Cho ví dụ
GV: Em hãy nhận xét điểm giống nhau và khác nhau trong phần phân tử của axit trên.
HS: Nêu nhận xét.
GV: Từ nhận xét trên em hãy rút ra định nghĩa axit.
GV: Nêu công thức chung của gốc axit là A, hoá trị là n, em hãy rút ra công thức hoá học chung của axit.
GV: Dựa vào thành phần có thể chia axit thành 2 loại.
HS: Nêu cách phân loại axit
GV: Hướng dẫn học sinh cách gọi tên axit không có oxi.
Vd: Axit + Tên phi kim + hidric
Vd: HCl : Axit clohidric
	HBr: Axit bromhidric
GV: Giới thiệu tên của gốc axit tương ứng( chuyển đuôi “hidric” thành đuôi “ua”)
Vd: 	Cl: Clorua
	S: Sunfua 
GV: Giới thiệu cách gọi tên axit có oxi
GV: Yêu cầu học sinh gọi tên axit : H2SO4 , HNO3
HS: Gọi tên
GV: Yêu cầu học sinh gọi tên axit :
HS: Gọi tên
GV: Giới thiệu tên của gốc axit tương ứng (theo nguyên tắc chuyển đuôi ic à at, ơ à it.
Em hãy cho biết tên của gốc axit : SO4, SO3, NO3
HS: Gọi tên gốc axit
Yêu cầu học sinh làm bài tập 1
Bài tập 1: Viết công thức của các oxit có tên sau:
Axit sunfuric 	H2SO4
Axit cacbonic 	H2CO3 
Axit photphoric 	H3PO4
(Hướng dẫn học sinh dựa vào bảng phụ lục 2 SGK)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hợp chất bazơ.
GV: Nêu hệ thống câu hỏi cho học sinh phát biểu
Em hãy kể tên 3 chất bazơ mà em biết ?
Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các bazơ trên?
Em hãy thử nêu định nghĩa của bazơ?
GV: Em hãy viết công thức chung của bazơ, nếu gọi khối lượng là M có hoá trị n .
HS: Ghi công thức lên bảng 
GV: Hướng dẫn cách gọi tên Bazơ
GV: Giáo viên yêu cầu học sinh gọi tên các hợp chất bazơ sau: NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3
HS: Gọi tên chung
GV: Giáo trình phần phân loại
GV: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bảng tính tan dễ lấy ví dụ về bazơ tan
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ
HS: Cho ví dụ
GV: Chốt kiến thức của bài và giáo dục hs.
I – Axit:
Khái niệm :
a. Trả lời câu hỏi:
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử Hidro liên kết với gốc axit các nguyên tử Hidro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Vd: HCl, H2SO4, HNO3
Công thức hoá học:
	HnA
	n : Hoá trị gốc axit A
Phân loại : 2 loại
Axit không có oxi :
Vd: HCl, H2S, 
Axit có oxi
Vd: H2SO4, HNO3,..
Tên gọi :
Axit không có oxi:
Tên axit: axit + tên phi kim
Axit có oxi:
Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit : Axit + Tên phi kim +ic
Vd: HNO3 Axit nitric
 H2SO4 Axit Sunfuric
Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit : Axit + Tên phi kim + ơ
Vd: H2SO3 : Axit Sunfurơ
SO4 :Sunfat
SO3 :Sunfit
NO3 :Nitric
II –Bazơ :
Khái niệm:
Phân loại bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit
Vd: NaOH, Ca(OH)2, CuOH)2.
Công thức :
M(OH)2 
M : là KHHH kim loại có hoá trị n
3. Tên gọi :
 Tên bazơ : Tên kim loại + Hidroxit
(Nếu kim loại có nhiều hoá trị ta đọc tên bazơ kèm theohoá trị của kim loại)
Vd : NaOH : Natri hidroxit
 Fe(OH)2 :Sắt (II) hidroxit
 Fe(OH)3 : Sắt (III) hidroxit 
4. Phân loại :
Dựa vào tính tan bazơ được chia làm 2 loại
Bazơ tan được trong nước (gọi là kiềm)
Vd: NaOH, KOH, Ba(OH)2
Bazơ không tan trong nước
Vd: Fe(OH)2, Fe(OH)3 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm vào ở bảng nhóm bài tập sau:
STT
Nguyên tố
Công thức
Oxit Bazơ
Tên gọi 
Công thức của Bazơ tương ứng
Tên gọi
1
Na
2
Ca
3
Mg
4
Fe(II)
5
Fe(III)
Gốc axit
CTHH tương ứng
Tên gọi
= SO4
=CO3
= SO3
HCl
4.5. Hướng dẫn hs tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này:
Học kỹ công thức hoá học của axit ,bazơ và cách gọi tên
Về nhà làm bài tập 1, 2 ,3, 4 trang 130 (SGK).
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị phần còn lại của bài.
Gv nhận xét tiết dạy.
5 – RÚT KINH NGHIỆM :
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 56 A B M.doc