Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Văn Vượng - Bài 34 - Tiết 51: Bài Luyện Tập 6

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về tính chất vật lý (đặc biệt là tính nhẹ), t/c hoá học (đặc biệt là tính khử) của hidro, các ứng dụng chủ yếu do tính nhẹ, tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt của hidro cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm, hs biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí Hidro so với khí oxi

- HS biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử chất oxi hoá, pư oxi hoá khử

- HS nhận biết được pư oxi hoá khử , chất khử chất oxi hoá trong các PƯHH, biết nhận ra pư thế và so sánh với các pư hoá hợp pư phân huỷ.

1.2) Kĩ năng: rèn kĩ năng phân biệt pư, viết PTHH và tính theo PTHH

1.3) Thái độ: tiếp tục phát triển khả năng tư duy cho hs

2 TRỌNG TÂM

Hệ thống hóa kiến thức đã học.

3.CHUẨN BỊ

3.1.GV: bảng phụ, phiếu học tập

3.2. HS: bảng grap , xem kiến thức cũ

4.TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định : kiểm diện

4.2. KTBC: không kiểm tra bài cũ dành thời gian luyện tập

4.3. Giảng bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Văn Vượng - Bài 34 - Tiết 51: Bài Luyện Tập 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34 - Tiết 51
Tuần dạy 27
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: 
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về tính chất vật lý (đặc biệt là tính nhẹ), t/c hoá học (đặc biệt là tính khử) của hidro, các ứng dụng chủ yếu do tính nhẹ, tính khử và khi cháy toả nhiều nhiệt của hidro cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm, hs biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí Hidro so với khí oxi
- HS biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử chất oxi hoá, pư oxi hoá khử
- HS nhận biết được pư oxi hoá khử , chất khử chất oxi hoá trong các PƯHH, biết nhận ra pư thế và so sánh với các pư hoá hợp pư phân huỷ.
1.2) Kĩ năng: rèn kĩ năng phân biệt pư, viết PTHH và tính theo PTHH
1.3) Thái độ: tiếp tục phát triển khả năng tư duy cho hs 
2 TRỌNG TÂM
Hệ thống hóa kiến thức đã học.
3.CHUẨN BỊ
3.1.GV: bảng phụ, phiếu học tập
3.2. HS: bảng grap , xem kiến thức cũ
4.TIẾN TRÌNH 
4.1. Ổn định : kiểm diện
4.2. KTBC: không kiểm tra bài cũ dành thời gian luyện tập 
4.3. Giảng bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 
- Khí Hidro thuộc loại đơn chất hay hợp chất ? CTHH là gì ? 
- HS:đơn chất – CTHH : H2 
- HS 1 trả lời câu hỏi số 1
- GV: khí Hidro có những t/c vật lý nào ?
- HS trả lời câu hỏi số 2
- GV nhấn mạnh : H2 có tính khử 
- HS 3 trả lời câu hỏi số 3
- GV:pư oxi hoá khử là gì ? thế nào là sự khử ? sự oxi hoá? Chất khử chất oxi hoá ?
- Gọi 5 hs lần lượt trả lời
- HS 4 trả lời câu hỏi số 4
- GV: điều chế khí Hidro trong phòng TNo từ những nguyên liệu nào ?
- HS : trả lời: Zn, HCl
- HS 5 trả lời câu hỏi số 5
- Phản ứng giữa Zn và HCl gọi là pư gì ? 
- HS: pư thế 
- GV: thế nào là pư thế ?
- HS: trả lời 
- HS 6 trả lời câu hỏi số 6
- GV: Từ những t/c vật lý và t/c hoá học của Hidro. Em hãy cho biết Hidro có những ứng dụng gì ?
- HS trả lời
- HS 7 trả lời câu hỏi số 7 hoàn chỉnh hồ sơ tổng kết.
Hoạt động 2 : 
- GV chuyển ý : từ những kiến thức trên, ta ứng dụng làm các BT
- Gọi 1 hs đọc BT1 trang 118
- HS xác định đề
- Gọi hai hs lên làm BT 1 (mỗi hs 2 pư)
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GV: nhận xét, kết luận
- Gọi 1 hs đọc BT 2 trang 118
- HS suy nghĩ nêu cách làm
- HS khác nhận xét 
- Gọi 1 hs đọc BT 4 trang 119
- Gọi 3 hs lên làm BT 4
- Yêu cầu : từ tên các chất, hs phải viết đùng CTHH thì mới viết đúng
- HS nhận xét bài làm của bạn, sửa sai (nếu có)
GV: chốt lại
- Gọi 1 hs đọc đề bài 3 trang 119
- HS: trả lời nhanh - hs khác nhận xét 
- GV: chốt lại: đáp án đúng C
- GV phát biểu học tập (BT số 4)
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập 
- GV: thu phiếu học tập: nhận xét.
- GV rút ra bài học kinh nghiệm.
I. Kiến thức cần nhớ: sgk
II. Bài tập
1. Bài 2 trang 118
 Dùng một que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ: lọ làm cho que đom cháy sáng bùng lên gọi là lọ chứa oxi; lọ có ngọn lửa xanh mờ là lọ chứa khí Hidro, lọ không làm thay đổi ngon lửa của que đóm đang cháy là lọ chứa kk
2.Bài 1 trang 118
a/ H2 + O2 à 2H2O 
b/ 3H2 + Fe2O3 à 2Fe + 3H2O 
c/ 4H2 + Fe3O4 à 3Fe + 4H2O 
d/ H2 + PbO à Pb + H2O 
theođn: pư a là pư hoá hợp, pư b,c,d là pư thế 
Tuy nhiên, tất cả các pư trên đều là pư oxh khử vì đều có đồng thời oxh và sự khử
3. Bài 4 trang 119
a/ CO2 + H2O à H2CO3 (1)
 SO2 + H2O à H2SO3 (2)
 Zn + HCL à ZnCl2 + H2 (3) 
 P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 (4)
 H2 + PbO à Pb + H2O
b/ pư (1)(2)(4) là pư hoá hợp
pư (3) : pư thế 
pư (5) pư oxh – khử 
4. Bài 3 trang 119
 Đáp án đúng: C 
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Bài học kinh nghiệm:
- Phân biệt các loại pư hoá học
- Nhận xét hoá chất: dựa vào tính chất của chất 
- Nắm vững các công thức tính m,n,V để giải toán tính theo PTHH
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Nắm vững BHKN để áp dụng làm BT
- Làm hoàn chỉnh các bài tập 6 trang 119 sgk 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới: bài thực hành 5
- Xem cách điều chế và thu khí H2
- Xem cách làm TNo H2 + CuO
-Viết sẵn mẫu bản tường trình.
- GV nhận xét tiết dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM 
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 51 bai luyen tap.doc