Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 2,3 - Bài 2: Chất

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức : HS biết được:

- Khi niệm chất v một số tính chất của chất, chất cĩ trong cc vật thể xung quanh ta.

- Khi niệm về chất tinh khiết v hỗn hợp.

- Cch phn biệt chất nguyn chất ( tinh khiết) v hỗn hợp dựa vo tính chất vật lí.

 2. Kỹ năng :

- Quan st thí nghiệm hình ảnh, mẫu chất . rt ra được nhận xét về tính chất của chất ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất.).

- Phn biệt được chất và vất thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát).

- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống như đường, muối ăn, tinh bột.

 3. Thái độ : Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi dùng hóa chất sử dụng đúng yêu cầu tùy theo tính chất của nó. Bảo đảm tính an toàn khi dùng hóa chất, vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Tách chất ra khỏi hợp chất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 2,3 - Bài 2: Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị.
 2. Kĩ năng:
 Tập cho học sinh biết cách nhận ra tính chất của chất và tách riêng chất ra từ hỗn hợp, quan sát và thử nghiệm tính chất của chất, biểu diên nguyên tố hoá học bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học, biết cách lập công thức hoá học của hợp chất dựa vào hoá trị, biết cách tinh phân tử khối.
 3. Thái độ:
 Bước đầu tạo cho học sinh hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy hoá học. Năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất.
 Tiết:2,3 bài:2 CHẤT 
ND: 24,25 /8/10
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : HS biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất, chất cĩ trong các vật thể xung quanh ta.
- Khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
 2. Kỹ năng :
- Quan sát thí nghiệm hình ảnh, mẫu chất. rút ra được nhận xét về tính chất của chất ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất.).
- Phân biệt được chất và vất thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát).
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống như đường, muối ăn, tinh bột.
 3. Thái độ : Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi dùng hóa chất sử dụng đúng yêu cầu tùy theo tính chất của nó. Bảo đảm tính an toàn khi dùng hóa chất, vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Tách chất ra khỏi hợp chất. 
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: - Tài liệu: SGK, SGV, thiết kế.
- Mẫu một số chất : Lưu huỳnh, phot pho đỏ, nhôm, đồng. Chai nước khoáng, nước cất, muối ăn, nước ao hồ.
- Dụng cụ : thử tính dẫn điện, kiềng sắt, kẹp gỗ, đèn cồn, cốc thủy tinh, đủa thủy tinh, ống nghiệm, nhiệt kế, tấm kính, ống nhỏ giọt
 2. Học sinh : Soạn và xem trước bài, ôn tập vật lý lớp 6.
 - Mỗi nhóm quan sát và tìm hiểu chất cĩ trong vật thểsau và chỉ ra vật thể tự nhiên vật thể nhân tạo: Không khí,Thân cây mía, Bàn gỗ, Ấm đun nước, Rổ nhựa, Cuốc .
 - Đọc trước bài nắm vững các thí nghiệm.
 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
Đàm thoại gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH : Tiết 2
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh, chia nhóm.
2. Kiểm tra bài cũ : 
1. Hóa học là gì ? Nêu thí dụ? (4đ)
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. (2 đ )
 - Ví dụ : Cho định sắt vào dung dịch HCl có khí sủi bọt nghĩa là có sự biến đổi các chất sắt và axit clohidric ( 2đ)
 2. Theo em học tốt môn hóa học là phải làm như thế nào ? Ví dụ? (5đ)
 - Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học (2 đ)
 - HS ví dụ hợp lý, đúng (3đ)
 - HS chuẩn bị bài ở nhà đủ (1đ)
 Nhận xét, đánh giá điểm.
 3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS nhắc lại hóa học là gì ? Sau đó GV nhấn mạnh môn hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất. Bài hôm nay chúng ta làm quen với chất : “CHẤT”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu chất có ở đâu ?
- GV nêu : Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể xung quanh ta.
- GV bổ sung và chỉ ra 2 loại vật thể, HS phân loại các ví dụ đã nêu, GV ghi bảng.
+ Vật thể tự nhiên : người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất 
+ Vật thể nhân tạo : nhà ở, đồ dùng, quần áo, thước kẻ, compa 
- GV treo bảng phụ, HS quan sát vật mẫu đã chuẩn bị thảo luận nhóm. 2’
Tên gọi thông thường
Vật thể
Chất cấu tạo nên vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
-Không khí
-Thân cây mía
- Bàn gỗ
- Ấm đun nước
- Rổ nhựa
- Cuốc
Oxi,nitơ, cacbonic
  Các nhóm báo cáo, GV và HS nhận xét sửa chữa chấm điểm tuyên dương.
? Qua các ví dụ trên, em thấy chất có ở đâu ?
* GV mở rộng : Chất có trong mọi vật thể và giới thiệu từ vật liệu.
- Vật liệu là những vật dụng để làm ra vật thể (mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất).
 * Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất của chất.
-GV cho HS quan sát một số chất như: S, P, HCl, rượu, nứơc? Những chất này có giống nhau không? ( không giống nhau)
*GV: mỗi chất đều có tính chất riêng của chúng như: trạng thái, màu sắc mùi vị, tính tan là tính chất vật lí. Còn khả năng biến đổi thành chất khác là tính chất hóa học.
? Làm thế nào để biết được tính chất của chất.
GV cho HS xem mẫu phot pho đỏ và lưu huỳnh, gọi HS nhận xét tính chất bề ngoài.
Quan sát - P : chất rắn màu đỏ
	- S : chất rắn màu vàng
- GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm để biết tính chất của một số chất.
  Từng nhóm nhận dụng cụ trong khay : đồng, muối, (cồn, que thử điện).
  HS tiến hành thí nghiệm và thảo luận .   Các nhóm báo cáo, GV ghi bảng.
+ Đồng : Chất rắn màu đỏ, không tan trong nước, khối lượng dựa vào công thức 
+ Muối : chất rắn, màu trắng, tan trong nước, không cháy.
? Để nhận biết tính chất của chất, chúng ta dựa vào đâu ? 	- Quan sát
  HS kết luận:	- Dùng dụng cụ để đo
- Làm thí nghiệm
- Như vậy mỗi chất có những tính chất như thế nào ?
? Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi gì? 
- GV nêu các ví dụ gọi HS phân biệt : nước và cồn Þ yêu cầu HS nêu lợi ích ?
- GV thuyết trình : biết tính chất của chất giúp ta biết cách sử dụng chất và ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất. 
 - GV liên hệ : Cây xanh không nên để trong phòng ngủ vào ban đêm (thải khí CO2) sẽ gây thiếu oxi 
 I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU ?
 Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT.
Mỗi chất có những tính chất nhất định
a. Tính chất vật lý :
- Trạng thái, màu sắc, mùi vị.
- Tính tan trong nước.
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
- Khối lượng riêng
b. Tính chất hóa học :
Khả năng biến đổi chất này thành chất khác
- Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
- Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất.
- Biết cách sử dụng chất và ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
4. Củng cố và luyện tập :
 * Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau:
“ Vật thể được chia làm ..hai.. loại là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo , vật thể được làm ra tư vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số ..chấtNên ta nói: “ Đâu có vật thể thì nơi đó có .. chất
Cho HS trao đổi 2 HS 1’
Gọi cá nhân trình bày, nhận xét, sửa sai
* Bài tập dành cho HS khá giỏi:
1/ Hãy chỉ đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau: vật thể chất
Nhà máy xi măng ngút trời khĩi tỏa. Nhà máy xi măng khĩi tỏa
Nhiều đồ dùng gia đình làm bằng nhựa rất bền và đẹp. đồ dùng gia đình nhựa
Hơi nước tụ lại thành những đám mây đen dày đặc. đám mây đen dày đặc hơi nước
2/ Những chất khác nhau cĩ thể cĩ một số tính chất giống nhau được khơng? Cho VD
(Những chất khác nhau cĩ thể cĩ một số tính chất giống nhau 
VD: Đường nghiền nhỏ và tinh bột đều là những chất bột trắng khơng mùi nhưng đường cĩ vị ngọt 
và tan được trong nước cịn tinh bột thì khơng)
GV kể 1 vài ví dụ về tác hại của việc sử dụng chất không đúng nên gây ngộ độc như: Do không biết khí CO2 không duy trì sự sống và nặng hơn không khí, thường tập trung ở đáy giếng sâu nên 1 số người đã xuống giếng vét bùn mà không đề phòng nên đã xảy ra hậu quả xấu
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học nội dung bài, tìm ví dụ cho từng phần.
- Làm bài tập ở nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK/1. ( Đọc câu hỏi dựa vào phần bài học và các ví dụ minh hoạ trả lời)
- HS khá làm bài tập bổ sung vở bài tập
- Chuẩn bị : Phần III chất tinh khiết (bài 2)
 + Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. so sánh tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp?
 + Làm thế nào để tách muối ra khỏi nước biển?
 + Dựa vào đâu để tách chất ra khỏi hỗn hợp?
- Đọc bài xem kỹ trước các thí nghiệm.
V. RÚT KINH NGHIỆM 
-Nội dung---------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Phương pháp:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-Tổ chức:-------------------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docT2.doc