Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên -Tiết 1 - Bài 1: Mở Đầu Môn Hóa Học

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Học sinh biết học hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

- Biết hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Do đó, cần thiết phải có kiến thức hóa học về các chất.

- Học sinh biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học.

2. Kỹ năng :

Rèn học sinh kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm, nhận xét.

3. Thái độ :

- Giáo dục các em ham thích đọc sách, thích tham gia hoạt động để thấy rõ sự biến đổi của chất trong hóa học.

- Giáo dục các em tính cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm và ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Tài liệu: SGK, SGV, thiết kế hóa 8.

- Dụng cụ: 5 bộ thí nghiệm gồm : khai nhựa, giá ống nghiệm, 3 ống nghiệm, hóa chất, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4, dung dịch HCl, kẽm viên.

- Tranh ứng dụng của H2 và O2, bảng phụ.

- Phiếu học tập, các ô chữ để học sinh ghép từ.

2. Học sinh :

Đọc trước bài, xem trước hình 4.4/88, hình 5.3/108.

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên -Tiết 1 - Bài 1: Mở Đầu Môn Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 1 Bài: 1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
ND: 23,24-8-2010
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Học sinh biết học hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
- Biết hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Do đó, cần thiết phải có kiến thức hóa học về các chất.
- Học sinh biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học.
2. Kỹ năng :
Rèn học sinh kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm, nhận xét.
3. Thái độ :
- Giáo dục các em ham thích đọc sách, thích tham gia hoạt động để thấy rõ sự biến đổi của chất trong hóa học.
- Giáo dục các em tính cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm và ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Tài liệu: SGK, SGV, thiết kế hóa 8.
- Dụng cụ: 5 bộ thí nghiệm gồm : khai nhựa, giá ống nghiệm, 3 ống nghiệm, hóa chất, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4, dung dịch HCl, kẽm viên.
- Tranh ứng dụng của H2 và O2, bảng phụ.
- Phiếu học tập, các ô chữ để học sinh ghép từ.
2. Học sinh :
Đọc trước bài, xem trước hình 4.4/88, hình 5.3/108.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Đàm thoại trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh, chia nhóm.
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra quy đinh sách học tập bộ môn.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hóa học là gì ? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? Nhiệm vụ các em phải làm gì để học tốt môn hóa học ?
Hôm nay, chúng ta đi vào tìm hiểu bài : “MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu hóa học là gì
- GV đặt vấn đề : Hóa học là một môn học mới, để biết hóa học là gì, chúng ta đi vào thí nghiệm.
- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS mô tả từng thí nghiệm. GV biểu diễn cả lớp quan sát, đồng thời giới thiệu cho HS biết dụng cụ và cách sử dụng.
  Từng nhóm HS nhận dụng cụ và hóa chất trong khay.
  Các nhóm làm thí nghiệm ghi nhận sự biến đổi của các chất. 5’
- GV theo dõi uốn nắn thao tác của HS.
- Khi các nhóm thực hiện xong thí nghiệm, GV gọi đại diện 2 nhóm báo cáo: “nhận xét sự biến đổi các chất trong ống nghiệm” và giải thích.
GV: từ thí nghiệm các em hãy nhận xét xem hóa học là gì?
HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
GV: gọi HS đọc nhận xét sgk.
 - Để xem hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống ta đi vào tìm hiểu:
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò hóa học 
- GV phát phiếu học tập, HS thảo luận (câu hỏi phần II-SGK/4) 3’
- GV treo tranh ứng dụng của H2 và O2 giới thiệu cho HS.
* Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ?
- GV uốn nắn, sửa chữa, bổ sung kết luận.
* Giáo dục : Vì sao người ta không giặt rửa những bao chứa xi măng, phân bón sau khi sử dụng xong ở các nguồn nước như : cống rãnh, kênh, mương  ?
? Muốn học tốt môn hóa học, các em cần phải làm gì ?
* Hoạt động 4 : Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học.
GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu trả lời.
? Khi học tập môn hóa học, các em cần chú ý thực hiện các hoạt động nào ?
? Phương pháp học tốt môn hóa học ?
- GV nhận xét, bổ sung.
I- HÓA HỌC LÀ GÌ?
1/ Thí nghiệm: SGK
2/ Nhận xét: 
TN 1: Tạo chất mới không tan trong nước.
TN 2: tạo bọt khí viên kẽm nhỏ dần.
3/ Kết luận: 
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
II- HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA?
Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
III- PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC?
1/ Các hoạt động cần chú ý khi học hóa học: 
Thu thập tìm kiếm kiến thức.
Xử lí thông tin, nhận xét, kết luận.
Vận dụng làm bài tập, áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
Ghi nhớ nội dung quan trọng.
2/ Phương pháp học:
Biết làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng.
Có hứng thú say mê học tập.
Nhớ, chọn lọc thông minh.
Đọc thêm sách tham khảo, mở rộng kiến thức.
4. Củng cố và luyện tập :
Cho HS chơi các trò chơi để củng cố bài
HS lựa chọn nội dung đính vào các ô :
_ Vai trò của hoá học ?( Rất quan trọng trong cuộc sống)
- Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học ?
( Tự thu thập, xử lí thông tin,vận dụng và ghi nhớ.)
 - Phương pháp học tốt môn hoá học?
(Nắm vững và vận dụng kiến thức.) 
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học kỹ nội dung bài dựa vào các tiêu đề trong bài học.
- Tìm hiểu và đọc trước bài 2 “Chất” SGK/7->11.
- Đọc thông tin và trả câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SGK/11
- Đọc trước bài tập hóa học ở bài chất trang 3, 4.
 - Giờ sau mỗi nhóm quan sát và tìm hiểu chất cĩ trong vật thểsau và chỉ ra vật thể tự nhiên vật thể nhân tạo: Không khí,Thân cây mía, Bàn gỗ, Ấm đun nước, Rổ nhựa, Cuốc 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
	 -Nội dung---------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
- phương pháp:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-Tổ chức:---------------------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
	-Phương tiện-------------------------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • docT1.doc
Giáo án liên quan