Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Quang Tuấn - Tiết 50 : Điều Chế Hiđro - Phản Ứng Thế

I. MỤC TIÊU :

- HS hiểu nguyên liệu, phương pháp cụ thể điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm (axit HCl hoặc H2SO4 tác dụng với Zn hoặc Al). Biết nguyên tắc điều chế Hiđro trong công nghiệp.

- Hiểu được phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp được dụng cụ điều chế Hiđro từ Axít và Kẽm.

- Kĩ năng thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước

- Rèn luyện tính cẩn thận ,tỉ mỉ trong thí nghiệm hóa học.

II. chuẩn bị :

Giáo viên: Dụng cụ điều chế và thu khí Hiđrô

 + Dụng cụ : Giá sắt, ống nghiệm nhánh, ống dẫn, ống vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thủy tinh, ống nghiệm hoặc lọ có nút nhám, bình điện phân nước.

 + Hóa chất : Zn, dd HCl

Học sinh: Ôn lại bài điều chế Oxi trong phòng TN.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :

1) Ổn định lớp: Kiểm diện

2) Kiểm tra bài cũ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Quang Tuấn - Tiết 50 : Điều Chế Hiđro - Phản Ứng Thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THANH TRA TOÀN DIỆN
LỚP 8
Ngày soạn: .. 	 Ngày dạy: .
Tuần 7 (26) HK II
Tiết 50 : ĐIỀU CHẾ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ
I. MỤC TIÊU :
HS hiểu nguyên liệu, phương pháp cụ thể điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm (axit HCl hoặc H2SO4 tác dụng với Zn hoặc Al). Biết nguyên tắc điều chế Hiđro trong công nghiệp. 
Hiểu được phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Học sinh có kĩ năng lắp ráp được dụng cụ điều chế Hiđro từ Axít và Kẽm.
Kĩ năng thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước
Rèn luyện tính cẩn thận ,tỉ mỉ trong thí nghiệm hóa học.
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Dụng cụ điều chế và thu khí Hiđrô 
 + Dụng cụ : Giá sắt, ống nghiệm nhánh, ống dẫn, ống vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thủy tinh, ống nghiệm hoặc lọ có nút nhám, bình điện phân nước.
 + Hóa chất : Zn, dd HCl
Học sinh: Ôn lại bài điều chế Oxi trong phòng TN.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC :
Ổn định lớp: Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án và biểu điểm
- Nêu định nghĩa sự khử, sự oxi hóa ?
- Phản ứng oxi hóa khử ? Viết PTPƯ minh họa ?
- Gọi 1 HS lên sửa bài tập 3, 5/SGK/113
- Sự khử : Sự tách Oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử.
- Sự oxi hóa : Là sự tác dụng của một chất với Oxi.	 (5 đ)
- Phản ứng Oxi hóa khử: Là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự Oxi hóa và sự khử.
 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2
 Chất khử chất oxi hóa (5 đ)
- Bài tập 3 SGK/113
Các phản ứng này đều là phản ứng oxi hoá – khử vì đều có sự nhường và chiếm oxi.
a) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 
(chất oxi hoá) (chất khử) (5 đ)
b) Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
(chất oxi hoá) (chatá khử)
c) CO2 + 2Mg 2MgO + C
(chất oxi hoá) (chất khử) (5 đ)
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : Điều chế hiđro 
GV : Nêu mục tiêu của tiết học.
GV : Giới thiệu cách điều chế Hiđrô trong phòng TN (nguyên liệu và phương pháp).
Nguyên liệu:
- Một số kim loại: Zn, Fe, Al
- Dung dịch axit :HCl, H2SO4 l
- Phương pháp: cho một số kim loại tác dụng với một số dung dịch axit.
HS Nghe và ghi bài
GV : Làm TN điều chế Hiđrô (cho Zn + dung dịch HCl) và thu hiđro bằng hai cách:
- Đẩy không khí
- Đẩy nước
HS : Quan sát TN
GV : Các em hãy nhận xét hiện tượng thí nghiệm?
GV : Đưa que đóm có tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí
HS : Quan sát hiện tượng.
GV : Tiếp tục đưa que đóm đang cháy vào
HS : Nhận xét – Khí Hiđrô cháy với ngọn lửa màu xanh.
GV : Cách thu khí Hiđrô giống và khác cách thu khí oxi như thế nào ?
HS : Thảo luận và trả lời.
GV :Dựa vào tính chất nào ta có thể thu khí Hiđrô bằng 2 cách trên ?
HS : Tính nhẹ và tính ít tan trong nước.
GV : Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình minh họa PƯHH vừa xảy ra.
HS : Lên bảng ghi PTHH.
GV : Có thể thay Zn bằng Al hoặc Fe. Thay HCl bằng H2SO4 loãng.
GV : Yêu cầu HS làm bài tập 1.
Viết các phương trình phản ứng sau:
Fe + dung dịch HCl
Al + dung dịch HCl
Al + dung dịch H2SO4 loãng
(GV giới thiệu hóa trị của sắt trong phản ứng 1 là II).
GV : gọi một em lên làm bài tập vào góc phải bảng.
GV : Gọi một HS nhắc lại cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.
GV : Giới thiệu bình kíp.
HOẠT ĐỘNG 2 : 
GV : Giới thiệu cách thu khí Hiđrô trong công nghiệp bằng cách điện phân nước. Cho HS quan sát tranh vẽ về sơ đồ điện phân nước.
GV mô tả cấu tạo của bình điện phân nước.
Cho HS quan sát hoạt động của bình điện phân.
HS : Nghe và ghi
GV : Có thể dùng than để khử hơi nước. có thể điều chế từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.
GV : Yêu cầu HS lên bảng ghi phương trình điện phân nước.
HS : Lên bảng viết phương trình.
HOẠT ĐỘNG 3 : 
GV :Yêu cầu HS nhận xét các phản ứng ở bài tập 1 và cho biết : Các nguyên tử Zn, Al đã thay thế cho những nguyên tử nào của axit ?
HS : Zn , Al thay thế cho Hiđrô
GV : Các phản ứng trên gọi là phản ứng thế
HS : Nêu định nghĩa 
GV : Yêu cầu HS làm bài tập 2 vào vở.
Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào?
a) P2O5 + H2O H3PO4
b) Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag
c) Mg(OH)2 MgO + H2O
d) Na2O + H2O NaOH
e) Zn H2SO4 ZnSO4 + H2#
GV : Chấm vở của một số HS.	
I. Điều chế Khí Hiđrô 
1. Trong phòng thí nghiệm :
+ Nguyên liệu : 
Một số kim loại : Zn, Fe, Al
Dung dịch axit :HCl, H2SO4 l
+ Cách thu :
Bằng cách đẩy nước
Đẩy không khí ra khỏi ống nghiệm.
+ PTHH : 
 Zn + 2 HCl " ZnCl2 + H2#
2. Trong công nghiệp : 
	Điều chế Hiđrô trong công nghiệp bằng cách điện phân nước, dùng than khử oxi của nước, hoặc điều chế Hiđrô từ dầu mỏ.
PTHH : 
2 H2O điện phân 2 H2# + O2#
II. Phản ứng thế : 
 Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ :
 Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2#
HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài như phần mục tiêu.
Nguyên liệu điều chế và cách thu khí Hiđrô 
Định nghĩa phản ứng thế ?
Cho các em HS làm bài tập 3
a) Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng.
b) Tính thể tích khí H2 thu được (ở đktc) khi cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư
4. Dặn dò
Về nhà học bài, làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 / SGK/116
Xem trước bài mơí.
5. Rút kinh nghiệm	
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Duyệt của Tổ	Giáo viên
Nguyễn Quang Tuấn

File đính kèm:

  • doctiet 50 dieu che hidrophan ung the.doc
Giáo án liên quan