Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Lê Anh Linh - Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 2: Chất (tiết 1)

I.MỤC TIÊU. Sau tiết này HS phải:

1. Kiến thức:

- Phân biệt đươc vật thể , biết được mỗi chất đều có tính chất nhất định.

- Hiểu được tính chất của chất để nhận biết chất, biết cách sử dụng các chất và biết ứng dụng của các chất đó vào trong sản xuất.

- Bước đầu làm quen với một số hoá chất dụng cụ thí ngiệm, làm quen với một số thao tác thí nghiệm đơn giản.

2. Kĩ năng:

 Có kĩ năng quan sát thí nghiệm và phân biệt chất.

3.Thái độ:

 Có thái độ yêu thích bộ môn.

II.CHUẨN BỊ:

1. GV:

 Hoá chất: miếng sắt, nước cất, muối ăn, cồn.

 Dụng cụ: Cân, cốc thuỷ tinh , nhiệt kế, đũa thuỷ tinh.

2. HS:

 Tìm hiêu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (1’): 8A1 ./ . 8A2 ./

 8A3 ./ . 8A4 ./ .

2. Kiểm tra bài cũ(5’):

 HS1: Vai trò của hóa học? Hóa học là gì ?

 HS2: Phương pháp học tập tốt hóa học ?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều chất hóa học. Vậy có phải hầu hết các chất đó là hóa học biến đổi chế tạo thành không? Để hiểu rõ phần này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay :

b. Các hoạt động chính:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Lê Anh Linh - Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 2: Chất (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 10/08/2009
Tiết 2 Ngày dạy: 15/08/2009
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ 
Bài 2: CHẤT (T1)
I.MỤC TIÊU. Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân biệt đươc vật thể , biết được mỗi chất đều có tính chất nhất định.
- Hiểu được tính chất của chất để nhận biết chất, biết cách sử dụng các chất và biết ứng dụng của các chất đó vào trong sản xuất.
- Bước đầu làm quen với một số hoá chất dụng cụ thí ngiệm, làm quen với một số thao tác thí nghiệm đơn giản.
2. Kĩ năng:
 Có kĩ năng quan sát thí nghiệm và phân biệt chất.
3.Thái độ: 
 Có thái độ yêu thích bộ môn.
II.CHUẨN BỊ:
1. GV: 
 Hoá chất: miếng sắt, nước cất, muối ăn, cồn.
 Dụng cụ: Cân, cốc thuỷ tinh , nhiệt kế, đũa thuỷ tinh.
2. HS: 
 Tìm hiêu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): 8A1../.. 8A2../
 8A3./.. 8A4../..
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
 HS1: Vai trò của hóa học? Hóa học là gì ?
 HS2: Phương pháp học tập tốt hóa học ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều chất hóa học. Vậy có phải hầu hết các chất đó là hóa học biến đổi chế tạo thành không? Để hiểu rõ phần này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay :
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Chất có ở đâu?(18’)
- GV: Em hãy kể 1 số vật dụng xung quanh ta? Chúng được làm từ đâu?
- GV thông báo: các vật thể xung quanh ta được chia làm 2 loại chính:Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
- GV: Em hãy phân loại các vật thể: bàn, ghế, đá, cây, nước.
- GV: Qua các ví dụ em thấy chất có ở đâu?
- GV: Mọi vật thể đều là chất
 hay hỗn hợp các chất. Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ.
- HS: Bàn, ghế, dao, kéo, nồi
- HS: Nghe giảng, ghi nhớ.
- HS:Trả lời 
+Vật thể tự nhiên:cây, đá, nước.
+ Vật thể nhân tạo: Bàn, ghế.
- HS: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
- HS: nghe và lấy ví dụ: phân bón, thuốc..
CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
- Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất
Ví dụ: Bàn,ghế, cây, cỏ,sông suối..
- Vật thể phân làm 2 loại:
+Vật thể tự nhiên:Sông , suối
+ Vật thể nhân tạo: Bàn ghế
Hoạt động 2. Tính chất của chất(15’).
- GV thông báo: Mỗi chất có những tính chất nhất định.
- GV: Làm thế nào để xác định tính chất của chất?
- GV: Hướng dẫn các cách xác định tính chất của chất qua các thí nghiệm.
- GV: Vậy có mấy cách để xác định tính chất của chất?
- GV thuyết trình: Để biết được tính chất vật lí thì chúng ta có thể quan sát hoặc dùng dụng cụ để đo hoặc làm thí ngiệm. Còn tính chất hoá học thì phải làm thí nghiệm mới biết được.
- GV đặt vấn đề :Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất?
- GV:Hãy kể 1 số mẫu chuyện nói lên tác hại của vịêc sử dụng chất không đúng.
- HS: Nghe giảng, ghi bài.
- HS: Suy nghĩ về câu hỏi của GV.
- HS: Theo dõi thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
- HS trả lời: 3 cách:
+ Quan sát.
+ Dùng dụng cụ đo.
+ Làm thí nghiệm.
- HS: lắng nghe và ghi nhớ.
- HS: Tìm hiểm SGK và trả lời:
- Giúp chúng ta phân biệt chất này với chất khác 
- Biết cách sử dụng chất
- Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất.
- HS: Do không hiểu khí CO có tính độc vì vậy 1 số người sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín gây ngộ độc nặng.
II.TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
- Tính chất vật lí gồm;
+ Trạng thái, màu sắc, mùi vị
+ Tính tan trong nước
+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy
+ Tính dẫn điện, dẫn nhiệt
+ Khối lượng riêng
- Tính chất hoá học:khả nang biến đổi chất này thành chất khác
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Nhận biết chất
- Biết sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất.
4. Cũng cố (4’): 
 GV cho HS nhắc lại kiến thức cần nhớ. 
 GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 SGK/ 11. 
5. Dặn dò:
 Làm bài tập về nhà :1,2,3,4,5,6 SGK.
 Xem trước bài : Chất (T2).
Tuần 2 Ngày soạn: 14/08/2009
Tiết 3 Ngày dạy: 17/08/2009
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ 
Bài 2: CHẤT (TT)
I.MỤC TIÊU. Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
 - Biết thế nào là hỗn hợp, chất tinh khiết, tách chất khỏi hỗn hợp.
- Hiểu được vai trò của chất tinh khiết, hỗn hợp trong cuộc sống và trong sản xuất.
- Vận dụng vào giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
 - Phân biệt chất tinh khiết, hỗn hợp.
3.Thái độ: 
 Học tập nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
II.CHUẨN BỊ:
 1. GV: Hoá chất: nước khoáng, nước cất.
 Dụng cụ: đèn cồn, bình cầu đáy tròn, nhiệt kế.
2. HS: Tìm hiêu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’): 8A1../ 8A2../.
 8A3../ 8A4../.
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
 HS1: Hãy nêu 3 ví dụ về vật thể tự nhiên, 3 ví dụ về vật thể nhân tạo ?
 HS2: Làm bài tập 3 SGK/11.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết chất có ở xung quanh chúng ta và có rất nhiều vai trò quan trọng trong đời sống. Vậy, có mấy loại chất? Phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp như thế nào?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hỗn hợp(9’).
-GV: Yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng và chai nước cất và nhận xét về màu sắc của chúng.
-GV: Nước cất dùng để pha chế thuốc, nước khoáng thì không. Vì sao?
-GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ một số loại nước cũng có lẫn một số chất giống như nước khoáng.
-GV: Nước khoáng và các loại nước các em vừa lấy ví dụ đều là hỗn hợp. Vậy, hỗn hợp là gì?
-HS: Quan sát và nhận xét: cả nước khoáng và nước cất đều không màu.
-HS trả lời: Vì nước khoáng có lẫn một số chất khác, nước cất thì không.
-HS lấy ví dụ: nước biển, nước sông, nước giếng.
-HS: Trả lời và ghi vở.
III. Chất tinh khiết:
1. Hỗn hợp:
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.
- Ví dụ: nước biển, nước sông.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về chất tinh khiết(8’).
-GV: Giới thiệu hình 1.4a: sơ đồ chưng cất nước tự nhiện.
-GV hỏi: Sản phẩm thu được sau khi chưng cất là gì?
-GV: Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết? Vì sao?
-GV hỏi: Theo em chất như thế nào mới có những tính chất nhất định?
-HS: Quan sát sơ đồ chưng cất nước tự nhiên.
-HS: Sản phẩm thu được là nước cất.
-HS: Tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy(00C), nhiệt độ sôi(1000C), khối lượng riêng(1g/cm3) của nước cất. Vì với nước tự nhiên các giá trị này đều sai ít nhiều tùy vào các chất khác có lẫn nhiều hay ít.
-HS: Chất tinh khiết thì sẽ có những tính chất nhất định.
2. Chất tinh khiết: Là những chất không có lẫn bất kì chất nào khác.
Ví dụ: nước cất.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách tách chất ra khỏi hỗn hợp(9’).
-GV: Tiến hành thí nghiệm cô cạn nước muối ( hình 1.4.b). Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng sảy ra.
-GV hỏi: Vì sao khi cô cạn lại có hiện tương kết tinh? Chất kết tinh là gì?
-GV hỏi: Vậy, làm sao ta có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp?
-GV: Ngoài ra, có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất: khối lượng riêng, tính tan và bằng cách thích hợp ta đều có thể tách riêng được chất. Tức là dựa vào tính chất vật lí khác nhau của chất có thể tách riêng từng chất.
-HS: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng: nước bay hơi hết, còn lại là chất rắn màu trắng.
-HS: Nước và các chất khác bay hơi hết, còn lại là muối ăn kết tinh.
-HS: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau ta có thể tách riêng một chất khỏi hỗn hợp.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
Dựa vào tính chất vật lí khác nhau: nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan và bằng cách thích hợp ta đều có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp.
4. Củng cố(8’): 
 GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
 Yêu cầu HS làm bài tập 7, 8 SGK/11.
5. Dặn dò về nhà(5’):
 GV: Yêu cầu HS học bài, làm bài tập SGK.
 Chuẩn bị mẫu bài thu hoạch chuẩn bị thực hành.
BẢNG TƯỜNG TRÌNH
Bài
 Tên :.
 Lớp:..
STT
Hoá chất _ dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
PTHH và giải thích

File đính kèm:

  • docbai 2 chat.doc