Giáo án Hóa học lớp 8 - học kỳ I

I / MỤC TIÊU :

- Kiến thức : HS biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất ,sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng ,là môn khoa học quan trọng và bổ ích . hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta . Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng .

- Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng biết làm thí nghiệm , biết quan sát . Rèn luyện phương pháp tư duy , óc suy luận sáng tạo . Cách làm việc tập thể .

- Thái độ : phải có hứng thú say mê học tập , ham thích đọc sách . Nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra các kết luận và cùng với giáo viên điều chỉnh các kết luận .

II / CHUẨN BỊ :

- Gv : Hóa cụ : giá ống nghiệm , 3 ống nghiệm , kẹp , thìa lấy hóc chất rắn , ống hút

 Hóa chất : dung dịch CuSO4 , dung dịch NaOH , dung dịch HCl , đinh sắt .

- Hs : Đọc trước bài ở nhà ,

III / PHƯƠNG PHÁP :thuyết trình , thực hành , vấn đáp , thảo luận nhóm .

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1 / Ổn định lớp

2 /Kiểm tra bài cũ :

3 /Bài mới :

 

doc113 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nguyên tố.
II/ TỰ LUẬN : ( 6Đ ) 
Câu 5 : ( 1,5đ ) Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất sau:
	a/ Khí Clo : Cl2 b/ Khí Metan : CH4 c/ Axitsunfuric : H2SO4
Câu 6 : ( 2 đ ) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau : 
a/ Axit clohiđric , biết trong phân tử có 1 nguyên tử H , 1 nguyên tử Cl .
b/ Canxicacbonat , biết trong phân tử có 1 nguyên tử Ca , 1nguyên tử C và 3 nguyên tử O .
Câu 7 : (2,5đ) Tính hoá trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau, biết Clo có hoá trị I , Nhóm SO4 có hoá trị II.
	a/ ZnCl2	b/ Al2(SO4)3
Bài làm
@....................................................
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I/ Phần trắc nghiệm: (4đ)
Câu 1: câu a : Đ ( 0,25đ)	câu b : S ( 0,25đ)
	Câu c : Đ ( 0,25đ) 	câu d : Đ ( 0,25đ)
Câu 2 :	
 chọn c : (1 đ)
Câu 3:	
	 chọn d : (0,5đ)
Câu 4 :
	 a/	nguyên tố hoá học (0,25đ)	b/ nguyên tử (0,25đ)
	một kí hiệu hoá học (0,25đ)
	Hợp chất 	(0,25đ)
	nguyên tố hoá học (0,25đ)
	kí hiệu hoá học (0,25đ)
II/ Phần Tự luận : (6đ)
Câu 5: 
a/ Khí Clo : Cl2 (0,5đ)
Khí Clo do nguyên tố Cl tạo nên
Có 2 nguyên tử Cl trong phân tử
Phân tử khối = 35,5 x 2 = 71 đvC
b/ Khí Metan : CH4 (0,5đ)
Khí Metan do nguyên tố Cacbon và Hiđro tạo nên
Có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H trong phân tử
Phân tử khối = 12 + 1.4 = 16 đvC
c/ Axitsunfuric : H2SO4 (0,5đ)
Axitsunfuric do nguyên tố H, S và O tạo nên
Có 2 nguyên tử H , 1 nguyên tử S và 4 O trong phân tử
Phân tử khối = 1. 2 + 32 + 16.4 = 98 đvC
Câu 6:
	a/ HCl = 1 + 35,5 = 36,5 đvC (1đ)
	b/ CaCO3 = 40 + 12 + 16.3 = 100 đvC (1đ)
Câu 7:
 a/ ZnCl2	(1đ)
 Gọi a là hoá trị của Zn trong hợp chất ZnCl2
 Theo qui tắc hoá trị, ta có :
	a. 1 = I . 2 a = II
	Vậy Zn có hoá trị Là II
 	b/ Al2(SO4)3 (1,5đ)
 Gọi b là hoá trị của Al trong hợp chất Al2(SO4)3
 Theo qui tắc hoá trị, ta có :
	b. 2 = II . 3 2b = VI b =III
	Vậy Al có hoá trị Là III
--------------------------------------
THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA
 XL
Lớp
GIỎI
( 9 -> 10 )
KHÁ
( 7 -> 8 )
TRUNG BÌNH
( 5 - > 6 )
YẾU
(3 -> 4 )
KÉM
( 0 ->2 )
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8B
8I
Ngày soạn : 2.10.2009 Tiết : 17
 Tuần : 9 
CHƯƠNG II : PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
I. MỤC TIÊU : 
-Kiến thức : Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý ,hiện tượng hóa học . Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học . 
- Kỹ năng :Học sinh tiếp tục được rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm .
- Thái độ : Học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên -> ham thích học tập bộ môn .
II. CHUẨN BỊ :
- Gv : Hóa chất : Bột sắt , bột lưu huỳnh .
 Dụng cụ : Đèn cồn , nam châm , kẹp gỗ , kiềng , ống nghiệm , cốc thủy tinh.
- Hs : đường , nước , muối ăn.
III. PHƯƠNG PHÁP : Thực hành , vấn đáp .
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : không.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1 : tìm hiểu hiện tượng vật lý (10’)
- Gv : yêu cầu hs quan sát hình vẽ 2.1 sgk 
? Hình vẽ đó nói lên điều gì .
? Hãy nêu về cách biến đổi từng giai đoạn .
- Hs : quan sát hình -> trả lời .
- Gv : giới thiệu :Trong các quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái , nhưng không có sự thay đổi về chất .
- Gv : hướng dẫn hs làm thí nghiệm
 + Hòa tan muối ăn vào nước ( quan sát ) .
 + Dùng kẹp gỗ kẹp vào 1/3 ống nghiệm ( từ miệng ống ) và đun nóng bằng đèn cồn ( quay miệng ống về phía không có người ) -> quan sát và ghi lại sơ đồ của quá trình biến đổi .
- Hs : làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của gv.
? Sau 2 thí nghiệm trên , em có nhận xét gì 
- Gv : thông báo 
 Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lý .
Hđ2 : tìm hiểu hiện tượng hóa học (14’)
- Gv : làm thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh theo các bước sau .
 + Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh rồi chia làm 2 phần .
 + Đưa nam châm lại gần phần một : sắt bị nam châm hút .
 + Đỗ phần 2 vào ống nghiệm và đun nóng.
- Gv : yêu cầu hs quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp .
 + Đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được .
- Gv : gọi hs nhận xét .
- Hs : nhận xét.
? Em hãy rút ra kết luận 
- Hs : rút ra kết luận .
- Gv : yêu cầu hs làm thí nghiệm theo các bước sau (14’)
 + Cho 1 ít đường trắng vào ống nghiệm .
 + Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn -> quan sát .
? Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lý không ? Tại sao.
- Hs : trả lời .
- Gv: thông báo 
 Đó là các hiện tượng hóa học 
? Vậy hiện tượng hóa học là gì 
- Hs : trả lời .
? Muốn phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lý ta dựa vào dấu hiệu nào 
- Hs : trả lời (có chất mới xuất hiện)
I/ Hiện tượng vật lý :
 Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu ,được gọi là hiện tượng vật lý .
VD : 
Nước Nước Nước
 (rắn) (lỏng) (hơi)
II/ Hiện tượng hóa học :
 1/ Thí nghiệm 1 : Cho Fe tác dụng với S. Đun nóng hỗn hợp
 Nhận xét :
Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen.
Kết luận :
 Có sự thay đổi về chất, có chất mới được tạo thành.
.
2/ Thí nghiệm 2 : Đun nóng đường trên ngọn lửa đèn cồn.
 - Nhận xét :
 Đường chuyển dần sang màu nâu, rồi đen (than) thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
 - Kết luận :
 Có chất mới được tạo thành.
* Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác , được gọi là hiện tượng hóa học 
4. Kiểm tra –đánh giá : (4’)
? Hiện tượng vật lý làgì ? Hiện tượng hóa học là gì .
? Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý .
 ? Trong các quá trình sau, quá trình nào là hiện tượng hoá học, quá trình nào là hiện tượng Vật lí? Giải thích.
	a/ Dây Fe được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.
	b/ Hoà tan axitaxetic vào nước được dung dịch axitaxetic loãng dùng làm giấm ăn.
	c/ Cuốc xẻng làm bằng Fe để lâu trong không khí bị gỉ.
	d/ Đốt cháy gỗ, củi.
Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng Vật lí và hiện tượng hoá học.
5. Dặn dò (1’)
- Học bài .	- Làm bài tập 1,2,3 sgk /47.
- Đọc trước bài 13.
Ký duyệt tuần 9
Nguyễn Thanh Hương
Ngày soạn :02.10.2009 Tiết : 18
 Tuần : 10 
Bài 13 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU :
-Kiến thức : Học sinh biết được phản ứng hóa học là 1 quá trình biến đổi chất này thành chất khác . Biết được bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử , làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác .
-Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ . Qua việc viết được phương trình chữ hs phân biệt được các chất tham gia và tạo thành trong 1 phản ứng hóa học .
- Thái độ : Yêu thích môn học .
II. CHUẨN BỊ :
 - Gv : Tranh vẽ “ Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hidrô và oxi tạo ra nước “
- Hs : Đọc bài trước ở nhà .
III. PHƯƠNG PHÁP : thuyết trình , vấn đáp .
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (8’)
? Hiện tượng vật lý làgì ? Hiện tượng hóa học là gì .Cho VD minh họa
 -Sữa BT 2,3 SGK trang 47
3. Bài mới :
Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: định nghĩa (20’)
- Gv : thuyết trình 
 Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học 
 + Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng .
 + Chất mới sinh ra gọi là chất tạo thành hay còn gọi là sản phẩm
- Gv :giới thiệu phương trình chữ của bài tập số 2 sgk /47 
 Lưu huỳnh + oxi -> Lưu huỳnh đioxit
 ( chất tham gia ) ( sản phẩm )
 Giữa các chất tham gia và sản phẩm là dấu -> 
- Gv : yêu cầu hs cả lớp viết phương trình chữ của 2 hiện tượng hóa học còn lại ở bài tập 2,3 sgk / 47 và chỉ rõ các chất tham gia , sản phẩm .
- Hs : viết phương trình .
- Gv : giới thiệu 
 Các quá trình cháy của 1 chất trong không khí thường là tác dụng của chất đó với oxi ( có trong không khí )
- Gv : giới thiệu cách đọc phương trình chữ .
- Gv : cho hs làm bài tập áp dụng 
- Hs : làm bài tập .
- Gv : hướng dẫn hs ghi điều kiện của các phản ứng lên dấu ->
Gv : gọi hs đọc phương trình chữ .
Hđ2 : tìm hiểu diễn biến của phản ứng hóa học .(10’)
- Gv : yêu cầu hs quan sát hình vẽ 2.5 sgk /48
? Trước phản ứng ( hình a ) có những phân tử nào ? Các nguyên nào liên kết với nhau 
? Trong phản ứng ( hình b ) các nguyên tử nào liên kết với nhau ? So sánh số nguyên tử hidro và oxi trong phản ứng b và trước phản ứng a
? Sau phản ứng c có các phân tử nào liên kết với nhau .
? Em hãy so sánh chất tham gia và sản phẩm về : + Số nguyên tử mỗi loại 
 + Liên kết trong phân tử 
- Gv : bổ sung : vậy các nguyên tử được bảo toàn .
 -> Từ các nhận xét trên các em hãy rút ra kết luận về bản chất của mỗi phản ứng hóa học .
1. Định nghĩa :
 Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học 
 + Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng .
 + Chất mới sinh ra gọi là chất tạo thành hay còn gọi là sản phẩm
 Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau :
 Tên các chất phản ứng -> Tên các sản phẩm.
VD : Lưu huỳnh + oxi -> Lưu huỳnh đioxit
 ( chất tham gia ) ( sản phẩm )
 Đường nước + than
Đọc là : - Lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo ra lưu huỳnh đioxit.
 - Đường phân huỷ tạo thành nước và than.
Bài tập : Hãy cho biết trong các quá trình biến đổi sau, hiện tượng nào là hiện tượng Vật lí? Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học?Viết các phương trình chữ của các phản ứng hóa học :
 a. Đốt cồn ( rượu etylic ) trong không khí , tạo ra khí cacbonnic và nước .
 b. Chế biến gỗ thành giấy, bàn , ghế.
 c. Đốt bột nhôm trong không khí , tạo ra nhôm oxit .
 d. Điện phân nước , ta thu được khí hydro và khí oxi.
Giải
- Hiện tượng Vật lí : b
 - Hiện tượng hoá học : a, c, d
a/ Rượu Etylic + oxi to cácbonnic + nước
b/ Nhôm + oxi t o Nhôm oxit
( Chất tham gia) (sản phẩm)
c/ Nước đp Hiđro + oxi
II/ Diễn biến của phản ứng hoá học
 Trong các phản ứng hóa học , có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác .Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
 VD : Hiđro + oxi Nước
4 . Củng cố – dặn dò : (4’)
? Định nghĩa phản ứng hóa học .
? Diễn biến của phản ứng hóa học .
? Khi chất phản ứng 

File đính kèm:

  • docHOA 8 HOC KI I day du.doc
Giáo án liên quan