Giáo án Hóa học lớp 8 - học kì I

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được môn hoá học là nghành khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu học sinh biết hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có hiểu biết về kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

Bước đầu rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong việc học tập bộ nôn hoá học.

3. Thái độ:

Tạo cho học sinh hứng thú trong học tập bộ môn Hoá học, tạo niềm say mê và yêu thích môn học.

II- Chuẩn bị cho bài dạy:

1. Giáo viên:

 - Bảng phụ, dụng cụ, ống nghiệm, hoá chất dd NaOH, CuSO4

2. Trò:

- Vở ghi + SGK + Vở bài tập

- Đọc trước bài ở nhà.

III - Tiến trình bài giảng:

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trong hạt nhân có 12 P
Nguyên tử có 12 e
Số lớp e là 3
Số e ngoài cùng là 2
b) Khác nhau về số P và số e
Giống nhau về số e ở lớp ngoài cùng là 2
3- Bài tập 3 ( SGK- Tr 30)
a) Phân tử khối của hợp chất là 
2*31 = 62 đvc
Nguyên tử khối của nguyên tố X là
 đvc
Tra bảng vậy nguyên tố đó là Natri
4- Bài tập 4 ( SGK- Tr 30)
a- Nguyên tố hoá học, hợp chất
b- Phân tử, liên kết với nhau, đơn chất
c- Đơn chất, nguyên tố hoá học
d – hợp chất, phân tử, liên kết với nhau
e- Chất, nguyên tử, đơn chất
Đáp án
- Xác định về vật thể, chất.
- Cách tách riêng chất ra khỏi hợp chất.
- Xác định số P, số e, lớp e, số e ở lớp ngoài cùng.
- Xác định nguyên tố hoá học
4. Hướng dẫn học ở nhà: (5')
- Xem lại toàn bộ các bài tập đã giải.
- Làm tiếp các bài tập còn lại
- Đọc trước bài Công thức hoá học.
Ngày dạy:
Tiết: 12 công thức hoá học
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được công thức hóa học dùng để biểu diễn chất gồm 1 kí hiệu hoá học (đơn chất), hai hoặc ba ký hiệu hoá học dùng để biểu diễn (hợp chất) với các chỉ số ở chân các ký hiệu.
- Biết cách viết công thức hoá học khi biết ký hiệu hoá học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết công thức hoá học
- Học sinh viết được, viết đúng, viết đẹp ký hiệu của các nguyên tố hoá học
3. Thái độ:
- Tạo lập cho học sinh thái độ động cơ học tập đúng đắn.
- Nghiêm túc trong học tập, tích cực tham gia tìm hiểu những kiến thức mới thông qua các hoạt động học tập.
II- Chuẩn bị cho bài dạy:
1. Giáo viên:
SGK + SGV - Bảng phụ
2. Trò:
- Vở ghi + SGK + Vở bài tập
- Bảng nhóm.
- Đọc trước bài ở nhà.
III - Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nhắc lại khái niệm đơn chất – hợp chất – phân tử?
2. Bài mới:
Hoạt động I: Tìm hiểu công thức hoá học của đơn chất.
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK
? Công thức hoá học của đơn chất được viết như thế nào.
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
GV: Giới thiệu cho học sinh hiểu và biết về công thức hoá học của đơn chất Kim loại và đơn chất phi kim.
GV: Lấy một số ví dụ minh hoạ
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 1 SGK Tr 42
Hãy lấy ví dụ về công thức hoá học của một số đơn chất khác?
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét – bổ xung 
3'
13'
Đáp án:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
1- Công thức hóa học của đơn chất
- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm ký hiệu hoá học của một nguyên tố.
+ Với đơn chất phi kim: Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2 nên thêm chỉ số này ở chân ký hiệu.
VD: Hiđro công thức hoá học: H2
Oxi có công thức hoá học là: O2
Một số phi kim lấy (quy ước) kí hiệu hoá học làm công thức hoá học.
VD: Than công thức hoá học: C
Lưu huỳnh công thức hoá học: S
+ Với đơn chất kim loại:
Ký hiệu hoá học của nguyên tố được coi là công thức hoá học.
VD: Đồng công thức hoá học là: Cu
Kẽm công thức hoá học là: Zn
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức hoá học của hợp chất
GV: Gọi 1 HS nhắc lại định nghĩa về hợp chất?
HS: Trả lời 
GV: ? Vậy trong công thức hoá học của hợp chất có bao nhiêu ký hiệu hoá học
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu công thức hoá học dạng chung
- Lấy một số ví dụ minh hoạ để học sinh có thể nắm được
14'
2- Công thức hoá học của hợp chất 
- Trong công thức hoá học của hợp chất có hai, ba ký hiệu hoá học trở lên.
- Công thức hoá học dạng chung của hợp chất là: AxBy; AxByCz
Trong đó A; B; C là ký hiệu nguyên tố
x; y; z là các chỉ số
* Chú ý nếu chỉ số bằng 1 thì không phải ghi
 VD: Công thức hoá học của nước: H2O
Công thức hoá học của Muối ăn: NaCl
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của công thức hoá học
GV: Cho học sinh đọc thông tin SGK
- Tổng hợp lại các ý nghĩa của công thức hoá học
3- Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài 
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
6'
4’
3- ý nghĩa của công thức hoá học
Công thức hoá học của một chất cho biết:
- Nguyên tố nào đã tạo ra chất
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
- Nguyên tử khối, phân tử khối của chất đó.
Đáp án
- Công thức hoá học của đơn chất, hợp chất.
- ý nghĩa của công thức hoá học
4. Hướng dẫn học ở nhà: (5')
- Học theo vở ghi + SGK
- Làm bài tập 2, 3, 4 (SGK Tr 33, 34)
* Hướng dẫn:
Bài 3: (SGK – Tr 34)
Viết công thức hoá học và tính phân tử khối
a) Can xioxit: (Vôi sống) trong phân tử có 1 Ca và 1 O
 Công thức hoá học là: CaO
Phân tử khối của CaO = 40 + 16 = 56 đvc
b) Amoniăc trong phân tử có 1 N; 3 H
Công thức hoá học là: NH3
Phân tử khối của NH3 là: 14 + 3*1 = 17 đvc
c) Đồng sunfat: có 1 Cu; 1 S; 4 O
Công thức hoá học là: CuSO4
Phân tử khối: 64 + 32 + 4*16 = 160 đvc.
Ngày dạy:
Tiết: 13 Hoá trị
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm hoá trị là gì? cách xác định hoá trị, làm quen hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tố thường gặp.
- Nắm vững quy tắc về hoá trị và biểu thức tính hoá trị
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức tính hoá trị để tính hoá trị của một số nguyên tố
3. Thái độ:
- Tạo lập cho học sinh thái độ động cơ học tập đúng đắn.
- Nghiêm túc trong học tập, tích cực tham gia tìm hiểu những kiến thức mới thông qua các hoạt động học tập.
II- Chuẩn bị cho bài dạy:
1. Giáo viên:
SGK + SGV - Bảng phụ
2. Trò:
- Vở ghi + SGK + Vở bài tập
- Bảng nhóm.
- Đọc trước bài ở nhà.
III - Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ:
? Đơn chất là gì? hợp chất là gì? công thức của đơn chất – công thức cua hợp chất.
2. Bài mới:
Hoạt động I: Tìm hiểu cách xác định hoá trị của mỗi nguyên tố
GV: Giới thiệu cách xác định. Người ta gán cho H hoá trị I, do vậy 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì ta nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu
GV: Lấy ví dụ minh hoạ 
GV: Treo bảng phụ ghi VD
GV: Giới thiệu về cách xác định dựa vào nguyên tố oxi để học sinh nắm được
HS: nghe giảng
GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ
- Hướng dẫn học sinh cách xác định hoá trị
HS: Quan sát
GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ để học sinh cùng tìm hiểu.
? Hãy xác định hoá trị của Ag trong hợp chất Ag2O và Al trong hợp chất Al2O3.
HS: Tiến hành thảo luận theo nhóm bàn xác định 
- Đại diện HS trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét – bổ xung câu trả lời của HS
GV: Giới thiệu cách xác định
HS: Nêu lại cách xác định
GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ 3
- Hướng dẫn 1 ý. cho học sinh hoạt động nhóm giải các ý còn lại
HS: Thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét bổ xung
GV: Nhận xét – bổ xung
Treo bảng phụ ghi kết luận
Gọi HS đứng tại chỗ đọc nội dung KL
3- Củng cố:
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của tiết học
- Hướng dẫn lại cách xác định hoá trị của các nguyên tố
5'
33'
5’
I- Hóa trị của một nguyên tố được xác định như thế nào?
1- Cách xác định:
- Gán cho H có hoá trị I
+ 1 Nguyên tủ của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H => Hoá trị của nguyên tố đó bằng số nguyên tử H tham gia liên kết.
VD 1:
+ Hợp chất axit clohidric (HCl). Thì Cl có hoá trị I vì 1 nguyên tử Cl chỉ liên kết được với 1 nguyên tử H.
+ Hợp chất NH3 thì N có hoá trị 3 vì 1 nguyên tử N liên kết được với 3 nguyên tử H.
- Dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố khác với oxi (quy ước Oxi có hoá trị II).
VD 2:
+ Kali oxit (K2O) Ta thấy K có hoá trị I vì 2 nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử oxi.
+ Kẽm oxit: (ZnO) Ta thấy Zn có hoá trị II vì 1nguyên tử Zn liên kết trực tiếp với 1 nguyên tử O.
+ Lưu huỳnh đioxit (SO2) Lưu huỳnh có hoá trị IV vì 1 nguyên tử S liên kết được với 2 nguyên tử O
- Xác định hoá trị của một nhóm nguyên tử
VD 3: 
- Trong công thức H2SO4. Ta có hoá trị của nhóm SO4 là II vì nhóm nguyên tử đó đã liên kết được với 2 nguyên tử H
- Trong công thức H3PO4. Ta có hoá trị của nhóm PO4 là III vì nhóm nguyên tử đó đã liên kết được với 3 nguyên tử H
2- Kết luận:
SGK Tr 35
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Học theo vở ghi + SGK
- Làm bài tập 1, 2 (SGK Tr 3
- Đọc trước phần tiếp theo của bài Hoá trị
Ngày dạy:
Tiết: 14 Hoá trị (tiếp)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết lập công thức của hợp chất (dựa vào hoá trị của các nguyên tố)
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập công thưc hoá học của chất.
- Kỹ năng tính toán hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử
- Vận dụng thành thạo các kiến thức để làm bài tập
3. Thái độ:
- Tạo lập cho học sinh thái độ động cơ học tập đúng đắn.
- Giáo dục cho học sinh đức tính cẩn thận, tính chính xác trong tiến hành làm bài tập.
- Nghiêm túc trong học tập, tích cực tham gia tìm hiểu những kiến thức mới thông qua các hoạt động học tập.
II- Chuẩn bị cho bài dạy:
1. Giáo viên:
SGK + SGV - Bảng phụ
2. Trò:
- Vở ghi + SGK + Vở bài tập
- Bảng nhóm.
- Đọc trước bài ở nhà.
III - Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hoá trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử là gì?
- Xác định hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau:
MgO; CuO; N2O
2. Bài mới:
Hoạt động I: Xây dựng quy tắc hóa trị
GV: Giới thiệu cho học sinh từ công thức hợp chất hai nguyên tố AaxByb đem nhân chỉ số x, y với hoá trị (a, b) của mỗi nguyên tố, hãy so sánh các tích. Có thể đặt dấu (=) được không?
GV: Cho học sinh cùng làm một số ví dụ
HS: Tiến hành là VD
5'
10'
Đáp án
- Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- MgO --> Mg có hoá trị II
- CuO --> Cu có hoá trị II
- N2O --> N có hoá trị I
II- Quy tắc hoá trị:
1- Quy tắc:
x.a
y.b
NH3
1.III
3.I
CO2
1.IV
2.II
VD: Trong công thức hoá học 
Ta có 2.III = 3.II
* Quy tắc: SGK Tr 36
Hoạt động 2: Cho học sinh tiến hành làm một số ví dụ.
GV: Treo bảng phụ ghi đầu bài
HS: Đọc kỹ đầu bài
GV: Hướng dẫn học sinh cách lập công thức:
- Hãy viết cô

File đính kèm:

  • dochoa hco 8 cktkn.doc