Giáo án Hóa học lớp 8 - Hoàng Thị Thương - Tuần 28 - Tiết 55: Axit- Bazơ - Muối (tiếp)

I/ Mục tiêu:

- HS hiểu muối là gì? Cách phân loại và tên gọi của muối

- Rèn luyện cách đọc tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại viết CTHH khi biết tên của hợp chất

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết PTHH

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Bảng phụ

- HS: Ôn tập kiến thức về bazơ, oxit, axit

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Hoàng Thị Thương - Tuần 28 - Tiết 55: Axit- Bazơ - Muối (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn : 17/03/2012
Ngày dạy : //2012
Tuần 28:
Tiết 55. axit- bazơ - muối (tiếp)
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu muối là gì? Cách phân loại và tên gọi của muối
- Rèn luyện cách đọc tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại viết CTHH khi biết tên của hợp chất
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết PTHH
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ
- HS: Ôn tập kiến thức về bazơ, oxit, axit
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15) : Kiểm tra bài cũ
?/ Viết công thức hoá học chung của oxit, axit, bazơ?
* Chữa bài tập 2
* Bài tập 2 (130)
Gốc axit
Công thức axit
Tên axit
- Cl
HCl
Axit clohiđric
= SO3
H2SO3
Axit sunfurơ
= SO4
H2SO4
Axit sunfuric
= CO3
H2CO3
Axit cacbonic
- NO3
HNO3
Axit nitơric
Hoạt động 2 (20) : Muối
GV: Yêu cầu HS viết lại công thức của một số muối mà HS đã biết
?/ Em hãy nhận xét thành phần của muối (Lưu ý so sánh với thành phần của bazơ và axit)?
GV: Yêu cầu rút ra định nghĩa 
GV: Yêu cầu HS viết công thức chung
?/ Nêu nguyên tắc gọi tên?
GV: Gọi HS đọc tên các muối sau: Al2(SO4)3, NaCl, Fe(NO3)3, ...
GV: Hướng dẫn HS đọc tên muối axit và yêu cầu đọc tên muối axit sau: KHCO3, NaH2PO4, Na2HPO4, ...
GV: Thuyết trình phần phân loại
1/ Khái niệm:
VD: Al2(SO4)3, NaCl, Fe(NO3)3, ...
- Trong thành phần của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit
* Định nghĩa: Phân tử muối gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit
2/ Công thức hoá học:
- Công thức chung: MxAy
3/ Tên muối:
Tên muối = Tên kim loại (Kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
Al2(SO4)3: Nhôm sunfat
 NaCl: Natri clorua 
Fe(NO3)3: Sắt III nitrat
KHCO3: Kali hiđro cacbonat
 NaH2PO4: Natri đihiđro phot phat
 Na2HPO4: Natri hiđro phot phat
4/ Phân loại:
- Dựa vào thành phần, muối được chia thành 2 loại:
a/ Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
VD: Na2CO3, K2SO4, ...
b/ Muối axit: Là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại
VD: KHCO3, NaH2PO4, Na2HPO4, ...
Hoạt động 3 (14) : Luyện tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Lập công thức của các muối sau:
a/ Canxi nitrat
b/ Magiê clorua
c/ Nhôm nitrat
d/ Bari sunfat
e/ Canxi phot phat
f/ Sắt III sunfat
GV treo bảng phụ nội dung bài tập sau: Điền vào ô trống trong bảng sau:
a/ Ca(NO3)2
b/ MgCl2
c/ Al(NO3)3
d/ BaSO4
e/ Ca3(PO4)2
f/ Fe2(SO4)3
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc axit
K2O
?
Al2O3
BaO
?
Ca(OH)2
?
?
?
SO3
SO4
?
HNO3
?
?
H3PO4
KNO3
?
?
?
Hoạt động 4 (1) : Dặn dò
- BTVN: 6 (130)

File đính kèm:

  • doctiet 55axit ba zo muoi t2.doc
Giáo án liên quan