Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 6 - Tiết 09: Đơn Chất - Hợp Chất - Phân Tử ( Tiếp)

1. MỤC TIÊU :

1.1/ Kiến thức:

- Học sinh hiểu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Các phân tử của 1 chất thì đồng nhất với nhau.

- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon.

- Biết được các chất đều có hạt hợp thành là phân tử (hầu hết các chất) hay nguyên tử (đơn chất kim loại). Một chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí, (hơi) các trạng thái này khác nhau về khỏang cách giữa các hạt và sự chuyển động của các hạt hợp thành.

1.2/ Kĩ năng:

- Biết cách tính định phân tử khối bằng đơn vị Cacbon .

- Quan sát mô hình hình ảnh minh họa về ba trạng thái của chất.

- Tính phân tử khối của một số đơn chất và hợp chất.

- Xác định được trạng thái vật lí của một nài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.

1.3/ Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học.

2.TRỌNG TÂM:

 - Khái niệm phân tử và phân tử khối.

3. CHUẨN BỊ :

 3.1/ Giáo viên : giáo án , hình 1. 10 , 11 ,12 , 13 , 14 .

 3.2/ Học sinh : vở , SGK , vở bài tập, ôn lại NTK.

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 4.1. Ổn địnhtổ chức và kiểm diện :

 4.2. Kiểm tra miệng :

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 6 - Tiết 09: Đơn Chất - Hợp Chất - Phân Tử ( Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ ( TT)
Bài 6 Tiết 09
Tuần dạy 06
1. MỤC TIÊU : 
1.1/ Kiến thức:
Học sinh hiểu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Các phân tử của 1 chất thì đồng nhất với nhau.
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cacbon. 
Biết được các chất đều có hạt hợp thành là phân tử (hầu hết các chất) hay nguyên tử (đơn chất kim loại). Một chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí, (hơi) các trạng thái này khác nhau về khỏang cách giữa các hạt và sự chuyển động của các hạt hợp thành.
1.2/ Kĩ năng: 
- Biết cách tính định phân tử khối bằng đơn vị Cacbon .
- Quan sát mô hình hình ảnh minh họa về ba trạng thái của chất.
- Tính phân tử khối của một số đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lí của một nài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
1.3/ Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học.
2.TRỌNG TÂM:
 - Khái niệm phân tử và phân tử khối.
3. CHUẨN BỊ : 
 3.1/ Giáo viên : giáo án , hình 1. 10 , 11 ,12 , 13 , 14 .
 3.2/ Học sinh : vở , SGK , vở bài tập, ôn lại NTK.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 4.1. Ổn địnhtổ chức và kiểm diện : 
 4.2. Kiểm tra miệng : 
–- Đặc điểm nào để phân biệt đơn chất, hợp chất ? Làm 
- BT 3tr 26 sgk.
- Dựa vào thành phần nguyên tố có trong chất, nếu chất tạo nên từ 1 NTHH là đơn chất, nếu chất tạo nên từ 2,3,.. NTHH là hợp chất
- Sửa BT 3
5 đ
5 đ
4. 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về phân tử . 
 Giáo viên trở lại các tranh vẽ đặt câu hỏi:
+ So sánh hạt tạo thành của đơn chất đồng và đơn chất oxi có gì khác nhau ?
+ So sánh hạt tạo thành của hợp chất nước ( H2O ), và muối ăn ( NaCl ) có gì giống nhau ?
+ So sánh hạt oxi và nước ?
+ Rút ra kết luận gì về phân tử ?
GV yêu cầu hs thảo luận nhóm (3 phút)
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung rút ra kết luận .
GV cho biết tính chất của chất phải là tính chất của từng hạt.Vậy mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối và cho biết nguyên tử khối của Na, O, H, S, P, Zn?
=>Định nghĩa phân tử ? 
Lưu ý: với đơn chất kim loại nguyên tử là hạt hợp thành có vai trò như phân tử .
- Giáo viên chuyển ý : phân tử cấu tạo bởi các nguyên tử liên kết với nhau , mỗi nguyên tử đều có khối lượng vậy khối lượng phân tử có tính được không ? Tính bằng cách nào ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính phân tử khối bằng tổng khối lượng các nguyên tử liên kết với VD là nước, khí oxi, khí cacbonic,
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng tính khối lượng của khí clo, axit sunfuric, muối ăn,
Hoạt động 2 : Tìm hiểu trạng thái của chất
- Giáo viên treo hình 1.14 sơ đồ trạng thái của chất ở thể rắn lỏng, khí
- Học sinh quan sát thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
 +Trật tự sắp xếp của các hạt ở các thể rắn, lỏng, khí như thế nào ?
 +Hướng chuyển động của các hạt ? 
 +Kết luận gì về trạng thái tồn tại của chất? 
- Các nhóm cử đại diện báo cáo , nhóm khác bổ sung
=> Kết luận .
- Giáo viên giải thích về sự chuyển động của các hạt trạng thái tồn tại của chất.
- GV nêu VD 1 chất có thể tồn tại ở 2,3 trạng thái khác nhau như nước, sắt, lưu hùynh,  tùy theo to và p
 - GV chốt kiến thức của bài.
I. Phân tử 
1/ Định nghĩa :
 Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất .
2/ Phân tử khối
 Là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đvC, bằng tổng khối lượng các nguyên tử trong phân tử.
 Ví dụ :
 - PTK của khí oxi = 16+16 = 16x2 = 32 đvC.
 - PTK của nước = 16 + 2x1 = 18 đvC
IV. Trạng thái của chất :
- Tùy theo điều kiện về áp suất và nhiệt độ, 1 chất có thể tồn tại 3 trạng thái : rắn, lỏng, khí
+ Rắn : các hạt xếp khít nhau, chuyển động tại chỗ .
+ Lỏng : các hạt ở gần nhau, chuyển động trượt lên nhau .
+ Khí : các hạt ở xa nhau, chuyển động hỗn loạn về nhiều phía
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 a/ Chọn các từ , cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho kết luận sau:
 - Phân tử là hạt đại diện cho . . . . . . gồm . . . . . . . . liên kết với nhau ,thể hiện đầy đủ tính chất . . . . . . . .của . . . . . . . . . . . . là khối lượng của . . . .. phân tử tính bằng . . . . . . . .
 b/ Tính phân tử khối của:
 - lưu huỳnh đioxit, biết phân tử gồm 1S và 2O
 - Khí cacbonic, biết phân tử gồm 1C và 2O
 - Axit photphoric, biết phân tử gồm 3H, 1P và 4O 
4.5. Hướng dẫn hs tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài , làm bài tập 4, 5, 6,7 ,8 tr 26 SGK vào vở bài tập .
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị : xem trước bài thực hành 2 “Sự khuếch tán của các phân tử “
- GV nhận xét tiết dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 09 hoa 8 nh 20112012.doc