Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 5 - Tiết 07: Nguyên Tố Hóa Học (tiếp)

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức: HS hiểu được :

 + Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

 + Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử C.

 + Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

 + So sánh khối lượng nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác ( hạn chế ở 20 nguyên tố đầu )

 1.2) Kĩ năng :Biết dựa vào bảng 1 tr42 sgk để tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại.

1.3) Thái độ:Giáo dục tính tự giác , sáng tạo trong nghiên cứu kiến thức.

Hình thành cho thế giới quan khoa học và phát triển tư duy cho HS.

2. TRỌNG TÂM

Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.

3. CHUẨN BỊ

3.1/ GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

3.2/ HS: Xem trước nội dung của bài.

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.

4.2. Kiểm tra miệng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 5 - Tiết 07: Nguyên Tố Hóa Học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (TT)
Bài 5 - Tiết 07 
Tuần dạy 04
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức: HS hiểu được :
 + Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon
 + Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử C.
 + Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
 + So sánh khối lượng nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác ( hạn chế ở 20 nguyên tố đầu )
 1.2) Kĩ năng :Biết dựa vào bảng 1 tr42 sgk để tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại.
1.3) Thái độ:Giáo dục tính tự giác , sáng tạo trong nghiên cứu kiến thức.
Hình thành cho thế giới quan khoa học và phát triển tư duy cho HS.
2. TRỌNG TÂM
Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.
3. CHUẨN BỊ
3.1/ GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
3.2/ HS: Xem trước nội dung của bài.
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng.
– Nguyên tố hóa học là gì? KHHH dùng để làm gì? Hãy viết KHHH của các NTHH sau: cacbon, oxi, hidro, clo, sắt. (10đ)
- GV chốt kiến thức cũ.
- NTHH là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
 - KHHH dùng để biểu diễn ngắn gọn NTHH. 
- KHHH: C, H, Cl,Fe.
4đ
2đ
4đ
4.3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Như ta đã biết, nguyên tử có kích thước rất bé nên khối lượng vô cùng nhỏ nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ không tiện sử dụng. Vì thế có 1 đơn vị dùng để biểu thị khối lượng của nguyên tử là nguyên tử khối.
* Hoạt động 2 :
 - Khối lượng của một nguyên tử vô cùng nhỏ.VD:1 ngtử Cacbon nặng 1,993.10-23 
 ? Hãy tính khối lượng 1 nguyên tử Hidro, biết ngtử Hidro nhẹ bằng 1/12 ngtử Cacbon? 
 - HS: khối lượng ngtử Hidro = 1,993.10-23 /12
 = 0,167. 10-23 g
 ? Hãy tính khối lượng của ngtử Oxi, biết ngtử cacbon nhẹ bằng ¾ ngtử Oxi?
 - HS: khối lượng ngtử Oxi = 1,993.10-23 *4/3 
 = 2,657.10-23 g
 - GV: Nếu qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử Cacbon làm đơn vị (đơn vị Cacbon - đvC) thì việc tính toán đơn giản hơn.
 - GV tính khối lượng của các ngtử Hidro,ngtử Oxi ra đvC
 Khối lượng 1 ngtử Hidro= 1 đvC
 Khối lượng 1 ngtử Oxi= 12*4/3= 16 đvC
 - GV: H= 1 đvC, O= 16 đvC lần lượt được gọi là nguyên tử khối của Hidro, Oxi.
 - GV: Vậy ngtử khối là gì?
 - HS định nghĩa.
 ? Ngtử khối của các ngtố có giống nhau không?
 - HS quan sát bảng 1 tr42 sgk trả lời.
 - GV chốt kiến thức của bài.
II .Nguyên tử khối
 – 1 đơn vị Cacbon (đvC) bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử Cacbon.
– Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon.
 – Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng.
VD: C = 12 đvC
 O = 16 đvC
 H = 1 đvC
4.4/ Cậu hỏi, bài tập củng cố
– Nguyên tử khối là gì? Đơn vị tính NTK là gì?
ĐA: NTK là khối lượng của 1 ngtử tính bằng đơn vị cacbon. Đơn vị tính NTK là đvC.
 – Phiếu học tập: Hãy so sánh sự nặng (nhẹ) giữa các cặp nguyên tử sau:
Oxi và lưu hùynh.
Canxi và hidro.
Magie và cacbon.
ĐA: a) Ngtử lưu huỳnh nặng gấp ngtử Oxi : 32/16= 2 lần.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài. Học NTK của một số ngtố thường gặp: C, O, H, S, Na, Ca, Cl, Zn, Cu,Fe. 
 + Làm BT 5,6,7 tr20 sgk.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Xem bài 6, tìm hiểu:
Đơn chất là gì?
Hợp chất là gì?
- Gv nhận xét tiết dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 07 hoa 8 nh 20112012.doc
Giáo án liên quan