Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Bài 37: Axit – Bazơ – Muối (tiết 2)

I – Mục tiêu.

1 – Kiến thức.

- HS hiểu được muối là gì? Cách phân loại và gọi tên muối.

- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

2 – Kỹ năng.

- Rèn kĩ năng gọi tên các muối từ CTHH và ngược lại từ tên gọi, lập được công thức hóa học của các muối .

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học có liên quan đến các loại chất oxit, axit, bazơ, muối.

II) Chuẩn bị.

1 – Giáo viên.

+ bảng phụ bài tập 2:

Hãy điền vào ô trống ở bảng sau những công thức hóa học thích hợp?

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 5692 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Bài 37: Axit – Bazơ – Muối (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI (tiết 2)
I – Mục tiêu.
1 – Kiến thức.
- HS hiểu được muối là gì? Cách phân loại và gọi tên muối.
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
2 – Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng gọi tên các muối từ CTHH và ngược lại từ tên gọi, lập được công thức hóa học của các muối .
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình hóa học có liên quan đến các loại chất oxit, axit, bazơ, muối.
II) Chuẩn bị.
1 – Giáo viên.
+ bảng phụ bài tập 2:
Hãy điền vào ô trống ở bảng sau những công thức hóa học thích hợp?
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc của axit
Ca(OH)2
SO2
Al2O3
SO3
BaO
H3PO4
2 – Học sinh.
+ Ôn lại kiến thức về oxit, axit, bazơ.
+ Nghiên cứu trước bài mới.
III) Tiến trình lên lớp.
1 – Oån định lớp: sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ.
GV: + Thế nào là axit? Cho ví dụ trong đó chỉ rõ thành phần của axit?
	+ Thế nào là Bazo? Cho ví dụ trong đó chỉ rõ thành phần của Bazo?
(Yêu cầu Hs viết công thức chung của axit, bazo lên phía góc bảng bên phải).
HS: Trả lời.
GV: Gọi HS nhận xét, bổ sung(nếu cần), ghi điểm cho HS.
3 – Tiến trình bài mới.
* Đặt vấn đề: Chúng ta đã được nghiên cứu về oxit, axit, bazơ. Trong các hợp chất vô cơ còn có hợp chất muối. Vậy muối có thành phần phân tử như thế nào? Gọi tên ra sao? Cĩ mấy loại muối? Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay. Bài 37 : axit – bazơ – muối.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
- Kể tên công thức một số muối mà các em đã biết ?
– Các em có nhận xét gì về thành phần của muối trên?
– So sánh thành phần của muối với thành phần của bazơ và axit có gì giống và khác nhau ?
– Từ đó các em hãy rút ra khái niệm về muối ?
– Từ các nhận xét trên, các em hãy viết công thức chung của muối?
GV lưu ý HS liên hệ với công thức chung của bazơ và axit ở góc bảng phải . 
Gọi một HS giải thích công thức .
GV giới thiệu cách gọi tên muối: Tên muối =Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit .
Hãy gọi tên các muối sau :
+) Al2(SO4)3, NaCl, Fe(NO3)2 ?
+) NaHSO4, KHCO3,NaH2PO4?
Dựa vào thành phần hóa học muối được chia ra 2 loại: Muối trung hòa và muối axit.
Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK và cho biết :
Muối trung hòa là gì? Cho ví dụ minh họa?
Muối axit là gì? Cho ví dụ minh họa?
- HS cho ví dụ: Al2(SO4)3, NaCl, Fe(NO3)2 .
- Trong thành phần phân tử của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
– So sánh :
+ Muối giống bazơ có nguyên tử kim loại.
+ Muối giống axit có gốc axit.
- Rút ra khái niệm về muối.
– Công thức hóa học chung: MxAy.
Giải thích: M là nguyên tử kim loại, A là gốc axit.
Hs gọi tên các muối:
Al2(SO4)3 : Nhôm sunfat
NaCl : Natri clorua
Fe(NO3)2 : Sắt(II) nitrat 
NaHSO4: Natrihidrosunfat
KHCO3 :
 Kalihiđrocacbonat 
NaH2PO4 :
 Natriđihiđrophotphat
Hs nghiên cứu SGK và nêu được:
Muối trung hòa làø muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại .
Vdï : CaCO3, Na2SO4..
Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Bài 37:
axit – bazơ – muối (t2)
I – Axit.
II – Bazơ.
III – Muối.
1.Khái niệm.
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môït hay nhiều gốc axit
vd: Al2(SO4)3, NaCl, Fe(NO3)2, NaHCO3
2.Công thức hóa học
Công thức hóa học chung: MxAy.
Trong đó M là nguyên tử kim loại, A:gốc axit.
3.Tên gọi : 
Tên muối = Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit .
Ví dụ :
Al2(SO4)3: Nhôm sunfat
NaCl: Natri clorua
Fe(NO3)2 : Sắt(II) nitrat.
NaHSO4: Natrihidrosunfat
KHCO3 :
Kalihiđrocacbonat 
NaH2PO4 :
 Natriđihiđrophotphat
4.Phân loại : 
Dựa vào thành phần hóa học muối được chia ra 2 loại:
a) Muối trung hòa : 
Vdï : CaCO3, Na2SO4..
b) Muối axit :
vd: KHCO3,NaH2PO4
4 – Luyện tập – củng cố.
Yêu cầu 3 Học Sinh đọc phần ghi nhớ SGK trang 129.
GV: Yêu cầu HS suy nghĩ để làm các bài tập sau:
Bài 1: Lập công thức của các muối sau :
d) Bari Sunfat.
e) Canxi photphat.
f) Săt (III) Sunfat.
Canxi nitrat .
 Magie clorua.
Nhôm nitrat.
Treo bảng phụ bài tập 2:
Hãy điền vào ô trống ở bảng sau những công thức hóa học thích hợp?
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc của axit
Ca(OH)2
SO2
Al2O3
SO3
BaO
H3PO4
d) BaSO4
e) Ca3(PO4)2 
f) Fe2(SO4)3 
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1, mỗi em lập công thức của 3 muối. 
Ca(NO3)2
MgCl2
Al(NO3)3
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập 2 sau đó gọi đại diện nhóm lên viết vào bảng phụ các phương án trả lời.
HS: Suy nghĩ, hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, lên bảng làm bài tập.
GV: Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa nếu cần.
5. Dặn dò – giao bài tập về nhà.
GV: Giao BTVN: 
+ Học thuộc phần ghi nhớ trang 129.
+ Làm bài tập từ bài 1 đến bài 6 trang 129 SGK.
+ Làm trong SBT các bài: 37.3; 37.4; 37.9 và 37.11.
+ Nghiên cứu trước bài 38.
IV – Rút kinh nghiệm.
..
..
..
..
..
..
..
..
....
..
....

File đính kèm:

  • dochoa 8 bai luyen tap 6 rat hay.doc
Giáo án liên quan