Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 33 - Tiết 50: Điều Chế Khí Hidro – Phản Ứng Thế

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Phương pháp điều chế hi đro trong phòng thí nghiệm và công nghiệp, cách thu khí hi đro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.

- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.

1.2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hi đro. Hoạt động của bình kíp đơn giản.

- Viết được PTHH điều chế hi đro từ kim loại ( Zn, Fe ) và dung dịch axit ( HCl, H2SO4 loãng ).

- Phân biệt pản ứng thế và phản ứng oxi hóa khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.

- Tính được thể tích khí hi đro điều chế được ở đktc.

1.3. Thái độ: củng cố lòng tin của hs vào khoa học, phát triển khả năng phân tích, so sánh.

2. TRỌNG TÂM

- Phương pháp điều chế hi đro trong phòng thí nghiệm và công nghiệp.

- Khái niệm phản ứng thế.

3. CHUẨN BỊ

3.1. GV: dụng cụ: ống nghiệm, ống dẫn khí, ống vuốt nhọn, diêm quẹt, đèn cồn, chén sứ, đũa thuỷ tinh

 hoá chất: Zn, axit HCl

 Tranh “điều chế và thu khí Hidro”

3.2 .HS: ôn kiến thức cũ: cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

 xem bài trước

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2. KTM

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 33 - Tiết 50: Điều Chế Khí Hidro – Phản Ứng Thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33 - Tiết 50
Tuần dạy: 
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Phương pháp điều chế hi đro trong phòng thí nghiệm và công nghiệp, cách thu khí hi đro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
1.2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnhrút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hi đro. Hoạt động của bình kíp đơn giản.
- Viết được PTHH điều chế hi đro từ kim loại ( Zn, Fe ) và dung dịch axit ( HCl, H2SO4 loãng ).
- Phân biệt pản ứng thế và phản ứng oxi hóa khử. Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể.
- Tính được thể tích khí hi đro điều chế được ở đktc.
1.3. Thái độ: củng cố lòng tin của hs vào khoa học, phát triển khả năng phân tích, so sánh.
2. TRỌNG TÂM
- Phương pháp điều chế hi đro trong phòng thí nghiệm và công nghiệp.
- Khái niệm phản ứng thế.
3. CHUẨN BỊ
3.1. GV: dụng cụ: ống nghiệm, ống dẫn khí, ống vuốt nhọn, diêm quẹt, đèn cồn, chén sứ, đũa thuỷ tinh 
 hoá chất: Zn, axit HCl
 Tranh “điều chế và thu khí Hidro”
3.2 .HS: ôn kiến thức cũ: cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
 xem bài trước
4. TIẾN TRÌNH 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. KTM
- Cho biết mỗi pư dưới đây thuộc loại nào ? đối với pư oxi hoá khử hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá (10đ)
a/ CaCO3 à CaO + CO2 
b/ Na2O + H2O à 2NaOH
c/ 2Al + Fe2O3 à Al2O3 + 2Fe
- GV nhận định kiến thức và chuyển tiếp.
 a/ pư phân huỷ (2.5đ)
	b/ pư hoá hợp (2.5đ)
	c/ pư oxi hoá khử (5đ)
4.3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Giới thiệu bài: trong PTN và trong CN đôi khi người ta cần dùng khí Hidro làm thế nào để điều chế được khí Hidro ? pư đ/c khí Hidro 6 loại pư nào ? tìm hiểu ở bài học
Hoạt động 1: Cách điều chế Hidro Trong PTN và trong CN như thế nào?
- Cho hs đọc thí nghiệm sgk
Qua TN người ta đã sử dụng nguyên liệu nào để điều chế khí H2 ?
- HS: trả lời: Zn, HCl 
- TN được tiến hành theo mấy bước ?
- HS : 4 bước
 + Cho 2 – 3 viên Zn vào ống nghiệm + 2 – 3 ml HCl
Nhận xét hiện tượng
 + Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí ( đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí . nhận xét hiện tượng
 + Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí . nhận xét 
 + Nhỏ một giọt dd trong ống nghiệm vào chén sứ ( cô cạn. Nhận xét 
- Nhóm hs tiến hành làm TNo (5’)
- Nhóm hs nhận xét hiện tượng quan sát được qua 4 bước làm TNo 
- GV: hướng dẫn hs viết PTHH
- GV:giới thiệu tranh “điều chế Hidro và thu khí Hidro
- GV: có mấy cách điều chế Hidro ?
- HS: 2 cách : đẩy nước, đẩy kk
- GV:hãy so sánh cách lắp dụng cụ điều chế khí Hidro và điều chế khí oxi (bằng p2 đẩy kk). Giải thích tại sao có sự khác biệt này ?
- HS: cách lắp ống thu khí hidro úp ngược vì Hidro nhẹ hơn kk, cách lắp ống oxi để ngửa vì oxi nặng hơn kk
- HS: đọc sgk: cách sử dụng dụng cụ đ/chế khí Hidro/- hs TNo nhóm cách điều chế đẩy kk.
- GV: trong CN, người ta điều chế Hidro bằng những cách nào ?
- HS trả lời theo sgk
- GV: vì sao trong CN lại dùng những nguyên liệu này?không dùng các hóa chất trong phòng TNo ? (do giá thành rẻ)
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là pứ thế 
- Gọi một hs đọc phần trả lời câu hỏi sgk
- HS thảo luận nhóm (3’) trả lời các câu hỏi
 + Nguyên tử của đơn chất Zn (Fe) thay thế nguyên tử H của axit HCl (H2SO4)
 + Pư thế là pư hoá học
- GV: chốt lại
- HS ghi định nghĩa pư thế 
I. Điều chế khí Hidro 
1. Trong phòng thí nghiệm
- Hoá chất:
 + Kim loại : Zn, Fe, Al
 + Dung dịch: HCl, H2SO4
- Phương pháp: cho 1 số kim loại tác dụng với một số dd axit 
- Phương trình hoá học: 
 Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
 - Điều chế bằng hai cách
 + đẩy nước
 + đẩy không khí
2. Trong công nghiệp
Điều chế Hidro bằng cách:
 - Điện phân nước
 - Dùng than khử oxi của H2O
 - Từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ
II. Phản ứng thế là gì ?
Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa 
đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất 
VD: Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Gọi 1 hs đọc ghi nhớ
- Gọi 1 hs đọc “bài đọc thêm”
? Điều chế khí Hidro trong phóng TNo bằng những cách nào ?
ĐA: đẩy nước và đẩy kk
- Em hãy hoàn thành các PTPƯ sau và cho biết mỗi pư thuộc loại nào 
a/ P2O5 + H2O ---> H3PO4
b/ Cu + AgNO3 ---> Cu(NO3)2 + Ag
c/ Mg(OH)2 ---> MgO + H2O
d/ Na2O + H2O ---> NaOH
e/ Zn + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2
ĐA: 
a/ P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 pư hoá hợp 
b/ Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag pư thế 
c/ Mg(OH)2 à MgO + H2O pư phân huỷ 
d/ Na2O + H2O à 2NaOH pư hoá hợp 
e/ Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 pư thế 
4.5. Hướng dẫn hs tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài
- Làm BT 1,2,3,5 trang 117 sgk, BT 31.1; 33.5; 33.7; 33.6; 33.9 trang 42 SBT
- Hướng dẫn làm BT 5 trang 115 sgk
 tính nFe, n H2SO4 à điền lên PTHH à n chất dư à m chất dư
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị bài mới: bài luyện tập 6
 + ôn kiến thức cũ: t/c vật lý – t/c hoá học của Hidro , ứng dụng cách điều chế, các loại pưhh
 + Xem lại các dạng bài tập cũ sgk + BT mới của tiết LT
 + phân công 1 nhóm hs thực hiện bảng grap rút kết kiến thức chương
- Gv nhận xét tiết dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 50 dieu che H PUT.doc
Giáo án liên quan