Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 27 - Tiết 41: Điều Chế Oxi – Phản Ứng Phân Hủy

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức: Biết được:

- Phương pháp điều chế cách thu khí Oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách ) và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp

- Khái niệm phản ứng phân hủy.

1.2.Kỹ năng :

- Viết được phương trình điều chế khí oxi từ KClO3 , KMnO4.

- Tính được thể tích khí oxi ở đktc được điều chế từ phòng thí nghiệm và công nghiệp.

- Nhận biết dược một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

1.3.Thái độ:

- Giáo dục hướng nghiệp và giáo dục tính tích cực cho HS.

2. TRỌNG TÂM:

 - Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp ( từ không khí và nước )

3.CHUẨN BỊ :

3.1/ GV:

 + Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu nước

 + Hóa chất: KMnO4

3.2/ HS:

+ Kiến thức: tìm hiểu kĩ cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

4.TIẾN TRÌNH

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2.Kiểm tra miệng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 27 - Tiết 41: Điều Chế Oxi – Phản Ứng Phân Hủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27 – Tiết 41 
Tuần 22 
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Biết được:
- Phương pháp điều chế cách thu khí Oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách ) và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp
- Khái niệm phản ứng phân hủy.
1.2.Kỹ năng :
- Viết được phương trình điều chế khí oxi từ KClO3 , KMnO4.
- Tính được thể tích khí oxi ở đktc được điều chế từ phòng thí nghiệm và công nghiệp.
- Nhận biết dược một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục hướng nghiệp và giáo dục tính tích cực cho HS.
2. TRỌNG TÂM:
 - Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp ( từ không khí và nước )
3.CHUẨN BỊ :
3.1/ GV:
 + Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu nước
 + Hóa chất: KMnO4 
3.2/ HS:
+ Kiến thức: tìm hiểu kĩ cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
4.TIẾN TRÌNH 
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Oxit là gì? Gọi tên các oxit sau: ZnO, Fe2O3, NO2, P2O5 
Câu 2: Viết PTHH khi cho S, P, Fe phản ứng với oxi? Nêu một số ứng dụng của oxi ?
- GV chốt kiến thức và nêu vấn đề vào bài mới.
Câu 1: 
- Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi .
- Gọi tên oxit: 
+ ZnO: kẽm oxit, 
+ Fe2O3: sắt (III) oxit, 
+ NO2: nitơ đioxit, 
+ P2O5: photpho pentaoxit
Câu 2:
 S + O2 SO2
 4P + 5O2 2P2O5
 3Fe + 2O2 Fe3O4
 Oxi có nhiều ứng dụng trong sự hô hấp và đốt nhiên liệu.
2đ
2đ
2đ
2đ
2đ
3đ
3đ
3đ
1đ
 4.3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Giới thiệu bài: Khí Oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng khí oxi từ không khí? Trong phòng thí ngiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi làm thế nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
 - HS đọc nội dung thí nghiệm
 - GV tiến hành làm thí nghiệm điều chế oxi bằng cách đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử chất khí bay ra bằng que đóm than hồng. 
 - GV nêu cách thử khí sinh ra là khí oxi
 - GV giới thiệu: có 2 cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là đẩy nước và đẩy không khí.
 - GV tiến hành điều chế oxi theo 2 cách trên cho hs quan sát. 
 - GV: Những chất nào có thể được dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
 - HS: KMnO4, KClO3 
 - Viết PTHH xảy ra ?
 - GV rèn luyện kỹ năng viết PTHH.
 - Trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng những hợp chất nào?
 - GV chốt kiến thức và chuyển tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
 - GV:Theo em khí oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm ta thu dược một lượng nhiều hay ít, giá thành đắt hay rẻ
 - HS: lượng ít oxi mà giá thành lại đắt.
 Vậy để thu lượng lớn khí oxi giá thành thấp ta dùng nguồn nguyên liệu nào điều chế oxi trong công nghiệp ?
 - HS: Không khí và nước
 - GV bổ sung thêm không khí và nước là 2 nguồn nguyên liệu vô tận để sản xuất khí oxi.
 - HS đọc thông tin nêu cách sản xuất oxi từ không khí và nước.
 - GV giáo dục hướng nghiệp các ngành nghề có liên quan.
Hoạt động 3: Thế nào là phản ứng phân huỷ?
 - GV treo bảng phụ ghi bảng tr 93 sgk.
 Học sinh ghi vào vở câu hỏi và điền vào chổ trống trong cột 2, 3 ứng với các phản ứng hóa học.
 Phản ứng hoá học
Số chất pư
Sốchất sp
2KClO3 2 KCl+3O2á
2KMnO4K2MnO2+MnO2+O2
CaCO3CaO+CO2á
1
1
1
2
3
2
 - GV:Nhận xét những điểm giống nhau của thành phần chất tham gia, chất sản phẩm của 3 phản ứng trên.
 - HS: số chất phản ứng là 1, số chất sản phẩm là 2,3.
 - GV:Những phản ứng hóa học trên đây gọi là phản ứng phân hủy 
 - GV:Vậy phản ứng phân hủy là gì ? 
 - HS: định nghĩa phản ứng phân huỷ
 - GV mở rộng: em hãy so sánh phản ứng phân huỷ với phản ứng hoáhợp.
 - HS thảo luận theo bàn.
 - GV nhận xét, kết luận.
I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
1.Thí nghiệm:
a)Đun nóng kalipemanganat
b)Điều chế oxi bằng 2 cách:
- Đẩy không khí
- Đẩy nước
Hoá chất: KMnO4, KClO3 
PTHH : 
2 KClO3 2 KCl + 3 O2
2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2.Kết luận 
 Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao 
II.Sản xuất khí oxi trong công nghiệp
1.Sản xuất khí oxi từ không khí 
 Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp áp suất cao ta thu được khí oxi ở -183oC
2. Sản xuất khí oxi từ nước 
 Điện phân nứơc trong bình điện phân sẽ thu được hai loại khí là H2 và O2
III.Phản ứng phân hủy
1. Trả lời câu hỏi.
 ( SGK)
2.Định nghĩa
 Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
VD:2KClO3 2 KCl+3O2á
 2H2O 2 H2 + O2
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 - Bài tập 1 trang 94 SGK
 Đáp án: 1b, c 
- Bài tập : Nếu có 0.5 mol KClO3 tham gia phản ứng điều chế oxi thì thể tích khí oxi thu được ở đktc là bao nhiêu? ( HS thảo luận nhóm 4 phút )
 Đáp án : 16.8 lít.
4.5.Hướng dẫn hs học :
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài, ghi nhớ cách điều chế oxi trong PTN
- Làm bài tập 4, 5, 6 trang 94 sgk
* Đối với bài học ở tiết học sau: 
- Chuẩn bị bài mới bài 28: Không khí và sự cháy
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về tình hình ô nhiễm không khí và các biện pháp phòng tránh.
- GV nhận xét tiết dạy.
5.RÚT KINH NGHIỆM: 
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 41 dieu che oxi.doc
Giáo án liên quan