Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 16 : Phương Trình Hoá Học (tiết 2)

I- MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

- Học sinh biết được ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.

2- Kĩ năng :

- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.

3- Thái độ :

- Ý thức học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học, thế giới quan khoa học, tính cẩn thận.

II- CHUẨN BỊ

GV: - Thông tin bổ sung sách giáo viên.

HS: - Xem trước phần II. Ý nghĩa của phương trình hoá học

PP: - Đàm thoại, nêu vấn đề

III- TIẾN TRÌNH :

1- Ổn định lớp ( 1)

2- Bài cũ : ( 5)

Lập phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau :

HgO ----> Hg + O2

Fe(OH)3 ----> Fe2O3 + H2O

BL: 2HgO 2 Hg + O2

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

3- Đặt vấn đề:

Khi lập xong phương trình hoá học thì phương trình đó cho ta biết được điều gì ?

4- Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 16 : Phương Trình Hoá Học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 NS:30/10/2010
Tiết 23 ND:02/11/2010
 BÀI 16 : PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC(Tiết 2)
I- MỤC TIÊU : 
1- Kiến thức :
- Học sinh biết được ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
2- Kĩ năng :
- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.
3- Thái độ :
- Ý thức học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học, thế giới quan khoa học, tính cẩn thận.
II- CHUẨN BỊ
GV: 	- Thông tin bổ sung sách giáo viên.
HS:	- Xem trước phần II. Ý nghĩa của phương trình hoá học
PP: 	- Đàm thoại, nêu vấn đề
III- TIẾN TRÌNH :
1- Ổn định lớp ( 1’)
2- Bài cũ : ( 5’)
Lập phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau :
HgO ----> Hg + O2 
Fe(OH)3 ----> Fe2O3 + H2O 
BL: 2HgO 2 Hg + O2 
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 
3- Đặt vấn đề:
Khi lập xong phương trình hoá học thì phương trình đó cho ta biết được điều gì ?
4- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1 ( 15’)
-Ở tiết trước chúng ta đã học về cách lập PTHH. Nhìn vào PTHH chúng ta biết được điều gì ?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên và lấy ví dụ minh hoạ.
-Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
 + Em hiểu tỉ lệ trên như thế nào ?
 + Em hãy hoàn thành phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất có trong phân tử ở PTHH sau:
 4Al + 3O2 2Al2O3
- Hiểu tỉ lệ này như thế nào ? 
GV: Thường người ta chỉ quan tâm đến từng cặp chất.
- Cứ 4 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử O2
- Cứ 4 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 2 phân tử Al2O3 
- Còn tỉ lệ của cặp chất nào nữa ?
HĐ2 ( 10’)
Bài tập 2 : Em hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất có trong phân tử ở PTHH sau: P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Bài tập 3 :
HgO ----> Hg + O2
2HgO 2Hg + O2
Bài tập 4 : 
Mg + H2SO4 ---> MgSO4 + H2
 Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
II.Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
=> Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất.
-Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình .
Ví dụ : 4Al + 3O2 2Al2O3
Số nguyên tử Al : Số phân tử O2 : Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2
-Cứ 4 nguyên tử nhôm tác dụng với 3 phân tử O2 tạo ra 2 phân tử Al2O3 .
- Cứ 3 phân tử O2 phản ứng tạo ra 2 phân tử Al2O3 .
II. CỦNG CỐ
HS: Giải: P2O5 + 3H2O 2H3PO4
1phân tử 3 phân tử 2phân tử 
Cứ 1 phân tử P2O5 tác dụng với 3 phân tử H2O tao ra 2 phân tử H3PO4
Bài tập 3 :
HgO ----> Hg + O2
2HgO 2Hg + O2
2 Phân tử 2 nguyên tử 1 phân tử
Số phân tử HgO : Số nguyên tử Hg : Số phân tử O2 = 2 : 2 : 1
Bài tập 4 : 
Mg + H2SO4 ---> MgSO4 + H2
 Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
1nguyên tử Mg 1 phân tử H2SO4 1 phân tử MgSO4 1 phân tử H2
- Cứ 1 nguyên tử Mg tác dụng với 1 phân tử H2SO4
- Cứ 1 nguyên tử Mg phản ứng tạo ra 1 phân tử MgSO4
- Cứ 1 nguyên tử Mg phản ứng tạo ra 1 phân tử H2
4.Củng cố: ( 13’) Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài :
1.Đốt 5,4g bột nhôm trong không khí, thu được 10,2g nhôm oxit. 
a. Hãy lập PTHH của phản ứng trên. ( 4Al + 3O2 2 Al2O3 )
b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng ? ( 4,8g)
c. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong các chất phản ứng.
2.Cho sắt tác dụng với clo thu được h/c sắt (III) clorua. 
a. Hãy lập PTHH của các phương trình phản ứng trên. ( 2Fe + 3Cl2 2 FeCl3 )
b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử trong các chất phản ứng.
5.Dặn dò : ( 2’) Ôn tập các khái niệm
	-Hiện tượng vật lý, hoá học .
	-Định luật bảo toàn khối lượng .
	-Các bước lập PTHH và ý nghĩa.
	-Làm bài tập 2,4b, 5b, 6b, 7 SGK/58.
 - Làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk /61.
Tuần 12 NS:30/10/09
Tiết 24 ND:04/11/09
Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3
I- MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :	- Củng cố kiến thức về : 
+ Phản ứng hoá học ( định nghĩa, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết )
+ Định luật bảo toàn khối lượng.
+ Phương trình hoá học .
2- Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt được hiện tượng hoá học, hiện tượng vật lí.
- Lập phương trình hoá học, vận dụng định luật bảo toàn khối lượng
3- Thái độ :
- Ý thức học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học, tính cẩn thận.
II- CHUẨN BỊ
GV: 	- Bảng phụ ghi các bài tập có liên quan
HS:	- Xem trước bài luyện tập 3, xem lại kiến thức chương 3.
PP: 	- Đàm thoại, nêu vấn đề.
III- TIẾN TRÌNH :
1- Ổn định lớp .
2- Bài cũ :(Thông qua giờ luyện tập)
3- Bài mới
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
HĐ 1( 15’)
Để nắm chắc hơn về các khái niệm : Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học, phản ứng hóa học và định luật BTKL thì các em hãy hoàn thành bài tập sau đây.
Bài tập 1. Có các hiện tượng sau đây:
A- Lưu huỳnh cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc.
B- Đường được nung nóng phân hủy thành than và nước.
C- Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu.
D- Than cháy tạo ra khí cácbon đi oxit. 
1/ Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí ?	
2/ Các hiện tượng còn lại được gọi là hiện tượng gì? 
- Tại sao các hiện tượng ở A; B; D là hiện tượng hóa học?
- Hiện tượng vật lí khác hiện tượng hóa học ở điểm nào? 
Vậy, thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học ?
Chất có thể biến đổi thành chất khác vậy quá trình biến đổi đó được gọi là gì?
_ Thế nào là phản ứng hóa học?
Bài tập 2: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi nào trong số các thay đổi sau:
A/ Số nguyên tố hóa học ở chất tham gia và sản phẩm.
B/ Số nguyên tử ở chất tham gia và sản phẩm.
C/ Liên kết giữ các nguyên tử.
D/ Cả A, B, C. 
? Nếu chỉ thay đổi liên kết giữa các nguyên tử thì khối lượng ở chất tham gia và sản phẩm sẽ như thế nào ?
_ Giáo viên khẳng định đây cũng chính là nội dung của định luật BTKL và yêu cầu một học sinh phát biểu nôïi dung định luật BTKL . 
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
HS: C.
HS: Hiện tượng hoá học.
HS: Có chất mới sinh ra.
- HS: Không sinh ra chất mới.
-Hiện tượng vật lý: Không có sự biến đổi về chất
-Hiện tượng hoá học: Có sự biến đổi chất này thành chất khác.
HS: Phản ứng hoá học.
HS: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác .
HS: C.
HS: Không thay đổi .
HS: Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
HĐ 2 ( 28’)
GV cho HS thảo luận nhóm làm bài tập sau:
Bài tập 1:-Nung 84 kg MgCO3, thu được m (kg) MgO và 44 kg CO2.
a/Lập PTHH.
b. Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. 
c/Tính mMgO = ? kg
Bài tập 2:-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập 2/60 .
? Vì sao khối lượng của chất lại được bảo toàn?
Bài tập 1:-Treo đề bài (bảng phụ)
-Đề bài cho biết điều gì ?
-Hãy cho biết:
a.Tên và CTHH của các chất tham gia và sản phẩm.
b.Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào ? phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra ?
c.Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra ?
-Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng có giữ nguyên không ? bằng bao nhiêu?
-Lập PTHH của phản ứng theo 3 bước ?
-.Các bước lập PTHH?
Bài tập 4:Yêu cầu thảo luận nhóm 5’hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
-Phiếu học tập, 
 a.R + O2 ® R2O3
 b.R + HCl ® RCl2 + H2
 c.R + H2SO4 ® R2(SO4)3 + H2
 d.R + Cl2 ® RCl3.
Bài tập 5: Làm bài tập 5
GV? Cho biết yêu cầu của đề bài 
GV: Nêu hướng giải :
- Dựa vào đâu để tìm x, y?
- Đơn chất kim loại là những chất nào ?
- Xác định hợp chất trong phản ứng ?
HS: Lên bảng giải 
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, cho điểm
II. LUYỆN TẬP
1/ Học sinh làm bài tập vào vở
 MgCO3 ® MgO + CO2
-Theo ĐLBTKL:
mMgCO3 = mMgO + mCO2
 84(kg) x ? 44(kg)
ÞmMgO = mMgCO3 – mCO2
 = 84 – 44
 = 40(kg)
BT2/60
-Thảo luận: D
HS: -Vì trong phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử không thay đổi.
1/60
-Sơ đồ tượng trưng giữa N2 và H2 ® NH3.
-Chất tham gia: N2, H2
-Chất sản phẩm: NH3.
-Trước phản ứng: 2H liên kết với nhau ® 1 phân tử H2, 2N liên kết với nhau ® 1 phân tử N2.
-Sau phản ứng: 1N liên kết 3H.
-Phân tử biến đổi: H2, N2
-Phân tử tạo ra: NH3.
-Số nguyên tử giữ nguyên: 2N, 6H
- N2 + H2 ---> NH3
- N2 + 3H2 ---> 2NH3
- N2 + 3H2 ® 2NH3
-Các nhóm thảo luận, báo cáo hoàn thành bài tập.
a. 4R + 3O2 ® 2R2O3
b. R + 2HCl ® RCl2 + H2
c. 2R + 3H2SO4 ® R2(SO4)3 + 3H2
d. 2R + 3Cl2 ® 2RCl3
Bài tập 5 / 61 HS: Lên bảng giải :
a) 
b) Al + CuSO4 ----> Al2(SO4)3 + Cu
2Al + 3CuSO4 ----> Al2(SO4)3 + 3Cu
2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu
Số nguyên tử Al : Số nguyên tử Cu = 2 : 3
Số phân tử CuSO4 : Số phân tử Al2(SO4)3 = 3 :1
4.Củng cố:	( 1’)	-ĐLBTKL: mA = mB + mC
	-Các bước lập PTHH (CTHH, cân bằng).
5.Dặn dò : ( 1’)	- Ôn tập, làm bài tập 3, 4/61.
	-Chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
KÍ DUYỆT
.................................................................................................................................................................  

File đính kèm:

  • docTuần 12 tuan 12 hoa NS.doc
Giáo án liên quan