Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 13: Phản Ứng Hoá Học (tiết 2)

I/ Mục tiêu.

- Nắm được khi nào thì xảy ra pư hoá học.

- Nắm được cách nhận biết có pư hoá học xảy ra hay không.

- Củng cố cách viết phương trình chữ.

II/ Chuẩn bị.

 - Sắt, lưu huỳnh, kẽm, axit clohiđric, ống nghiệm.

 - Đọc bài trước khi đến lớp.

III/ Tiến trình bài giảng.

 1. ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 4322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 13: Phản Ứng Hoá Học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:  tiết ppct:  	Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC. (t2)
I/ Mục tiêu.
- Nắm được khi nào thì xảy ra pư hoá học.
- Nắm được cách nhận biết có pư hoá học xảy ra hay không.
- Củng cố cách viết phương trình chữ.
II/ Chuẩn bị. 
 - Sắt, lưu huỳnh, kẽm, axit clohiđric, ống nghiệm.
 - Đọc bài trước khi đến lớp.
III/ Tiến trình bài giảng.
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi
Trả lời
- thế nào là pư hoá học? Nêu bản chất của pư hoá học?
- sgk trang 48 và 49.
3. Bài mới.
 Pư hoá học làm chất này biến đổi thành chất khác, vậy thì khi nào thì pư hoá học xảy ra? Làm cách nào để có thể nhận biết được có pư hoá học có xảy ra hay không. Để có thể nhận biết được thì ta đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra.
HD của GV
HD của HS
Nội dung
- Làm thí nghiệm cho hs quan sát.
- Tại sao ở TN 1 thì phải nghiền nhỏ thành bột để trộn lẫn với nhau?
- Tại sao ta phải đun nóng lên mà không làm lạnh?
- Tại sao một số pư khi trộn lẫn 2 chất với nhau thì không có pư xảy ra nhưng khi cho thêm một chất khác vào thì lại có pư xảy ra?
- Chất cho thêm vào đựoc gọi là ghì?
- Chất xúc tác có đặc điểm gì?
- Qua đó một em cho biết khi nào thì pư hoá học xảy ra?
- Tổng kết đưa ra kết luận
- Q/s gv làm thi nghiệm.
- Để làm tăng diện tích các chất tiếp xuc với nhau.
- Để cho pư xảy ra nhanh hơn.
- Vì cần có chất khơi mào cho pư.
- Chất xúc tác.
- Làm cho pư xảy ra nhanh hơn và lượng chất xúc tác không thay đổi trong quá trình pư.
- Trả lời và hs khác nhận xét bổ sung.
- Nghe và ghi kết luận.
III/ Khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra.
 Pư hoá học xảy ra khi các chất pư được tiếp xúc với nhau. Có pư cần đun nóng, có pư cần có chất xúc tác  để cho pư xảy ra nhanh hơn.
Hoạt động 2: Cách nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra hay không.
HD của GV
HD của HS
Nội dung
- Dựa vào đặc điểm ( dấu hiệu nào) để nhận biết được có pư hoá học xảy ra hay không? ( thảo luận nhóm)
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đưa ra kết luận thống nhát ý kiến và đưa ra đáp án đúng.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện ghi kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
- Nghe và ghi kết luận vào vở.
IV. Cách nhận biết có pư hoá học xảy ra hay không.
- Có chất mới sinh ra, có t/c khác với chất ban đầu hay không.
- Dựa vào màu sắc, trang thái của chât.
- Dựa vào pư có tảo nhiệt và phát sáng hay không.
4. Củng cố.
 - Khi nào thì pư hoá học xảy ra? Cách nhận biết có pư xảy ra hay không?
5. Dặn dò.
 - Học bài và làm bài tập trong sgk trang 50 và 51.
 - Đọc trước và chuẩn bị nội dung bài thực hành số 3.

File đính kèm:

  • dochoa 8 tiet 19 ba cot hay.doc