Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 02: Chất (tiếp)
I MỤC TIÊU :
-Làm cho học sinh phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.
-Rèn luyện kĩ năng quan sát,phân tích, nhận xét đưa ra kết luận. Kỉ năng hoạt động nhóm.
-Giáo dục ý thức tự giác, lòng yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
+ GV: nước khoáng, nước cất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.On định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ : Làm thế nào để biết được tính chất của 1 chất?
Giới thiệu bài:
3. Bài mới :
Ngày soạn: 30-8-2009 TUẦN 2 Tiết : 03 Bài: 02 CHẤT (T.T) I MỤC TIÊU : -Làm cho học sinh phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp. -Rèn luyện kĩ năng quan sát,phân tích, nhận xét đưa ra kết luận. Kỉ năng hoạt động nhóm. -Giáo dục ý thức tự giác, lòng yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ : + GV: nước khoáng, nước cất. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ : Làm thế nào để biết được tính chất của 1 chất? Giới thiệu bài: 3. Bài mới : Hoạt động 1: Chất tinh khiết Mục tiêu: HS phân biệt dược chất tinh khiết và hỗn hợp, biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Hỗn hợp: GV cho HS đọc thông tin và nghiên cứu. GV cho HS quan sát chai nước khoáng và chai nước cất rồi cho nhận xét? GV làm TN sau: đổ vài giọt nước ở 2 ống nghiệmvào 2 tấm giấy lọc, mang hơ trên ngọn lửa. GV yêu cầu HS quan sát đưa ra nhận xét? ? Điều đó chứng tỏ gì? GV nhận xét đưa ra kết luận. -HS đọc thông tin và nghiên cứu. +nước cất và nước khoáng đều tồn tại ở trạng thái lỏng, k màu, k mùi, k vị - quan sát GV làm TN cho nhận xét. +tấm giấy chứa nước lọc có vết cặn +tấm giấy chứa nước khoáng không có vết cặn. +nước klhoáng là hỗn hợp. * Kết luận: Hỗn hợp là gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau. Chất tinh khiết: GV từ TN trên em nào có nhận xét gì về nước cất? GV: chỉ có nước tinh khiết mới có nhiệt độ sôi= 100oC, , nhiệt độ nóng chảy= 0oC, D= 1g/cm2. Nước tự nhiên thì giá trị này bị thay đổi. ? Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định? GV nhận xét và bỗ sung đưa ra kết luận. + Giấy chứa nước cất khi bị hơ nóng không có vết cặn.Vậy nước cất là nước tinh khiết. + Chỉ có chất tinh khiết mới có tính chất vật lý và hóa học nhất định. HS khác nhận xét và bỗ sung. * Kết luận: - Chất tinh khiết chỉ gồm 1 chất, không có lẫn chất khác và có tính chất vật lý và hóa học ổn định. - Hỗn hợp có tính chất vật lý và hóa học thay đổi vì nó phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp: GV: nước biển chưa 3-5% muối ăn, vậy muốn tách muối ăn ta phải làm gì? GV : ta có thể đun sôi nước biển hoặc nước muối, khi đó nước bốc hơi còn lại muối. ? Muốn tách muối ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào tính chất nào của nước và muối? * GV làm TN :làm thế nào để tách đường tinh khiết ra khỏi đường kính và cát. ? Yêu cầu HS nêu cách tách đường tinh khiết? GV nhận xết và bỗ sung đưa ra kết luận. + Múc nước biển đổ trên sân, nươc bốc hơi còn lại muối. + Dựa vào tính chất vật lý. + Cho hỗn hợp này vào nước. Đường tan trong nước. Cát không tan trong nước. HS khác nhận xét và bỗ sung. *Kết luận: Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý của mỗi chất. IV Cũng cố: HS đọc ghi nhớ SGK, GV cũng cố toàn bài,hs làm bài tập 7 và 8 ở SGK. V. Dặn dò. Học bài, làm bài tập,xem bài mơi.
File đính kèm:
- TIET 3 CHAT.doc