Giáo án Hóa học lớp 8

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY :

Kiến thức

 Biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.

 Biết hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết có kiến thức hóa học và sử dụng chúng trong cuộc sống.

 Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát.

 Chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo

 Làm việc tập thể

 Thái độ :

 Phải có hứng thú say mê học tập, ham thích đọc sách. Nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra các kết luận và cùng với giáo viên điều chỉnh các kết luận

B. CHUẨN BỊ :

 Giáo viên :

 Hóa cụ : Giá ống nghiệm, 3 ống nghiệm, kẹp gỗ, thìa lấy hóa chất

 rắn , ống nghiệm , khay nhựa

C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

 

doc76 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ 1 nguyên tố hóa học 
HS viết lên bảng con : Cu , Fe , K 
A : KHHH của nguyên tố 
n : chỉ số nguyên tử của nguyên tố
– Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên 
– Trong CTHH của hợp chất gồm 2 , 3 KHHH trở lên 
– Nước gồm 2 nguyên tử H và 1O , muối ăn gồm 1Na và 1Cl 
– CTHH dạng chung : AxByCz 
 Nước là H2O
 Muối ăn là NaCl
 Cacbonic là CO2
1 Công thức hóa học của đơn chất :
Đơn chất Ax
A : kí hiệu nguyên tố
n : Chỉ số
Ví dụ : 
– CTHH của đơn chất đồng, kẽm là Cu , Zn
- CTHH của khí oxi là 02
- CTHH của khí Clo là Cl2
2. Công thức hóa học của hợp chất :
Hợp chất AxBy
hay AxByCz
A, B, C là ký hiệu của nguyên tố, 
x, y, z là chỉ số
Ví dụ : 
– CTHH của nước là H20
– CTHH của Natri clorua là NaCl 
– CTHH của khí cacbonic là CO2 
HĐ 3 : Ý nghĩa của công thức hóa học :
- GV : Mỗi ký hiệu hóa học chỉ một nguyên tử của nguyên tố. Vậy mỗi CTHH chỉ một phân tử của chất được không ? vì sao ?
– Các CTHH trên cho ta biết điều gì ? GV gợi ý để HS phát biểu về ý nghĩa của CTHH 
– Nêu ý nghĩa của công thức Cl2 
– Từ CTHH của H2SO4 cho ta biết gì ?
HĐ 4 : Hướng dẫn về nhà
s Học kỹ bài phần 1, 2, 3
s Làm các bài tập 1, 2, 3 , 4 trang 33, 34 SGK vào vở
s Chuẩn bị bài “Hóa trị “
 HS nhóm thảo luận, phát biểu :
– CTHH chỉ một phân tử chất , vì phân tử là hạt đại diên cho chất và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất 
HS nhóm trao đổi phát biểu : CTHH cho biết :
- Tên nguyên tố hóa học tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử
- Phân tử khối
HS trả lời GV ghi lên bảng 
 HS nhóm trao đổi và phát biểu GV ghi lên bảng 
3. Ý nghĩa của công thức hóa học :
1. Mỗi công thức hóa học còn chỉ 1 phân tử của chất.
2. Ý nghĩa : CTHH cho biết :
- Tên nguyên tố hóa học tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử
- Phân tử khối
Ví dụ :
Từ CTHH của axit sunfuric H2SO4 cho biết :
– Axit sunfuric do ngtố H , S , O tạo nên 
– Có 2H , 1S , 4O trong 1 phân tử axit sunfuric 
– PTK của H2SO4 là 
2 . 1 + 32 + 4 . 6 = 98đvC
C RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn : 2/10/2010 	 Tiết : 13 HÓA TRỊ
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
 ˜ Kiến thức : Hiểu được hóa trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết 
của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của 0 là hai đơnvị.
Hiểu và vận dụng được quy tắc về hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố. Biết quy tắc này đúng cả khi trong hợp chất có nhóm nguyên tử. Biết cách tính hóa trị và lập CTHH
 ˜ Kỹ năng : Có kỹ năng lập công thức của hợp chất hai nguyên tố, tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất.
 ˜ Thái độ : HS chăm chỉ học tập , rèn luyện tư duy hóa học 
B. Tổ chức hoạt động dạy và học :	
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động Học Sinh
Nội Dung
HĐ 1 Kiểm tra :Viết CTHH của các hợp chất sau :
 + Khí amoniac (1N, 3H)
 + Axit sunfuric (2H,1S, 4 0)
 Từ các công thức hóa học trên, hãy nêu ý nghĩa của các CTHH này ?
Tổ chức tình huống dạy học 
 Ta có thể biểu diễn hợp chất chỉ có một CTHH. Nhưng tại sao lại biết chỉ số nguyên tử của từng nguyên tố trong hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học để viết được CTHH ?
 Như đã biết nguyên tử có khả năng liên kết với nhau và hóa trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị, ta sẽ hiểu và viết đúng cũng như lập được CTHH của hợp chất. Nhưng hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào ? Để giải thích những vấn đề nêu trên, chúng ta tìm hiểu về hóa trị.
2HS lên bảng mỗi em trình bày 1 CTHH 
HS : trả lời câu hỏi kiểm tra (các CTHH được ghi lên bảng và giữ lại khi giảng bài)
HĐ 2 : Hóa trị của một nguyên tố 
GV : Nguyên tử hidro bé nhất chỉ gồm 1p và 1e, người ta chọn khả năng liên kết của nguyên tử H làm đơn vị và gán cho H có hóa trị 1. Hãy xét một số hợp chất có chứa nguyên tố hidro : HCl, H20, NH3, CH4
- Từ CTHH, hãy cho biết khả năng liên kết của các nguyên tử các nguyên tố Cl , O , N , C với nguyên tử H có giống nhau không ? khác nhau thế nào ? 
GV kết luận : Các nguyên tố này có hóa trị khác nhau . Người ta qui ước gán cho H hóa trị I . Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu , tức là lấy hóa trị của H làm 1 đơn vị hóa trị 
– Theo qui ước đó hóa trị của các nguyên tố Cl , O , N , C lần lượt là bao nhiêu ? 
GV chuyển ý : Nếu hợp chất không có hidro thì hóa trị của nguyên tố xác định thế nào ?
 Xét các hợp chất Na20, Ca0, Al203. Hóa trị của 0xi được xác định bằng 2 đơn vị. Hãy cho biết hóa trị từng nguyên tố còn lại ?
GV treo bảng 1 trang 42 SGK yêu cầu HS kiểm chứng 
 GV chuyển ý : Còn đối với hợp chất 3 nguyên tố thì cách xác định hóa trị như thế nào ? 
Xét các công thức : HN03 , H2SO4 , H3PO4 , HOH Ta xem cả nhóm NO3 như nguyên tố thứ 2 , nhóm NO3 liên kết với 1 nguyên tử H ta nói NO3 có hóa trị I 
– Hãy cho biết hóa trị của các nhóm nguyên tố còn lại ? 
GV giới thiệu bảng 2 trang 43 SGK . Qua các ví dụ trên em hãy cho biết hóa trị của một nguyên tố là gì ?
 Học sinh nhóm trao đổi và phát biểu :
– Khả năng liên kết với H của các nguyên tố này là khác nhau 
HS thảo luận nhóm và phát biểu. 
– Hóa trị của Cl là I vì liên kết với 1 nguyên tử H , hóa trị của O , N , C lần lượt là II , III , IV 
HS thảo luận nhóm ,
ghi hóa trị Na, Ca, Al vào bảng con 
Na là I , Ca là II , Al là III
Nhóm SO4 có hóa trị II vì liên kết với 2 nguyên tở H , PO4 hóa trị III , OH có hóa trị I 
HS trả lời theo SGK , GV ghi lên bảng 
I. Hóa trị của một nguyên 
 1) Cách xác định :
­Qui ước :
– H hóa trị I từ đó chỉ ra hóa trị của nguyên tố khác 
Ví dụ :HCl , H2O , NH3 , CH4
à Cl có hóa trị I
 O có hóa tri II
 N có hóa trị III
 C có hóa trị IV
– O hóa trị II, từ đó chỉ ra hóa trị của nguyên tố khác 
Ví dụ :Na2O , CaO , Al2O3 
à Na có hóa trị I
 Ca có hóa trị II
 Al có hóa trị III
1) Kết luận :
– Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử)
– Một nguyên tố có thể có nhiều hóa trị 
HĐ 3 : Quy tắc hóa trị
GV đưa ra bảng sau:
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
H2S
Nhận xét
GV hướng dẫn cách thực hiện :
- Các nhóm hãy thảo luận để tìm ra các giá trị : x . a và y . b => mối liên hệ giữa 2 giá trị đó 
– Em hãy nêu qui tắc về hóa trị ?
GV thông báo : Qui tắc này đúng ngay cả khi A hay B là một nhóm nguyên tử 
Ví dụ : Zn(OH)2
 II . 1 = I . 2 
GV : Từ qui tắc hóa trị ta có thể áp dụng để tính hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử trong hợp chất 
GV đưa ra ví dụ 1 và ví dụ 2 yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời 
HĐ 3 : Củng cố 
GV yêu cầu HS thực hiện nhanh bằng miệng bài tập 2b trang 37 SGK và bài 4a trang 38 SGK
 HS nhóm thực hiện và phát biểu : 
Al2O3 : III . 2 và II . 3
P2O5 : V . 2 và II . 5
H2S : I . 2 và II . 1
 à Nhận xét : 
 x . a = y . b
HS trả lời như SGK 
HS thảo luận nhóm trả lời GV ghi lên bảng 
II. Quy tắc hóa trị :
1 Quy tắc :
Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng 
tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Tổng quát :
=> a.x = b.y 
2. Vận dụng :
a) Tính hóa trị của một nguyên tố
Ví du 1ï : Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3. 
 Gọi a là hóa trị của Fe . 
Ta có : 1 . a = 3 . I
a = III
Vậy hóa trị của Fe là III
Ví dụ 2 : Tính hóa trị của nhóm SO3 trong hợp chất H2SO3 
 Gọi b là hóa trị của nhóm SO3 
Ta có : b = I . 2 = II 
Hóa trị của SO3 là II
Hướng dẫn về nhà :
 s Học quy tắc hóa trị. Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở.
 s Đọc trước phần 2b/ II trang 36 vận dụng quy tắc hóa trị để lập công thức hóa học của hợp chất.Cần yêu cầu học sinh học thuộc hóa trị một số nguyên tố phổ biến
Ngày soạn : 2/10/2010 Tiết : 14 HÓA TRỊ ( tt )
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
 ˜ Kiến thức : 
 HS biết lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử 
Biết cách xác định CTHH đúng, sai khi biết hóa trị của hai nguyên tố tạo thành hợp chất.
˜ Kỹ năng :
 Rèn luyện kỹ năng lập công thức hóa học của chất và kỹ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố 
Ä Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của công thức hóa học 
 ˜ Thái độ :
 Ä HS chăm chỉ học tập , rèn luyện tư duy hóa học 
B. CHUẨN BỊ :
 Giáo viên : s Bảng ghi hóa trị một số nguyên tố (bảng 1 trang 42)
 s Bảng ghi hóa trị một số nhóm nguyên tử (bảng 2 trang 43)
 Học sinh : s Bảng nhóm 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Giáo viên
Học sinh
Nội dung ghi bài
HĐ 1.Kiểm tra :
– Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau : N02, H2S, Fe203, CaH2. Hãy cho biết hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì ?.
- Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Biết công thức hóa học Na2S04 (nhóm (S04) hóa trị II). Hãy giải thích đó là công thức phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
Tổ chức tình huống dạy học :
 Tiết học trước, chúng ta đã vận dụng quy tắc

File đính kèm:

  • doctiet 1-23 ok.doc
Giáo án liên quan