Giáo án Hóa học lớp 8

A) Mục Tiêu :

1. Kiến thức : - Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

2. Kỹ năng : - Bước đầu học sinh biết phải làm gì để học tốt môn Hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện óc tư duy sáng tạo.

3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà.

B) Trọng tâm : Hiểu được khái niệm về hóa học , và vai trò hóa học trong cuộc sống .

C)Chuẩn bị :

1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .

- Dụng cụ : Khay nhựa , giá thí nghiệm , ống nghiệm nhỏ , ống hút hóa chất .

- Hóa chất : Nước cất , Natrihđroxit ( NaOH ) , AxitClohđric ( HCl ) , đinh sắt , Đồng (II) sunphat

2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa.

- Cùng với giáo viên chuẩn bị chuẩn bị các hóa chất , dụng cụ trước buổi học .

* Phương pháp : - Sử dụng chủ yếu phương pháp thực hành thí nghiệm , phương pháp trực quan , phương pháp thuyết trình .

D) Tiến trình dạy học :

I) Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )

II) Nêu vấn đề bài mới: Hoá học là gì ? Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta ? Phải làm gì để học tốt môn Hoá học ? ( 2 phút )

III) Các hoạt động học tập :

 

doc174 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nguyên tố và chỉ số. + Trong CTHH AxBy với A có hoá trị a; B có hoá trị b ta có: a.x = b.y. 
 Hoạt động II : Ôn tập về phản ứng hoá học . (12 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi . + Biến đổi chất theo hiện tượng Vật lí , hoá học + Phản ứng hoá hoc +) Em hãy cho biết phương trình hoá học biểu diễn gì ? 
+) Dựa vào yếu tố nào để cân bằng phương trình hoá học ? 
+ Trong phản ứng hoá học khối lượng của các chất thay đổi như thế nào ? 
- Quan sát sơ đồ của giáo viên , nghiên cứu trả lời câu hỏi . 
+ Phương trình hoá hoc biểu diễn phản ứng hoá học , gồm CTHH của các chất trong phản ứng và các kí hiệu . + Để cân bằng phương trình hoá học ta dựa vào định luật bảo toàn sô nguyên tử của mỗi nguyên tố . + Trong phản ứng hoá học khối lượng của chất tham gia giảm dần còn khôi lượng của sản phẩm tăng dần , nhưng tổng khối lượng của các chất không thay đổi . 
 Hoạt động III : Ôn tập về mol và tính toán hoá học . (13 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ và trả lời các câu hỏi . VChất khí , m , n , M , dChất khí + Em hãy nêu các công thức tính có liên quan trong sơ đồ trên ? + Em hãy nêu các bước tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất ? - Cho học sinh nhận xét, đánh giá. + Em hãy nêu các bước xác định công thức hoá học khi biết % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất ? - Cho hoc sinh nêu các bước tính theo phương trình hoá học ? 
- Cho học sinh nhận xét, bổ sung , đánh giá. 
 - Quan sát sơ đồ của giáo viên đưa ra , nghiên cứu trả lời câu hỏi . 
+ Quan sát sơ đồ viết các công thức tính có liên quan đến sơ đồ . n = m / M . n = V /22,4 . m = n * M . M =m / n . V = n * 22,4 . dA/B = MA / MB . - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . + Tính khối lượng mol của hợp chất , tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố , tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất . - Nêu các bước tính . + Nêu các bước tính theo phương trình hoá học : Viết phương trình hoá học , tính số mol của chất tham gia và tạo thành (chất đã cho số liệu) , từ phương trình hoá học tính số mol chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng ( chất bài toán yêu cầu tìm) . 
* Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . 
III) Cũng cố : ( 4 phút ) - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức “ chương 1 đến chương 3 ” , giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa các nội dung bài học , nhớ và khắc sâu được kiến thức hơn , đồng thời biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học .
IV) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , làm các bài tập ở sgk , và đề cương ôn tập , nghiên cứu kỹ lại bài .
- Nghiên cứu, ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra học kì . 
Ngày soạn : 26 – 12 – 2010 . Tuần : 19
Ngày giảng : 27 – 12 – 2010 Tiết : 36 
 KIỂM TRA HỌC KÌ I 
A) Mục tiêu.
1. Kiến thức : Đánh giá chất lượng học sinh học và tiếp thu bài qua kiểm tra viết trực tiếp.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Làm bài độc lập, nhanh, chính xác.
3. Thái độ : Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần phê và tự phê cao.
B) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đề kiểm tra.
2. Học sinh : Nghiên cứu, ôn tập chuẩn bị giấy kiểm tra . 
A) Đề thi :
 * Ma trận đề thi .
Kiến thức,
Kĩ năng ,
Cơ bản .
 Mức độ kiến thức , kĩ năng 
 Tổng
 Điểm
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Câu 1
1
1
Câu 2
1
1
Câu 3
1
1
Câu 1
2
2
Câu 2
3
3
Câu 3
2
2
Tổng điểm
1
2
2
3
2
10
I) Trắc nghiệm : ( 3đ ) Khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau : 
Câu 1) Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số 
a) p . b) n . c) e . d) n và e 
Câu 2) Trong các công thức hóa học sau , công thức hóa học nào là công thức hóa học của đơn chất kim loại ? 
a) C . b) Cu . c) P . d) H2 . 
Câu 3) Trong các phương trình hóa học sau , phương trình hóa học nào cân băng đúng ? 
a) H2 + O2 to H2O .	b)	H2 + 2O2 to H2O . c) 2H2 + O2 to 2 H2O . d) H2 + O2 to 2H2O .
II) Tự luận : ( 7đ )
Câu 1) Tính khối lượng gam của nguyên tử Magie ( Mg ) .
Biết Nguyên tử khối Magie ( Mg ) = 24* đvC , 1đvC = 0,166*10-23 (g) .
Câu 2) Đốt cháy hết 4,5 gam kim loại (Mg ) trong không khí , thu được 7,5 gam hợp chất MagieOxit ( MgO) , biết rằng Magie cháy là xảy ra phản ứng với khí Oxi ( O2 ) trong không khí . 
a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra .
b) Tính khối lượng của khí Oxi đã tham gia phản ứng .
Câu 3) Tính số mol của 14 gam Fe và thể tích (đktc) của 0,5 mol khí CO2 .
B) Đáp án : 
 I) Trắc nghiệm : ( 3đ) 
Câu 1) a (1đ) . Câu 2) b (1đ) . Câu 3) c (1đ) .
II) Tự luận : (7đ) 
Câu 1) (2đ) Theo bài ra ta có : Nguyên tử khối Magie ( Mg ) = 24* đvC , 1đvC = 0,166*10-23 (g) 
Từ đó suy ra : khối lượng gam của nguyên tử(Mg ) = 24* 0,166*10-23 (1đ) = 3, 984*10-23 (gam) (1đ) .
Câu 2) ( 3đ) a)Theo bài ra ta có công thức về khối lượng của phản ứng : m Magie + m khíoxi = m MagieOxit (1đ)
b) Khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng : 
m khíoxi = m MagieOxit - m Magie (1đ) = 7,5 – 4,5 = 3 (gam) . (1đ) 
Câu 3) (2đ) 
Số mol của Fe ( có trong 14 gam ) là : nFe = 14/56 = 0,25 ( mol) . ( 1đ ) 
Thể tích (đktc) của 0,5 mol khí CO2 = 0,5*22,4 = 11,2 ( lít ) . ( 1đ ) 
II) Cũng cố : - Hết giờ thu bài kiểm tra và đồng thời đưa ra đáp án của bài thi , giúp học sinh tự đánh giá về lượng kiến thức mà mình tiếp thu được trong quá trình học tập .
III) Dặn dò : - Các em về nhà học bài và ôn lại những nội dung kiến thức đã được học ở học kì I . - Tiếp tục nghiên cứu nội dung chương IV, bài mới “ Tính chất của oxi ” cho tiết học sau . 
 Chuẩn bị các dụng cụ hóa chất , cho tiết học sau .
Ngày soạn : 3 – 1 – 2011 . Tuần : 20
Ngày giảng : 4 – 1 – 2011 Tiết : 37 
 CHƯƠNG IV : OXI – KHÔNG KHÍ 
 BÀI 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Tiết 1 ) .
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Biết được : Trong điều kiện thường oxi là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nặng hơn không khí . - Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động , dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim .
2. Kỹ năng : - Viết được các phương trình biểu diễn phản ứng của oxi với một số phi kim , biết cách sử dụng đèn cồn và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm .
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Oxi tác dụng với phi kim ( tác dụng với lưu huỳnh , tác dụng với phot pho ) 
C) Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập .
- Dụng cụ : Bình thuỷ tinh , nút cao su , muỗng sắt , đèn cồn .
- Hoá chất : Phốt pho đỏ, lưu huỳnh , lọ chứa oxi .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề . 
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) 
II) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Oxi có những tính chất hoá học nào ?
III) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu tính chất vật lí của oxi . ( 10 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
- Cho học sinh quan sát lọ chứa khí oxi cho học sinh các nhóm nhận xét . + Quan sát lọ chứa khí oxi em thấy nó có màu gì ? - Cho học sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng . 
 - Quan sát lọ đựng khí oxi,nghiên cứu sgk . 
+ Nhận xét theo gợi ý của sgk . Khí oxi là chất khí , không màu , không mùi , nặng hơn không khí , ít tan trong nước . 
*) Tiểu kết : - Tính chất vật lí của oxi 
+ Khí oxi là chất khí , không màu , không mùi , nặng hơn không khí , ít tan trong nước . 
 Hoạt động II : Tính chất hoá học . (22 phút)
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
 - Cho học sinh nghiên cứu các thí nghiệm trong sgk . 
Nêu mục tiêu của thí nghiệm 1. - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm . 
+ Em có nhận xét gì về sự cháy của lưu huỳnh ở ngoài không khí và ở trong lọ chứa oxi ? + Tại sao lưu huỳnh cháy trong khí oxi lại mãnh liệt hơn ? 
- Cho học sinh đánh giá , nhận xét , bổ sung . Viết phương trình hoá học . 
- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2 trong sgk . + Nêu mục tiêu của thí nghiệm , các bước tiến hành thí nghiệm. - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm . 
- Cho học sinh nhận xét hiện tượng . 
+ Khói trắng đó là điphotpho pentaoxit (P2O5) , em hãy viết phương trình hoá học ? 
- Qua các phản ứng ở 2 thí nghiệm em có nhận xét gì về điều kiện của phản ứng ? - Vậy em có kết luận gì về tính chất của oxi với phi kim ? 
- Cho học sinh cả lớp nhận xét bổ sung . -Giáo viên chỉnh sửa kết luận cho đúng . 
1) Tác dụng với phi kim . 
- Thí nghiệm 1: Tác dụng với lưu huỳnh . Hoạt động nhóm nêu mục tiêu , các bước thí nghiệm 1. Làm thí nghiệm theo sgk dưới sự hướng dẫn của giáo viên . 
+ Lấy vào muỗng sắt một ít lưu huỳnh , đốt trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ chứa khí oxi . 
+ Nhận xét hiện tượng : Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, cháy trong lọ chứa oxi mãnh liệt. Nghiên cứu , trả lời : Do mật độ tiếp xúc giữa oxi và lưu huỳnh lớn hơn ngoài không khí. + Viết phương trình hoá học. PTHH : S + O2 SO2 - Thí nghiệm 2 : Tác dụng với phốt pho. + Nêu mục tiêu , các bước tiến hành thí nghiệm . Hoạt động nhóm làm thí nghiệm. +Lấy một ít phốt pho đỏ vào muỗng sắt, cho vào lọ chứa oxi, đốt cháy phốt pho ngoài không khí , đưu nhanh vào lọ chứa oxi - quan sát . + Nhận xét hiện tượng theo nhóm . Phốt pho đỏ cháy mãnh liệt hơn trong lọ chứa oxi tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ. + Viết phương trình hoá học: 4P + 5O2 2 P2O5 ở cả 2 thí nghiệm đều cần có nhiệt độ cao làm xúc tác. ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với nhiều phi kim tạo ra oxit. 
*) Tiểu kết : - Tính chất hoá học .
+ Thí nghiệm 1: Tác dụng với lưu huỳnh : Phương trình hoá học : S + O2 SO2 .
+ Thí nghiệm 2 : Tác dụng với phốt pho : 
+ Phương trình hoá học : 4P + 5O2 2 P2O5 . 
( Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 , thì phản ứng (P) với oxi mạnh hơn so với (S) với oxi ) .
* Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội d

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC LOP 8 CHUAN NHAT DAY.doc