Giáo Án Hóa Học Lớp 8
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Giúp HS biết Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng.
+ Vai trò quan trọng của Hóa học.
+ Phương pháp học tốt môn Hóa học.
2. Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng biết làm thí nghiệm, biết quan sát.
+ Rèn luyện phương pháp tư duy logic, óc suy luận sáng tạo.
+ Làm việc tập thể.
3. Giáo dục: Có hứng thú say mê học tập, ham thích đọc sách. Nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát thí nghiệm.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. GV : Chuẩn bị làm các thí nghiệm:
+ dung dịch NaOH + dung dịch CuSO4 .
+ dung dịch HCl + Fe
2. HS : Xem trước nội dung thí nghiệm của bài 1, tìm một số đồ vật, sản phẩm của Hóa học.
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, hỏi đáp, quan sát, hoạt động nhóm
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: ( 1/)
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới: ( 38/)
- Đặt vấn đề:
Hoá học là một môn học hấp dẫn nhưng rất mới lạ. Để tìm hiểu về hoá học thì chúng ta cùng nghiên cứu hoá học là gì?
- Phát triển bài.
? Có dấu hiệu của PƯHH không. * Quấn vào đầu dây sắt một mẫu than gỗ, đốt cho than và dây sắt nóng đỏ rồi đưa vào bình chứa khí oxi. - HS quan sát và nhận xét. - GV: Các hạt nhỏ màu nâu đó là oxit sắt từ: Fe3O4. - Yêu cầu HS viết PTPƯ. - GV giới thiệu: O xi còn tác dụng với các chất như: Xenlulozơ, metan, butan... 2. Hoạt động 2: (20/) * GV : Khí metan có trong khí bùn ao, phản ứng cháy của metan trong không khí tạo thành khí cacbonic, nước, đồng thời toả nhiều nhiệt. - Gọi 1 HS viết PTPƯ. - Từ những TCHH của khí oxi hãy rút ra kết luận về đơn chất oxi. 2. Tác dụng với kim loại: - PTHH: 3Fe + 2O2 2Fe3O4 (r) (k) (r) (Oxit sắt từ) 3. Tác dụng với hợp chất: - PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (k) (k) (k) (h) * Kết luận: Khí o xi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia PƯHH với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II. 4. Củng cố: (5/) - Yêu cầu HS làm các bài tập sau: * Bài tập 1: Khi đốt quặng kẽm sunfua ZnS, chất này tác dụng với oxi tạo thành ZnO và khí SO2. Nếu cho 19,4g ZnS tác dụng với 8,96 lít khí o xi thì khí SO2 sinh ra có thể tích là bao nhiêu? A. 8,96 lít. B. 4,48 lít. C. 5,4 lít. D. 4,4 lít. * Bài tập 2: Đốt cháy hết 3,2 g khí metan trong không khí sinh ra khí cacbonic và nước. a. Viết PTPƯ. b. Tính thể tích khí o xi ( ở đktc) c. Tính khối lượng khí cacbonic tạo thành. 5. Dặn dò: (1/) - Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi. - Bài tập: 1, 2, 3, 5 (Sgk- 84). * Hướng dẫn bài tập 5: PTHH: C + O2 CO2 1mol 1mol 0,75mol ? S + O2 SO2 1mol 1mol 0,75mol ? - Khối lượng của 0,5% S trong 24g than đá: - ..........................1,5% tạp chất..................: Vậy khối lượng của C trong 24kg than đá là: 24.000 – ( 120 + 360) = 23.520g. Số mol của các chất trong than đá số mol và thể tích CO2, SO2. + Ngày giảng : Tuần Ngày soạn Tiết 39 SỰ Ô XI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP ỨNG DỤNG CỦA Ô XI A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm sự ô xi hoá, phản ứng hoá hợp và phản ứng toả nhiệt. - Biết ứng dụng của ô xi 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng 3. Giáo dục: Giáo dục ý thức học tập bộ môn B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. GV: - Tranh vẽ ứng dụng của ô xi - Phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: (1 phút) Nắm sĩ số: 8A:............8B. II. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu các tính chất hoá học của ô xi, viết phương trình phản ứng minh hoạ. 2. Bài tập 4 (SGK trang 84) III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của tiết học: Tìm hiểu về sự oxi hoá – Phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi. 2. Phát triển bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *. Hoạt động1: - GV yêu cầu HS nhận xét các VD ở (1). ? Hãy cho biết các phản ứng hoá học trên có đặc điểm gì giống nhau. ( Những PƯ trên đều có O2 t/d với các chất). - GV: Những PƯHH kể trên được gọi là sự oxi hoá các chất đó. ? Vậy sự oxi hoá một chất là gì. * GV lưu ý: Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất. - Yêu cầu HS lấy VD về sự o xi hoá xãy ra trong đời sống hằng ngày. *. Hoạt động2: * GV đưa ra 1 số VD: Hãy quan sát 1 số p/ư sau. ? Hãy nhận xét và ghi số chất p/ư và số chất sản phẩm trong các PƯHH. - GV thông báo: Các PƯHH trên được gọi là phản ứng hoá hợp. ? Vậy phản ứng hoá hợp là gì. * GV giới thiệu về phản ứng toả nhiệt ( Như các PƯ trên). Ngoài ra còn có một số phản ứng thu nhiệt. VD: N2 + O2 2NO 2KClO3 2KCl + 3O2 *. Hoạt động2: - GV treo tranh vẽ ứng dụng của oxi cho HS quan sát. ? Em hãy kể tên các ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống. - GV chiếu lên màn hình những ứng dụng của oxi. - GV: Hai lĩnh vực quan trọng nhất là: + Sự hô hấp. + Sự đốt nhiên liệu. I. Sự oxi hoỏ. * VD: S + O2 SO2 4P + 5O2 2P2O5 3Fe + 2O2 2Fe3O4 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O * Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. II. Phản ứng hoá hợp: - PTPƯ: 2Na + S Na2S. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 Na2O + H2O 2NaOH 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 4Fe(OH)3 * Định nghĩa: Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có một chất mới (SP) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. * Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học của oxi với các chất khác có toả ra năng lượng. III. ứng dụng của oxi: 1. Sự hô hấp: - Sự hô hấp của con người và động vật. - Phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa cháy. 2. Sự đốt nhiên liệu: - Nhiên liệu cháy trong o xi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí. - Sản xuất gang thép. - Chế tạo mìn phá đá. - Đốt nhiên liệu trong tên lữa. IV. Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài. + Sự o xi hoá là gì? + Định nghĩa PƯHH. + Ứng dụng của oxi. - Yêu cầu HS làm các bài tập sau: * Bài tập 1: Hoàn thành các PTPƯ sau: a. Mg + ? MgS. b. ? + O2 Al2O3. c. H2O H2 + O2. d. CaCO3 CaO + CO2. e. ? + Cl2 CuCl2. f. Fe2O3 + H2 Fe + H2O. * Bài tập 2: Lập PTPƯ biểu diễn các phản ứng hoá hợp sau: a. Lưu huỳnh với nhôm. b. O xi với magie. c. Clo với kẽm. V. Dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi. - Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk- 87). Ngày giảng : Tuần Ngày soạn Tiết 40 OXIT A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được khái niệm sự ô xít, sự phân loại ô xít và cách gọi tên ô xít. - Nắm được kỹ năng lập CTHH của ô xít 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập PTHH và CTHH 3. Giáo dục: Giáo dục tính cẩn thận. B. CHUẨN BỊ: 1. GV: Phiếu học tập, bảng phụ. 2. HS: Chuẩn bị bài mới. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: (1 phút) Nắm sĩ số: 8A:............8B. II. Kiểm tra bài cũ: *. Nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp - Cho VD. - Nêu định nghĩa sự ô xi hoá? Cho VD. - Ghi vào bảng phải, học bài mới. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của tiết học: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại và tên gọi của oxit. 2. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG *. Hoạt động1: - GV VD ở (1). Giới thiệu : Các chất tạo thành ở các PƯHH trên thuộc loại oxit. ? Hãy nhận xét thành phần của các oxit đó. ( Phân tử có 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi) - Gọi 1 HS nêu định nghĩa oxit. * GV đưa bài tập: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit. H2S, CO, CaCO3, ZnO, Fe(OH)2, K2O, MgCl2, SO3, Na2SO4, H2O, NO. - Yêu cầu 1 HS lên bảng trả lời. ? Vì sao các hợp chất H2S, Na2SO4 không phải là oxit. *. Hoạt động2: - GV yêu cầu HS nhắc lại: + Qui tắc hoá trị áp dụng đối với hợp chất hai nguyên tố. + Thành phần của oxit. *. Hoạt động 3: - Yêu cầu HS viết công thức chung của oxit. - GV cho HS quan sát VD (Phần I). ? Dựa vào thành phần có thể chia oxit thành mấy loại chính. - GV chiếu lên màn hình. ? Em hãy cho biết kí hiệu về một số phi kim thường gặp. - Yêu cầu HS lấy 3 VD về oxit axit. - GV giới thiệu một số oxit axit và các axit tương ứng của chúng. * GV lưu ý: Một ssó KL ở trạng thái hoá trị cao cũng tạo ra oxit axit. VD: Mn2O7 axit pemanganic HMnO4. CrO3 axit cromic H2CrO3. ? Em hãy kể tên những kim loại thường gặp. - Yêu cầu HS lấy 3 VD về oxit bazơ. - GV giới thiệu một số oxit bazơ và các bazơ tương ứng của chúng. - GV chiếu lên màn hình nguyên tắc gọi tên oxit. - Yêu cầu HS gọi tên các oxit bazơ ở phần III b. - Nêu nguyên tắc gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại nhiều hoá trị và phi kim nhiều hoá trị. ? Em hãy gọi tên của FeO, Fe2O3, CuO, Cu2O. - GV giới thiệu các tiền tố (tiếp đầu ngữ) - Yêu cầu HS đọc tên: SO2, CO2, N2O3, N2O5. * BT:Trong các o xit sau, oxit nào là oxit axit, oxit nào là oxit bazơ: SO3, Na2O, CuO, SiO2. Hãy gọi tên cac oxit đó. I. Định nghĩa: * VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2... * Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. II. Công thức: * Công thức chung: III. Phân loại: * 2 loại chính : + Oxit axit. + Oxit bazơ. a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. - VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5... + CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3 + SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3 + P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4 b. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. - VD: K2O, MgO, Li2O, ZnO, FeO... + K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH. + MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2. + ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit Zn(OH)2. IV. Cách gọi tên: * Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit. VD: K2O : Kali oxit. MgO: Magie oxit. + Nếu kim loại có nhiều hoá trị: Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit. - FeO : Sắt (II) oxit. - Fe2O3 : Sắt (III) oxit. - CuO : Đồng (II) oxit. - Cu2O : Đồng (I) oxit. + Nếu phi kim có nhiều hoá trị: Tên oxit bazơ: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). Tiền tố: - Mono: nghĩa là 1. - Đi : nghĩa là 2. - Tri : nghĩa là 3. - Tetra : nghĩa là 4. - Penta : nghĩa là 5. - SO2 : Lưu huỳnh đioxit. - CO2 : Cacbon đioxit. - N2O3 : Đinitơ trioxit. - N2O5 : Đinitơ pentaoxit. * HS làm vào vỡ. IV. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung chính của bài: + Định nghĩa oxit? + Phân loại oxit. + Cách gọi tên oxit. - Yêu cầu HS làm các bài tập sau: * Bài tập 1: Cho các oxit có CTHH sau: 1. SO2; 2. NO2; 3. Al2O3; 4. CO2; 5. N2O5; 6. Fe2O3; 7. CuO; 8. P2O5; 9. CaO; 10. SO3. a. Những chất nào thuộc loại oxit axit: A. 1, 2, 3, 4, 8, 10. B. 1, 2, 4, 5, 8, 10. C. 1, 2, 4, 5, 7, 10. C. 2, 3, 6, 8, 9, 10. b. Những chất nào thuộc loại oxit bazơ: E. 6, 7, 9, 10. G. 3, 4, 5, 7, 9. G. 3, 6, 7, 9. H. Tất cả đều sai. * Bài tập 2: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới đây: A. CuO B. ZnO C. PbO D. MgO E. CaO V. Dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ, học theo bài ghi. - Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 (Sgk- 91). Ngày giảng : Tuần Ngày soạn Tiết 41 ĐIỀU CHẾ Ô XI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết phương pháp điều chế ô xi, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất ô xi trong công nghiệp. - Nắm được khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng lập phương trình hoá học. 3. Giáo dục: Giáo dục ý thức học tập bộ môn. B. CHUẨN BỊ: 1. GV: Chuẩn bị
File đính kèm:
- GIAO AN HOA 82014.doc