Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 10

I. Mục tiêu của bài học

1. Kiến thức.

• Biết được các khái niệm về chất điện li, chất không điện li, sự điện li.

• Hiểu nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch chất điện li.

• Hiểu cơ chế của quá trình điện li.

2. Kỹ năng.

• Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành thí nghiệm: quan sát, so sánh.

• Rèn luyện khả năng lập luận logic.

• Rèn luyện cho học sinh viết phương trình điện li của axit, bazơ, muối.

3. Tình cảm thái độ.

• Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

• Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.

1. Phần mềm.

Microsoft Power Point

Mô phỏng

2. Phiếu học tập.

Củng cố kiến thức cuối giờ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu : H2S, Fe(OH)3 ...
GV có thể nhắc lại hoặc yêu cầu HS cho biết
1) Khái niệm cân bằng hóa học? 
2) Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học ?
GV yêu cầu HS cho ví dụ về sự chuyển dịch cân bằng hóa học ?
Từ đó GV dẫn dắt HS đến khái niệm cân bằng điện li.
Yêu cầu HS trả lời: khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất tăng hay giảm? Tại sao?
- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li ra ion còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử (tức là chỉ điện li 1 phần khi tan vào nước).
Cân bằng hóa học của một phản ứng thuận nghịch là khi phản ứng có tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Cân bằng hóa học có thể bị chuyển dịch theo nguyên lí Lơ- sat- tơ- li-ê.
2. Chất điện li yếu
a. ĐN:(SGK)
 0 < a < 1
b. TD: 
- Các axit yếu : CH3COOH, H2S, H2CO3...
- Các bazơ yếu : Fe(OH)3, Mg(OH)2.. 
VD: CH3COOH
CH3COOH ↔ CH3COO- + H+
- Nước là chất điện li rất yếu:
H2O ↔ HO- + H+
c. Cân bằng điện li
CH3COOH « CH3COO- + H+
K = 
d. Ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li
Khi pha loãng dung dịch quá trình điện li xảy ra dễ dàng hơn, độ điện li tăng.
Hoạt động 6: Củng cố 
GV: ở bài này yêu cầu các em phải nắm vững:
- Khái niệm, phân loại các chất điện li
- viết phương trình điện li của các axit, bazo, muối
- Tính được nồng độ ion của dung dịch các chất điện li dựa vào độ điện li.
Bài tập 5,6,7/t7 SGK; SBT: 1.5 đến 1.8/t4
Bài 3
 Axit – Bazơ và muối
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức 
HS biết:
- Khái niệm axit, bazơ theo thuyết Areniut và thuyết Bronstet.
- Ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li.
- Muối là gì và sự điện li của muối
HS hiểu: 
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến tính chất hóa học chung của các dung dịch axit, dung dịch bazo.
- Hiểu được bản chất của phản ứng của phản ứng axit- bazo.
2. Kĩ năng
- Vận dụng thuyết axit – bazo của Areniut và Bronstet để phân biệt được axit, bazo.
- Biết viết phương trình phân li của các axit, bazo và muối.
- Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazo để tính nồng độ của ion H+ và ion OH- trong dung dịch.
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Ống nghiệm.
- Hóa chất: các dung dịch NaOH, HCl, NH3; muối kẽm; quỳ tím.
II. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
GV: Hãy nêu định nghĩa về axit và bazơ đã học ở lớp dưới? Cho VD?
GV: Yêu cầu HS hãy viết phương trình điện li của một số axit, bazo: HCl, HNO3, H2SO4, KOH, Ba(OH)2, ?
Từ đó nhận xét các ion do các axit và bazo phân li ra.
GV: Hôm trước các em đã được học về cơ chế điện li của các hợp chất như muối, axit,. Vậy trong dung dịch các ion có tồn tại một cách độc lập không?
GV thông báo: đặc biệt vì H+ có kích thước rất nhỏ chính vì vậy trong các phương trình điện li của axit người ta có thể biểu diễn ion H+ ở dạng độc lập hoặc ở dạng hidrat ( H3O+, H5O2+,) thường dùng H3O+. 
Chú ý 
GV yêu cầu HS từ đó giải thích tại sao các dung dịch axit lại có tính chất hóa học giống nhau hay tại sao các dung dịch bazo cũng có tính chất hóa học giống nhau.
Hoạt động 2: 
GV: dựa vào phương trình phân li của một số axit đã viết lên bảng, yêu cầu HS nhận xét về số ion H+ được phân li ra từ mỗi phân tử axit.
Các axit từ một phân tử có thể ra nhiều ion H+ thực ra nó phân li lần lượt từng nấc ra ion H+cho đến khi hết gọi là axit nhiều nấc.
Từ đó có thể cho biết định nghĩa axit một nấc, axit nhiều nấc.
GV : tương tự như axit, bazo có thể được phân loại thành bazo một nấc, bazo nhiều nấc
Yêu cầu HS cho biết khái niệm và cho ví dụ?
Hoạt động 3:
GV làm thí nghiệm :
 Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào dung dịch muối kẽm cho đến khi kết tủa không xuất hiện thêm nữa.
- Ống thứ nhất cho thêm vài giọt axit
- Ống thứ hai cho thêm kiềm vào
Yêu cầu HS nêu hiện tượng và rút ra nhận xét?
Hoạt động 4: 
GV đưa ra tình huống: Cho HS quan sát dung dịch amoniac. Nhúng một mẩu quì tím vào dung dịch amoniac. Nêu hiện tượng và rút ra kết luận?
GV: thông báo cho HS biết amoniac có CTPT là NH3, vậy nếu theo thuyết areniut có giải thích được không?
GV: Đây cũng là một trong những hạn chế của thuyết axit- bazo của areniut . Để giải quyết điều này phải dựa vào thuyết Bronstet.
GV: Yêu cầu HS viết phương trình điện li của CH3COOH ? chỉ ra đâu là axit, đâu là bazo trong pư thuận và pư nghịch?
GV yêu cầu HS chứng minh ion HCO3- là chất lưỡng tính?
GV tổng kết:
Theo Bronstet:
- Axit là chất nhường proton, bazo là chất nhận proton.
- Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho proton vừa có khả năng nhận proton .
- Axit và bazo theo thuyết Bronstet có thể là phân tử hoặc có thể là ion.
HS trả lời:
- Axit là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử hidro kết hợp với gốc axit.
VD: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, .
- Bazo là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nhóm hidroxit.
VD: NaOH, KOH, Ba(OH)2, 
HCl → H+ + Cl-
HNO3 → H+ + NO3-
H2SO4 → 2 H+ + SO42-
KOH → K+ + OH-
Ba(OH)2 → Ba2++ 2OH-
Nhận xét:
- Các axit đều phân li ra ion H+
- Các bazo đều phân li ra ion OH-.
HS trả lời: Các ion không tồn tại độc lập mà có các phân tử nước bao quanh (hay còn gọi là hidrat hóa).
HCl → H+ + Cl-
Hoặc: HCl → H3O++ Cl-CH3COOH CH3COO-+H+.
CH3COOH + H2O CH3COO- +H3O+.
HS rút ra nhận xét:
- Tính chất hóa học chung của axit là do ion H+ quyết định hay chính là tính chất của ion H+.
- Tính chất hóa học chung của bazo là do ion OH- quyết định hay chính là tính chất của ion OH-.
HS trả lời:
- 1 phân tử HCl phân li ra một ion H+
- 1 phân tử H2SO4 phân li ra 2 ion H+
Rút ra nhận xét:
- Axit một nấc là axit chỉ phân li một nấc ra ion H+
- Axit nhiều nấc là axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.
HS trả lời:
- Bazo một nấc là bazo khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion OH-
VD: NaOH, KOH,
- Bazo nhiều nấc là bazo khi tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion OH-.
VD: Mg(OH)2, Fe(OH)3,
HS quan sát thí nghiệm thấy các hiện tượng: ở cả hai ống nghiệm kết tủa Zn(OH)2 đều tan trong axit hoặc bazo.
Zn(OH)2 vừa phản ứng được với axit vừa phản ứng được với bazo, đó là hidroxit lưỡng tính.
Theo areniut thì Zn(OH)2 vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazo.
HS quan sát thí nghiệm thấy quì tím chuyển sang màu xanh, chứng tỏ dung dịch amoniac có tính bazo( hay dung dịch phải chứa ion OH-).
HS trả lời: Theo thuyết areniut amoniac không thể là bazo được vì phân tử không chứa nhóm hidroxit nên khi tan trong nước không thể phân li ra ion OH-.
CH3COOH + H2O CH3COO- +H3O+.
-Trong phản ứng thuận CH3COOH là axit, H2O là bazo
 - Trong phản ứng nghịch CH3COO- là bazo, H3O+ là axit.
HCO3- + H2O ↔ H3O+ + CO32- 
HCO3- + H2O ↔ H2CO3 + OH-. 
I. Axit và bazo theo thuyết Areniut
 1. Định nghĩa theo Areniut .
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.
- Bazo là những chất khi tan trong nước phân li ra ion ỌH-.
2. Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc
a) Axit nhiều nấc
- Axit hai nấc: H2S, H2CO3, H2CO3,
H2S ↔ H+ + HS2- 
HS- ↔ H+ + S2-
- Axit ba nấc: H3PO4, 
H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-
H2PO42- ↔ H+ + HPO42-
HPO42- ↔ H+ + PO43-
b) Bazo nhiều nấc 
- Bazo một nấc
VD: NaOH, KOH,
- Bazo nhiều nấc
VD: Mg(OH)2, Fe(OH)3,
3. Hiđroxit lưỡng tính
- ĐN: hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazo.
-VD: Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3  và chúng đều là chất điện li yếu.
- Phân li theo kiểu bazo
Zn(OH)2↔ Zn2+ + 2 OH-
- Phân li theo kiểu axit
Zn(OH)2 ↔ 2H+ + ZnO22-
( anion zincat)
Al(OH)3 ↔ Al3+ + 3OH—
Al(OH)3 ↔ H+ + AlO2-+ H2O (anion aluminat)
II. Khái niệm về axit, bazo theo thuyết Bronstet
1. Định nghĩa
- Axit là chất nhường proton( H+). Bazo là chất nhận proton.
- VD:
VDl: Trong dung dịch amoniac thì có:
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-
→ Amoniac là bazo, dung dịch amoniac chứa ion OH-
Nước là bazo.
VD2: 
CH3COOH + H2O CH3COO- +H3O+.
-Trong phản ứng thuận CH3COOH là axit, H2O là bazo
Vậy nước vừa đóng vai trò là axit vừa đóngvai trò là bazo nên H2O là chất lưỡng tính.
* Nhận xét
Theo Bronstet:
- Axit là chất nhường proton, bazo là chất nhận proton.
- Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho proton vừa có khả năng nhận proton .
- Axit và bazo theo thuyết Bronstet có thể là phân tử hoặc có thể là ion.
Hoạt động 5
GV yêu cầu hs so sánh giữa thuyết Areniut và thuyết Brostet?
HS trả lời:
- Thuyết Areniut :
+ Trong phân tử axit hoặc bazo phải có ion H+ hoặc ion OH
+ Chỉ trong dung môi là nước.
- Thuyết Bronstet:
+ Trong phân tử axit hoặc bazo không nhất thiết phải có ion H+ hoặc ion OH. Axit, bazo là phân tử, ion.
+ Áp dụng cho bất kì dung môi nào( kể cả vắng mặt dung môi).
2. Ưu điểm của thuyết Bronstet
Hoạt động 6
GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết biểu thức phân li và biểu thức hằng số cân bằng của phương trình điện li của axit CH3COOH theo thuyết Areniut và Bronstet ? 
Từ đó so sánh giá trị của 2 biểu thức.
GV thông báo: 
-K được gọi là hằng số phân li axit, viết là Ka.
Hằng số phân li axit Ka chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ.
- Giá trị của Ka càng lớn thì người ta nói axit đó có lực axit càng mạnh.
Vd: Ở 250C, Ka của axit axetic là 1,75.10-5, Ka của axit hipocloro là 5.10-8. Như vậy axit axetic có lực axit mạnh hơn và nếu 2 dung dịch này có cùng nồng độ thì nồng độ ion H+ trong dung dịch axit axetic lớn hơn. 
HS lên bảng viết:
CH3COOH « CH3COO- + H+
K = 
Trong đó là nồng độ của CH3COOH, H+, OH- ở trạng thái cân bằng.
CH3COOH + H2O CH3COO- +H3O+.
K = 
Nhận xét: hai cách viết này cho kết quả hoàn toàn giống nhau vì 
III. Hằng số phân li axit
1. Hằng số phân li axit
CH3COOH « CH3COO- + H+
Ka = 
CH3COOH + H2O CH3COO- +H3O+.
Ka = 
Ka là hằng số phân li axit.
Hoạt động 7
GV yêu cầu HS viết phương trình phân li của các bazo sau: NH3, CH3COO-,.. và viết biểu thức của hằng số phân li bazo?
GV nhận xét.
- Kb chỉ phụ thuộc vào bản chất của bazo và nhiệt độ.
- Giá trị của Kb càng lớn thì lực bazo càng mạnh.
HS lên bảng viết:
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-
Kb = 
CH3COO- + H2O CH3COOH +OH-
Kb = 
2. Hằng số phân li

File đính kèm:

  • docgiaoan11 NC chuong1.doc