Giáo án Hóa học Lớp 10 - Hoàng Thị Thủy Tiên

I. Công thức tính toán cần thiết.

6. Số mol A ở toC, p amt :

Trong đó: p: áp suất khí A đo ở toC (tính bằng atm)

V: thể tích khí A đo ở toC (tính bằng lít)

n: số mol chất khí A

T: nhiệt độ tuyệt đối(tính bằng oK) T = t + 273

R = 22,4/273 = 0,082

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Hoàng Thị Thủy Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP
I. Công thức tính toán cần thiết.
 (phải có đktc)
Số mol A ở toC, p amt :
Trong đó: p: áp suất khí A đo ở toC (tính bằng atm)
V: thể tích khí A đo ở toC (tính bằng lít)
n: số mol chất khí A 
T: nhiệt độ tuyệt đối(tính bằng oK) T = t + 273
R = 22,4/273 = 0,082
Tỉ khối của chất khí A:
Khối lượng riêng: 
Mối liên hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l:
Trong đó: D: khối lượng riêng
 M: khối lượng mol chất tan.
II. Kiến thức cần nắm.
1. Thành phần cấu tạo nguyên tử.
- Nguyên tử: + Lớp vỏ: electron (-)
 + Hạt nhân: P (+) , N
- m nguyên tử = m hạt nhân = m P
+ Số đơn vị đthn = số p = số e
Số khối: A = P + N
Ký hiệu nguyên tố: 
+ Đồng vị: Các nguyên tố có cùng số P khác số N, nên sô khối khác nhau.
+ Nguyên tử khối của nguyên tử: Cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng bao nhiêu lần khối lượng nguyên tử = nguyên tử khối.
- Nguyên tử khối trung bình: Nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị, nguyên tử khối của các nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị.
Với a, b, c: là số nguyên tử (hoặc % số nguyên tử) của mối đồng vị.
A, B, C: là nguyên tử khối (hay số khối) của mỗi đồng vị.
+ Nêu các bước viết cấu hình:
Bước 1: Điền lần lượt các electron vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng.
Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài.
Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hòa hoặc bán bão hòa để sắp xếp lại các electron ở các phân lớp.
* Chú ý: Số e = số p
- Số n = số A – số P
- pn1,5p hay P N 1,5Z
Dạng 1: Viết kí hiệu và xác định thành phần nguyên tử.
Bài 1.Viết kí hiệu nguyên tử trong các trường hợp sau:
Cl (Z=17, A= 35)
K (số e = 19, số khối 39)
Cl(điện tích hạt nhân = 17, số notron = 20)
F (số e = 9, số p= 9, số n = 10)
Br(số hiệu nguyên tử = 35, số notron = 45)
Na(Z=11, số notron = 12)
Bài 2: Viết kí hiệu của các nguyên tử sau:
O(Z=8, A=16), Na(A=23, số e= 11), P(15p, 16n), S(ô thứ 16, 16n), C(6p, 6e, 6n).
Bài 5: Hãy xác định số p, n, e điện tích hạt nhân của các nguyên tử sau:
Dạng 2: Tính nguyên tử khối, nguyên tử lượng
Bài 1: Biết MC = 12,011. Trong phân tử CS2 có 15,8% mC và 84,2% mS. Tìm nguyên tử khối của S và khối lượng nguyên tử S gam. (ĐA: MS = 32; mS = 32. 1,6605.10-24g)
HD: = 63,9 => 31,95 ĐVC
mS = 32. 1,6605.10-24g
Bài 2: Biết nguyên tử khối cacbon là 12 và khối lượng nguyên tử cacbon gấp 11,905 lần khối lượng nguyên tử hiđro. Tính khối lượng nguyên tử hiđro theo đơn vị u và gam. (MH = 1,008u; 1,008.1,660510-24g)
Dạng 3: Đồng vị
Bài 1: Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị là , . Biết thành phần % của hai đồng vị lần lượt là 75% và 25%, hãy tính nguyên tử khối trung bình của Clo.
Bài 2: Trong tự nhiên Brom có hai đồng vị: chiếm 50,69% và số nguyên tử còn lại là . Hãy tính nguyên tử khối trung bình của Brom.
Bài 3: Trong tự nhiên Ne có hai đồng vị: và 
a. Hãy tính NTK trung bình của Ne.
b. Tính khối lượng của 22,4 lít Ne (đktc).
Bài 4: Brom có 2 đồng vị chiếm 54,5%. Xác định đồng vị còn lại, biết NTKTB 
của Brom là 79,91.
Bài 5: Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị, đồng vị chiếm 73%, còn lại là đồng vị 
thứ 2. Biết NTKTB của Cu là 63,54. Hãy tính số khối của đồng vị thứ 2.
Dạng 4: Tổng số hạt.
Bài 1: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33.Tính số proton, số electron và số notron trong nguyên tử đó.
Bài 2: R có tổng số hạt là 58. Trong hạt nhân, số proton kém hơn số hạt notron là 1 hạt. Tính nguyên tử khối của R và viết kí hiệu cho nguyên tử đó.
Bài 3:R có tổng số hạt là 60. Biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20.Tính số proton, số electron và số notron trong nguyên tử đó.Tính nguyên tử khối của R và viết kí hiệu cho nguyên tử đó.
Bài 4: R có tổng số hạt là 115. Trong hạt nhân, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.Tính nguyên tử khối của R và viết kí hiệu cho nguyên tử đó.
Bài 5: Tổng số hạt p, n,e của nguyên tử B là 40. Trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. Tính số khối A và số hiệu nguyên tử Z của B. 
Bài 6: Tổng số hạt p, n, e của nguyên tử R là 36. Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy xác định số hiệu nguyên tử Z của R và viết kí hiệu nguyên tử R
2. BÀI TẬP TỔNG HỢP
Tự Luận
Bài 1/ Hãy xác định z, n, p, e của các nguyên tố có ký hiệu sau:
Bài 2/Nguyên tử của một nguyên tố có tất cả 52 hạt . Xácđịnh cấu tạo nguyên tử đó, biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm 1 đơn vị.
Bài 3/ R là một nguyên tử có tổng số hạt cơ bản: n, p, e là 115. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số khối, số hiệu nguyên tử của R.
Bài 4/ -Nguyên tử X có tổng số hạt là 46. Số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện.Xác định tên nguyên tử X.
Bài 5/ Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản: n, p, e là 180 hạt. Số hạt mang điện bằng 58,89% tổng số hạt.Tìm kí hiệu của nguyên tố R?
Câu 6/ Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản: 18 hạt.Biết rằng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Hãy xác định hóa trị của nguyên tố đó đối với hiddro và với oxi?
Câu 7/ Nguyên tử của một nguyên tố N có tổng số hạt cơ bản 21 hạt.Nguyên tố này là kim loại hay phi kim,hay khí hiếm? Vì sao?
Câu 8/ Tính nguyên tử khối trung bình của :
	a/ Clo biết Clo gồm hai đồng vị là 
	b/ Ni biết Ni có 4 đồng vị : 
Câu 9/ Bo có hai đồng vị là , nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,81. Xác định % mỗi đồng vị.
Câu 10/ Argon là một hỗn hợp gồm 3 đồng vị: 
a/ Tính nguyên tử khối trung bình của Ar
b/ Tính thể tích của 20,1g Ar ở đktc
Câu 11/ Đồng có hai đồng vị bền là .Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị?
3/ Trắc nghiệm:
1. Nguyên tử gồm:
	A. Hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ mang điện tích âm.
	B. Các hạt proton và electron.
	C. Các hạt proton và nơtron.
	D. Các hạt electron và nơtron.
2. Khối lượng của nguyên tử bằng:
	A. Tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron.
	B. Tổng số hạt proton, tổng số hạt nơtron và tổng số hạt electron.
	C. Tổng khối lượng của các hạt proton và electron.
	D. Tổng khối lượng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử.
3. Khái niệm mol là
	A. Số nguyên tử của chất.	 B. Lượng chất chứa 6,023.1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion).
	C. Số phân tử chất.	 D. Khối lượng phân tử chất.
4. Chọn câu SAI: Loại nào sau đây không mang điện.
	A. Số proton.	B. Số electron.	C. Số nơtron. D. Điện tích hạt nhân.
5. Mệnh đề Sai về nguyên tử là
	A. Số hiệunguyên tử bằng trị số của điện tích hạt nhân nguyên tử.
	B. Số proton bằng số nơtron.
	C. Số proton bằng trị số điện tích hạt nhân.
	D. Số proton bằng số electron.
6. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số proton, nhưng khác về:
	A. Khối lượng nguyên tử	B. Số khối.	C. Số nơtron. D. Cả A,B,C đều đúng.
7. Trong kí hiệu thì:
	A. A là số khối.	B. Z là số hiệu nguyên tử.	C. X là kí hiệu nguyên tố.	D. Tất cả đều đúng.
8. Chọn câu ĐÚNG
	1. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân.	2. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
	3. Số proton trong nhân bằng số electron ở vỏ.	4. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton.
	5. Chỉ có hạt nhân nguyên tử của nitơ có 7 nơtron.	6. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có tỉ lệ 
N : Z = 1 : 1
	A. 1, 4, 5.	B. 2, 3, 4, 6.	C. 4, 5, 6.	D. 1, 3, 4.
9. Hai nguyên tử đồng vị có cùng:
	A. Số e ngoài cùng.	B. Số p trong nhân.	C. Tính chất hóa học.	D. A,B,C đều đúng.
10. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho 1 nguyên tố hóa học vì nó cho biết:
	A. Số khối. B. Số hiệu nguyên tử Z. C. NTK của nguyên tử. D. Số khối A và số Z.
11. Chọn phát biểu ĐÚNG 
	Cho các nguyên tử , không cùng tên gọi là các cặp nguyên tử sau:
	A. A, B.	B. C, D.	C. B, C. D. A,C;A,D;B,C;B,D.
12. Hai nguyên tử X, Y khác nhau. Muốn có cùng kí hiệu nguyên tố thì X, Y phải có:
	A. Cùng số e trong nhân.	B. Cùng số n trong nhân.	C. Cùng số p trong nhân.	D. Cùng số khối.
13. Một nguyên tử có 8e, 8n, 8p. Chọn nguyên tử đồng vị với nó:
	A. 8p, 8n, 8e.	B. 8p, 9n, 9e.	C. 9p, 8n, 9e.	D. 8p, 9n, 8e.
14. Nguyên tử có cùng:
	A. Số khối.	B. Số hiệu nguyên tử Z.	C. Số electron.	D. Số nơtron.
15. Nguyên tử của nguyên tố nào có hạt nhân chứa 27 nơtron và 22 proton?
	A. .	B. .	C. .	D. .
16. Nguyên tử có cùng số nơtron với là
	A. .	B. .	C. .	D. .
17. Có 4 nguyên tử . Cặp nguyên tử có cùng tên hóa học là:
	A. Chỉ X, Z.	B. Chỉ Y, T.	C. Chỉ Y, Z. D. Cặp X, Z; cặp Y, T.
18. Tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 28. Số khối của hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó là
	A. 18.	B. 19.	C. 28.	D. 21.
19. X là kim loại hóa trị II, Y là kim loại hóa trị III. Tổng số hạt trong nguyên tử X là 36 và trong nguyên tử Y là 40. X, Y là
	A. Ca và Al.	B. Mg và Cr.	C. Mg và Al.	D. Kết quả khác.
20. Nguyên tử R có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Điện tích hạt nhân R là
	A. 17.	B. 25.	C. 30.	D. 15.
21. Một nguyên tử có khối lượng là 80, số hiệu 35. Chọn câu trả lời đúng về cấu tạo nguyên tử:
	A. 45p; 35n; 45e.	B. 35p; 45n; 35e.	C. 35p; 35n; 35e.	D. 35p; 35n; 45e.
22. Một nguyên tử có số hiệu 29, số khối 61. Nguyên tử đó có:
	A. 90 nơtron.	B. 61 nơtron.	C. 29 nơtron.	D. 29 electron.
23. Một nguyên tử có số khối là 167, số hiệu nguyên tử là 68. Nguyên tử của nguyên tố này có:
	A. 55p, 56e, 55n.	B. 68p, 68e, 99n.	C. 68p, 99e, 68n.	D. 99p, 68e, 68n.
24. Nguyên tử A có tổng số hạt là 82, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, số khối của nguyên tử A là
	A. 56.	B. 60.	C. 72.	D. Kết quả khác.
25. Tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử là
	A. 160.	B. 49.	C. 123.	D86.
26. Nguyên tử X có tổng số hạt là 82, số khối của X là 56. Điện tích hạt nhân của X là
	A. 87+.	B, 11+.	C. 26+.	D. 29+.

File đính kèm:

  • doctuan 9.doc
Giáo án liên quan