Giáo án Hóa học 9 - Tuần: 24 - Bài 37: Etilen
I- Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh biết được:
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của etilen.
- Hiểu được như thế nào là liên kết đôi và đặc điểm của nó.
- Hiểu được phản ứng trùng hợp, phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng của etilen, và các hidrocacbon có liên kết đôi trong phân tử.
- Biết phân biệt etilen với metan bằng dung dịch brom.
* Kĩ năng:
Rèn kĩ năng viết công thức cấu tạo, viết phương trình hóa học.
*Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II- Chuẩn bị:
-Mô hình phân tử etilen.
-Dụng cụ và hóa chất để điều chế khí etilen:
+ Dụng cụ: giá đỡ, ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn,
+Hóa chất: rượu etilic, H2SO4 đặc.
Tuần: 24 Bài 37: ETILEN Tiết:48 I- Mục tiêu: * Kiến thức: Học sinh biết được: - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của etilen. - Hiểu được như thế nào là liên kết đôi và đặc điểm của nó. - Hiểu được phản ứng trùng hợp, phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng của etilen, và các hidrocacbon có liên kết đôi trong phân tử. - Biết phân biệt etilen với metan bằng dung dịch brom. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết công thức cấu tạo, viết phương trình hóa học. *Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. II- Chuẩn bị: -Mô hình phân tử etilen. -Dụng cụ và hóa chất để điều chế khí etilen: + Dụng cụ: giá đỡ, ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, +Hóa chất: rượu etilic, H2SO4 đặc. III - Phương pháp: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, quan sát. IV- Kiểm tra bài cũ: 1/ Viết công thức cấu tạo của mêtan và nêu đặc điểm cấu tạo phân tử? 2/ Nêu tính chất hóa học của metan? Viết phương trình phản ứng minh họa? V- Tiến trình dạy học: * Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của etilen Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung -GV cho học sinh quan sát lọ chứa khí etilen, yêu cầu học sinh nêu tính chất vật lý của etilen( trạng thái, màu sắc, mùi, khả năng tan trong nước, tỉ khối đối với không khí)? - HS quan sát, nêu tính chất vật lý. I- TÍNH CHẤT VẬT LÝ: Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử etilen Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Giáo viên thông báo:trong phân tử etilen, mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 2 nguyên tử hidro, hai hóa trị còn lại dùng để liên kết hai nguyên tử cacbon với nhau. -Lắp ráp mô hình sơ đồ cấu tạo phân tử etilen? -Giáo viên nhận xét. -Viết công thức cấu tạo của etilen? -Có nhận xét gì về đặc điểm liên kết giữa 2 nguyên tử C trong phân tử? ->định nghĩa liên kết đôi. Giáo viên thông báo: trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học. Bài tập: So sánh cấu tạo của metan và etilen. Xác định điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm liên kết trong phân tử. Học sinh nghe giáo viên thông báo. -Học sinh lắp ráp mô hình sơ đồ cấu tạo phân tử etilen. -Viết công thức cấu tạo của etilen. Học sinh nêu nhận xét. -Học sinh nghe và ghi bài. Học sinh làm bài tập. II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ * Công thức cấu tạo: H H C C H H *Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của etilen Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Etilen cũng là một hidrocacbon, dự đoán xem etilen có cháy không? - Gíáo viên tiến hành thí nghiệm đốt cháy khí etilen yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, cho biết kết qủa? Kiểm tra dự đoán xem có chính xác không. - Giáo viên nhận xét. -Giáo viên tiến hành thí nghiệm dẫn khí etilen đi qua dung dịch brom. Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng, cho biết kết quả? -Giáo viên nhận xét. -Đây là phản ứng đặc trưng để nhận biết khí etilen. Bài tập: Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được mêtan tinh khiết. -Giáo viên thông báo ở điều kiện thích hợp ( nhiệt độ, áp suất, xúc tác), liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn, gọi là Polietilen( viết tắt là PE) Bài tập: Điền từ thích hợp “có” hoặc “không”vào các cột sau: Có liên kết đôi Làm mất màu dung dịch brom Phản ứng trùng hợp Tác dụng với oxi Metan Etilen - Học sinh dự đoán kết qủa xem etilen có cháy không? - Học sinh quan sát thí nghiệm, kiểm chứng dự đoán của mình. Cho biết kết quả. - Học sinh quan sát thí nghiệm, cho biết kết quả. III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1/ Etilen có cháy không? Tương tự metan, etilen cháy. C2H4 + 3O2 2CO2 +2H2O 2/ Etilen có làm mất màu dung dịch brom không? -Etilen làm mất màu dung dịch brom ( phản ứng cộng) H H C = C +Br- Br H H H H Br C C Br H H ( Đibrom etan) Viết gọn: CH2 = CH2 + Br2 Br – CH2 - CH2 - Br *Nhìn chung , các chât có liên kêt đôi tương tự etilen dễ tham gia phản ứng cộng. 3/ Các phân tử etilen có kêt hợp được với nhau không? Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, xúc tác) các phân tử etilen kết hợp với nhau. +CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + ..-CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - Polietilen ( PE) *Phản ứng trên gọi là phản ứng trùng hợp. * Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của etilen. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung -Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ ứng dụng của etilen. -Nêu ứng dụng của etilen? -Học sinh quan sát sơ đồ ứng dụng của etilen -> nêu ứng dụng etilen. IV/ Ứng dụng của etilen -Sản xuất rượu etilic, axit axêtic. -Điều chế Polietilen, poli (vinyl clorua), đicloetan. Kích thích qủa mau chín. *Hoạt động 5: Củng cố ( củng cố từng phần ) V- Dặn dò: -Học bài và làm bài tập Sgk. -Xem trước bài axetilen
File đính kèm:
- ETILEN.doc