Giáo án Hóa học 9 - Tuần 23 - Tiết 43: Khái Niệm Về Hợp Chất Hữu Cơ Và Hoá Học Hữu Cơ

A. MỤC TIÊU

 - Biết hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ là gì?

 - Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.

 - Biết cách phân loại các hợp chất hữu cơ đơn giản thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

B. CHUẨN BỊ

 Hóa chất: Bông, nến, nước vôi trong.

 Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, đũa thủy tinh

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra - Đặt vấn đè

 Chúng ta đã biết được hợp chất vô cơ, các loại hợp chất vô cơ và tính chất của chúng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 loại hợp chất mới đó là hợp chất hữu cơ, cách phân loại hợp chất hữu cơ và ngành nghiên cứu hợp chất này là gì

II. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 23 - Tiết 43: Khái Niệm Về Hợp Chất Hữu Cơ Và Hoá Học Hữu Cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương 4:
 HIĐROCACBON - Nhiên liệu
Tuần 23	 Ngày soạn:19.01.11
Tiết 43	 Ngày dạy:26.01.11
Khái niệm về hợp chất hữu cơ 
và hoá học hữu cơ
a. mục tiêu
 - Biết hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ là gì?
 - Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.
 - Biết cách phân loại các hợp chất hữu cơ đơn giản thành hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon. 
b. chuẩn bị
	Hóa chất: Bông, nến, nước vôi trong.
	Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, đũa thủy tinh
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra - Đặt vấn đè
	Chúng ta đã biết được hợp chất vô cơ, các loại hợp chất vô cơ và tính chất của chúng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 loại hợp chất mới đó là hợp chất hữu cơ, cách phân loại hợp chất hữu cơ và ngành nghiên cứu hợp chất này là gì
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ
Cho HS quan sát tranh vẽ tr 106 – Sgk
- Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- Số lượng hợp chất hữu cơ như thế nào?
- Hợp chất hứu cơ có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống?
TN: Đốt bông, úp ống nghiệm trên ngọn lửa, sau đó rót nước vôi trong vào, lắc đều (Sgk)
-Nêu hiện tượng xảy ra?
- H/c hữu cơ có thành phần những nguyên tố nào? 
- Thế nào là hợp chất hữu cơ?
GV: Cho các hợp chất hữu cơ: : CH4 . C2H6O . C2H4 . C2H6 . CH3Cl . C2H5O2N
Hãy phân loại các chất trên thành các nhóm
( có thể HD HS phân chia thành 2 nhóm )
 GV phân chia các hợp chất vô cơ
-Vậy hợp chất hữu cơ có thể phân chia thành mấy loại?
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
HS quan sát tranh vẽ Sgk và trả lời
Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta: Trong cơ thể sinh vật; các loại đồ dùng và ngay cả trong cơ thể chúng ta
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
HS: Nước vôi trong bị vẩn đục
HS: Trong bông có chứa C ; H ; O vì khi cháy tạo ra CO2 ; H2O
HS trả lời theo định nghĩa Sgk
3. Phân loại hợp chất hữu cơ
HS phân chia các chất thành các nhóm chất hữu cơ
HS: Hợp chất hữu cơ chia thành 2 loại:
+ Hiđrocacbon: Là những hợp chất chỉ có C và H trong phân tử.VD: CH4; C2H2.
+Dẫn xuất hiđro cacbon: Ngoài C và H ra, trong phân tử còn có các nguyên tố khác S, P, O, N.
VD: C2H6O; CH3Cl;.
Hoạt động 2: II. Khái niệm hoá học hữu cơ
Cho HS đọc Sgk
- Thế nào là hoá học hữu cơ?
- Hoá học hữu cơ được chia ra thành những ngành nào?
 Chia thành những phân ngành nào?
 GV: Mỗi ngành, phân ngành đều có đối tượng, nục đích nghiên cứu riêng
HS đọc Sgk
-Ngành hoá học chuyên nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ được goị là hoá học hữu cơ
- Hoá học hữu cơ còn được phân chia thành : Hoá dầu; chầt dẻo; dược phẩm; polime; hợp chất thiên nhiên..
III. Củng cố
Hợp chất hữu cơ là hợp chất như thế nào? Có ở đâu?
Tầm quan trọng của hợp chất hữu cơ trong đời sống?
Cho HS đọc phần ‘’Em có biết “ tr 108 – Sgk
Làm bài tập: 1 ; 2 tr 108 – Sgk
IV. Hướng dẫn về nhà
	-Nắm chắc kiến thức đã học
	- Làm bài tập: 3 ; 4 ; 5 tr 108 – Sgk
*********************************
Tuần 23	 Ngày soạn:19.01.11
Tiết 44	 Ngày dạy:28.01.11
 cấu tạo phân tử hợp chất hũu cơ
a. mục tiêu
 - Biết được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị.
 - Biết được mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử C có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch C.
 - Viết CTCT của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua CTCT
 - Từ CTCT biết được thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Viết được công thức cấu tạo 3 dạng mạch: mạch thẳng, mạch vòng và mạch nhánh.
- Biết được ứng với một công thức phân tử có thể có rất nhiều chất với cấu tạo khác nhau.
B, Chuẩn bị
 	- Bộ dụng cụ lắp mô hình phân tử dạng rỗng
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Chữa bài tập 4 tr 108 – Sgk
	%C = 40% ; %H = 6,67% ; %O = 53,33%
	HS 2: Chữa bài tập 5 tr 108 – Sgk
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Đặc điểm cầu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử
GV thông báo hoá trị của C, H , trong các hợp chất hữu cơ
HD HS cách biểu diễn hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử bằng mô hình và trên bảng
- Yêu cầu HS lắp ráp 1 số mô hình phân tử: CH4; CH3Cl; CH4O và thể hiện trên bảng
GV chú ý cho HS mô hình và hình vẽ trên bảng
Ta kết luận gì về sự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử?
HS nghe GV giới thiệu: Trong các hợp chất hữu cơ, C luôn có hoá trị I; H(I) ; O(II)
Nếu biểu diễn mỗi đơn vị hoá trị nguyên tử bởi 1 nét gạch ta sẽ biểu diễn được liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
HS: CH4 H CH4O H
 H – C – H H - C - O - H
 H H
HS : Trả lời theo kết luận Sgk
2. Mạch cacbon
Cho HS biểu diễn liên kết phân tử : C2H6 và C3H8 
- Yêu cầu HS giải thích những công thức chưa hợp lí
- Từ đó GV giới thiệu mạch cacbon
- Yêu cầu HS biểu diễn công thức của C4H10 và C4H8
Yêu cầu HS biểu diễn các nguyên tử đầy đủ số gạch hoá trị 
Từ đó Gv giới thiệu các loại mạch cacbon:
+ Mạch thẳng
+Mạch nhánh
+ Mạch vòng
HS biểu diễn lk phân tử C3H8 và C2H6 và giải thích những công thức sai
- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon
HS ghi theo giới thiệu của GV:
Có 3 loại mạch cacbon:
+ Mạch thẳng
+Mạch nhánh
+ Mạch vòng
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Y/c HS biểu diễn lk trong phân tử C2H6O
Sau đó yêu cầu nêu sự khác nhau về trật tự liên kết giữa chúng
GV: Đây là nguyên nhân làm cho 2 chất này có tính chất khác nhau
- Nhận xét gì về sự lk giữa các nguyên tử trong phân tử 1 chất?
HS: 
HS: + CT 1: có 1 nguyên tử C lk với O
 + CT 2: O nằm giữa 2 nguyên tử C
HS: Rượu etylic có tính chất khác với tính chất của đimetyl ete
KL: 
GV: Chính vì có trật tự lk này nên cùng 1 công thức C10H22 có 72 chất có cấu tạo khác nhau. Vì vậy làm tăng số lượng hợp chát hữu cơ nên rất nhiều
Hoạt động 2: II. Công thức cấu tạo
Cho HS đọc Sgk
- Thế nào là công thức cấu tạo?
- Nhắc lại ý nghiã của công thức hoá học? (công thức phân tử ) đã học
 - Muốn biết 1 chất là chất nào thì ta cần biết gì? Có còn là công thức phân tử
HS đọc Sgk
HS nêu khái niệm CTCT 
HS nêu VD CTCT của CH4 và C2H6O
 H C2H6O H H
 H – C – H H - C - C- O - H
 H H H
Thu gọn: CH3- CH2 – OH
HS nêu ý nghĩa của công thức cấu tạo
III. Củng cố – Luyện tập
Nhắc lại nội dung chính đã học trong bài?
Bài tập: Viết công thức cấu tạo các hợp chất có CTPT sau: 
 C2H5Cl ; C3H8 ; CH4O
	GV gọi HS khác lên nhận xét, đánh giá và bổ sung
IV. Hướng dẫn về nhà
	- Nắm chắc kiến thức đã học trong bài
	- Làm bài tập : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 tr 112 - Sgk
*************************

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 23 10 -11.doc
Giáo án liên quan