Giáo án Hóa học 9 - Tuần 21 - Tiết 39: Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: gồm ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm
- Quy luật biến thiên trong chu kỳ, nhóm (áp dụng đối với chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII)
- Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.
- Rèn cho HS kỹ năng dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Rèn kỹ năng suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố khi biết cấu tạo nguyên tử.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng tuần hoàn của một số nguyên tố
- Ô nguyên tố phóng to
- Chu kỳ 2,3 phóng to
- Nhóm I và nhóm VII phóng to
- Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử ở lớp 8
III. Các bước lên lớp:
1. Tổ chức tổ chức: (1 phút)
Ổn định nề nếp và kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Công nghiệp Silicat là gì? Kể tên một số ngành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính.
3. Các bước lên lớp:
Ngày soạn: 04/01/2010 Tuần 21 Tiết 39 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử Cấu tạo của bảng tuần hoàn: gồm ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm Quy luật biến thiên trong chu kỳ, nhóm (áp dụng đối với chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII) Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và ngược lại. Rèn cho HS kỹ năng dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. Rèn kỹ năng suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố khi biết cấu tạo nguyên tử. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên Bảng tuần hoàn của một số nguyên tố Ô nguyên tố phóng to Chu kỳ 2,3 phóng to Nhóm I và nhóm VII phóng to Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử ở lớp 8 III. Các bước lên lớp: 1. Tổ chức tổ chức: (1 phút) Ổn định nề nếp và kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Công nghiệp Silicat là gì? Kể tên một số ngành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính. 3. Các bước lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Cơ bản Hoạt động 1: (5 phút) Giới thiệu về bảng tuần hoàn và nhà bác học Mendeleep. - Giới thiệu cơ sở sắp xếp của bảng hệ thống tuần hoàn Hoạt động 2: (25 phút) Giới thiệu khái quát bảng tuần hoàn gồm ô, chu kỳ, nhóm → sau đó treo sơ đồ lên. - Ô 12 phóng to → yêu cầu HS quan quan sát, nhận xét. - GV: yêu cầu HS quan sát các ô 13, 15, 17 và nêu ý nghĩa của các con số. * GV: yêu cầu HS các nhóm quan sát bảng tuần hoàn trong SGK, đồng thời quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử cảu các nguyên tố H, O, Na, Li, Mg, C, N...và thảo luận về các nội dung: - Bảng HTTH có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng? - Điện tích hạt nhân của các nguyên tử nguyên tố trong một chu kỳ thay đổi như thế nào? - Số e của các nguyên tử nguyên tố trong cùng một chu kỳ có đặc điểm gì? - HS nhóm ghi bảng và nhận xét - Thế nào là chu kỳ? * GV: yêu cầu HS quan sát bảng HTTH đồng thời quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cu kỳ và thảo luận về các nội dung sau: - Bảng HTTH có bao nhiêu nhóm? - Trong cùng một nhóm điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào? → HS nghe giảng và ghi bài → Chều tăng của điện tích hạt nhân → HS nhận xét: ô cho biết: KHHH, tên nguyên tố, NTK. Mg điện tích hạt nhân là +12, số e là 12. → HS nhóm thảo luận các nội dung mà GV đưa ra → 7 chu kỳ: 1, 2, 3: 1 hàng 4, 5, 6, 7: 2 hàng → Điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải → HS: trong 1 chu kỳ số lớp e bằng STT của chu kỳ → HS nêu nhận xét: - Bảng HTTH có 8 nhóm (I → VIII) - Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố bằng nhau và bằng STT của nhóm. I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn - Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố - Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. II. Cấu tạo bảng tuần hoàn Ô nguyên tố: - Số hiệu nguyên tử (STT của nguyên tố ): số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số e trong nguyên tử) - KHHH - Tên nguyên tố - NTK Chu kỳ - Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - STT của chu kỳ bằng số lớp electron. Nhóm - Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 4. Củng cố: ( 7 phút) Bài tập 1: Cho các nguyên tố có số thứ tự: 14, 15, 20, 19 trong bảng HTTH. Hayc cho biết: Vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn (STT, ký hiệu hóa học, tên, chu kỳ, nhóm) Đặc điểm về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố đó (điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e ngoài cùng) → GV hướng dẫn HS kẻ bảng Bài tập 2: Em hãy nêu các số liệu còn thiếu ( không sử dụng bảng HTTH) KHHH Cấu tạo nguyên tử Vị trí trên bảng HTTH Điện tích Số p Số e S lớp e Số e ngoài cùng STT Chu kỳ Nhóm Al S Li F 13+ 16+ 3+ 9+ 13 16 3 9 13 16 3 9 3 3 2 2 3 6 1 7 13 16 3 9 3 3 2 2 III VI I VII 5. Hướng dẫn, dặn dò: (2 phút) BTVN: 1, 2 trang 101 Soạn tiếp phần còn lại của bài IV. Rút kinh nghiệm: ... Ngày soạn: 04/01/2010 Tuần 21 Tiết 40 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tử theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử Cấu tạo của bảng tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố, cấu tạo nguyên tử và ngược lại. Rèn cho HS kỹ năng dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. Rèn kỹ năng suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố khi biết cấu tạo nguyên tử. II. Chuẩn bị: 1 .Chuẩn bị của giáo viên Bảng tuần hoàn của một số nguyên tố Ô nguyên tố phóng to Chu kỳ 2,3 phóng to Nhóm I và nhóm VII phóng to Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử ở lớp 8 III. Các bước lên lớp: 1. Tổ chức tổ chức: (1 phút) Ổn định nề nếp và kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Em hãy nêu cấu tạo của bảng hệ thống tuần hòan? Làm BT 2 trang 101 3. Các bước lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1: (15 phút) -Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung: -Đi từ đầu đến cuối chu kỳ, tính KL và PK của các nguyên tố thay đổi như thế nào? -Sự thay đổi về số e lớp ngoài cùng ntn? → Giải thích liên hệ dãy HĐHH của KL, tính chất hóa học của KL, PK Yêu cầu các HS tiếp tục thảo luận về các nội dung: -Số lớp e và só e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm ntn? -Tính KL và tính PK của các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi thế nào? BT: Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự: -Tính KL giảm: K, Mg, Na, Al -Tính PK giảm: S, Cl, F, P Hoạt động 2: (15 phút) * PV: Biết nguyên tố A có số hiệu là 17, chu kỳ 3, nhóm VII → Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất vủa nguyên tố A - GV: Nếu biết cấu tạo của nguyên tố, ta có thể biết vị trí của chúng trong bảng HTTH & dự đoán được tính chất của nguyên tố. → HS nhóm thảo luận theo các nội dung và ghi vào bảng → HS sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự: - Tính KL giảm: Si, Mg, Al, Na - Tính PK giảm: C, O, N, F (Giải thích ngắn gọn) → HS nhóm thảo luận - Số lớp e tăng dần - Số e lớp ngoài cùng bằng nhau - Đi từ trên xuống: Tính KL tăng, tính PK giảm → HS: Tính KL giảm: K, Na, Mg, Al Tính PK giảm: F, Cl, S, P Giải thích dựa vào sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong một chu kỳ và trong một nhóm. → HS: ZA = 17 + điện tích hạt nhân: 17+ + Số p = số e = 17 + Chu kỳ 3 → có 3 lớp e + Nhóm VII → Lớp ngoài cùng có 7 e Vì A ở cuối chu kỳ 3 → A là PK mạnh → HS: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12, 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 2e. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng HTTH và tính chất cơ bản của nó. III. Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Trong một chu kỳ - Đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 → 8e. - Đầu mỗi chu kỳ là một KL mạnh, cuối chu kỳ là một PK mạnh, kết thúc là một khí hiếm. - Tính KL của của các nguyên tố giảm & tính PK của các nguyên tố tăng dần. Trong một nhóm - Trong cùng một nhóm đi từ trên xuống dưới (theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân) cấu tạo lớp vỏ nguyên tử của các nguyên tố có đặc điểm như sau: Số lớp e tăng dần từ 1 → 7 Số e lớp ngoài cùng bằng nhau - Tính chất các nguyên tố thay đổi như sau: Tính KL tăng dần đồng thời tính PK giảm dần III. Ý nghĩa cảu bảng HTTH các nguyên tố 1. Biết vị trí các nguyên tố ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố, 2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí & tính chất của nguyên tố đó. 4. Củng cố: (7 phút) Hãy sắp xếp các nguyên tố sau: O, Cl, S theo chiều tính PK giảm Br, F, Cl theo chều tính PK tăng (Giải thích bằng PTHH và giải thích dựa vào bảng HTTH) 5. Hướng dẫn, dặn dò: (2 phút) Làm các BT còn lại ở SGK Ôn lại các nội dung liên quan đến bài luyện tập IV. Rút kinh nghiệm: HIỆU TRƯỞNG KÝ DUYỆT / 01/ 2010
File đính kèm:
- hoa 9(23).doc