Giáo án Hóa học 9 - Tuần 11 - Tiết 21: Tính Chất Vật Lý Của Kim Loại
A. MỤC TIÊU
- Viết một số tính chất vật lý của kim loại : Tính dẻo, tính dẫn điện-nhiệt, ánh kim; Các ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liện quan đến tính chất vật lí của kim loại
- HS biết thực hiện một số TN đơn giản,quan sát,mô tả ,nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí của kimloại
- Biết được một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
B. CHUẨN BỊ
- Dây thép, dây nhôm, than gỗ,kim khâu,giấy gói bánh kẹo
- Búa đinh, đèn cồn.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Đặt vấn đề
GV: Chúng ta đã biết được một số kim loại xung quanh chúng ta như: Cu; Al; Fe; Au; Ag với ứng dụng của mỗi kim loại. Trong chương 2 ,ngoài việc biết ứng dụng của mỗi kim loại,ta còn biết về tính chất chung của kim loại và đó là cơ sở để ta phân loại ứng dụng của nó .Trước hết ta nghiên cứu tính chất vật lí của kim loại
II.Bài mới
Chương 2 Kim loại Tuần 11 Ngày soạn:27.10.10 Tiết 21 Ngày dạy:03.11.10 Tính chất vật lý của kim loại A. Mục tiêu - Viết một số tính chất vật lý của kim loại : Tính dẻo, tính dẫn điện-nhiệt, ánh kim; Các ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liện quan đến tính chất vật lí của kim loại - HS biết thực hiện một số TN đơn giản,quan sát,mô tả ,nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí của kimloại - Biết được một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất. B. Chuẩn bị - Dây thép, dây nhôm, than gỗ,kim khâu,giấy gói bánh kẹo - Búa đinh, đèn cồn. C. Hoạt động dạy học I. Đặt vấn đề GV: Chúng ta đã biết được một số kim loại xung quanh chúng ta như: Cu; Al; Fe; Au; Ag với ứng dụng của mỗi kim loại. Trong chương 2 ,ngoài việc biết ứng dụng của mỗi kim loại,ta còn biết về tính chất chung của kim loại và đó là cơ sở để ta phân loại ứng dụng của nó .Trước hết ta nghiên cứu tính chất vật lí của kim loại II.Bài mới Hoạt động 1: I. Tính dẻo Yêu cầu HS làm TN:Đập một mẩu dây nhôm nhỏ và một mẩu than chì Nhận xét hiện tượng ? Rút ra kết luận - Nhờ có tính dẻo nên kim loại được dùng làm gì? Các nhóm làm TN và nhận xét hiện tượng Dây nhôm dát mỏng - Than chì vỡ vụn ra KL: Kim loại có tính dẻo HS:Kim loại được rèn, kéo thành sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật, làm giấy gói bánh kẹo.. Hoạt động 2: II. Tính dẫn điện Yêu cầu HS làm TN :Cắm phích điện nối bóng đèn với nguồn điện nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận - Kim loại có ứng dụng gì? -Khi dùng đồ điện cần chú ý điều gì để tránh bị điện giật? GV giới thiệu độ dẫn điện của một số kim loại: Ag>Cu> Al>Fe> - HS làm TN và nhận xét + Đèn sáng - Kết luận: Kim loại có tính dẫn điện - ứng dụng: Dùng làm dây dẫn điện - Không nên sử dụng dây điện trần để dẫn điện Hoạt động 3:III. Tính dẫn nhiệt TN:Đốt nóng sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn -Nêu hiện tượng xảy ra -Kết luận? -ứng dụng dùng làm gì? Các nhóm làm TN và nhận xét: Phần không đốt cũng bị nóng KL : KL có tính dẫn nhiệt - HS: Kim loại dùng làm dụng cụ nấu ăn Hoạt động 4:IV. ánh kim ? Quan sát các kim loại như: Au, Ag, Cu, Al có hiện tượng gì trên bề mặt? GV: Đó là do kim loại có ánh kim -Kết luận gì về tính chất này của kim loại? - ứng dụng của kim loại? HS nhận xét: có vẻ sáng lấp láng - Kim loại có ánh kim HS: dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác. III. Củng cố – Luyện tập Nêu những tính chất vật lí của kim loại ? - Làm bài 2 – Sgk a. Nhiệt độ nóng chảy cao b. Đồ trang sức c. Nhẹ và bền d. Dây dẫn điện. e. Nhôm IV. Hướng dẫn về nhà -Nắm chắc tính chất vật lí của kim loại -Làm bài tập: 1,2,3,4,5 tr 48 -Sgk ****************************************** Tuần 11 Ngày soạn:27.10.10 Tiết 22 Ngày dạy:05.11.10 Tính chất hoá học của kim loại A. Mục tiêu - HS nắm được các tính chất hoá học của kim loại, viết được phương trình phản ứng - Biết vận dụng để làm các bài tập hoá học - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, làm thí nghiệm B. Chuẩn bị - Dụng cụ :Bình Kip điều chế Clo;đèn cồn;muôi sắt;lọ thuỷ tinh miệng rộng; ống nghiệm;kẹp gỗ;ống hút;kẹp sắt - Hoá chất: ddHCl;MnO2; Na;ddCuSO4;đinh sắt C. Hoạt động dạy học I. Kiểm tra HS1:Nêu tính chất vật lí của kim loại và ứng dụng của mỗi tính chất? GV gọi HS khác nhận xét ,đánh giá Đvđ:Chúng ta đã biết kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tế. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu kim loại có những tính chất hoá học nào? Bài hôm nay sẽ nghiên cứu điều đó. II. Bài mới Hoạt động 1: I. Phản ứng với phi kim của kim loại Nhắc lại pứ của kim loại với ôxi? -Nhắc lại hiện tượng khi cho sắt tác dụng với oxi? GV làm TN đốt Na trong bình đựng khí clo. -Viết phương trình phản ứng xảy ra? GV: một số kim loại tác dụng với S với t0 cao sinh ra muốn sunfua - Viết phương trình phản ứng: Mg + S Fe + S *Kết luận về tính chất hoá học của kim loại tác dụng với phi kim? GV nhấn mạnh: ở t0 cao hầu hết các kim loạ đều tác dụng với phi kim tạo thành muối 1.Tác dụng với ôxi HS:kim loại + ôxi ôxit kim loại HS: HS nêu phản ứng và viết phương trình 3Fe(r) + 2O2(k) đ Fe3O4(r) 2. Tác dụng với phi kim khác HS theo dõi, nhận xét hiện tượng xảy ra: - Tạo thành khói trắng (NaCl) -HS: 2Na(r)+ Cl2(k) đ 2NaCl(r) HS lên bảng viết phương trình phản ứng: Mg(r) + S(r) đ MgS(r) Fe(r) + S(r) đ FeS(r) HS nêu KL (Sgk) Hoạt động 2: II. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit -Nhắc lại tính chất của phản ứng giữa kim loại với dd axit? Lấy ví dụ? GV:Hầu hết các kim loại đều tác dụng với HNO3; H2SO4 đạc nóng và không giải phóng H2 HS: 1 số kim loại + dd axit đ muối + H2 HS: Zn(r) + H2SO4(dd) đ ZnSO4(dd) + H2(k) HS nghe GV giới thiệu Hoạt động 3: III. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối Kim loại + dd muối đ ? -Nhắc lại hiện tượng và pthh: Cu + 2AgNO3 - GV:Ta nói Cu mạng hơn Ag Yêu cầu HS làm TN và nhận xét hiện tượng: Zn + CuSO4 GV:Ta nói Zn mạnh hơn Cu -Kết luận về khả năng phản ứng của kim loại với dung dịch muối? 1. Phản ứng của Cu với dd AgNO3 HS nhắc lại : Cu + 2AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2Ag 2.Phản ứng của kẽm với dd CuSO4 Các nhóm làm thí nghiệm .Hiện tượng: - Zn tan dần, có lớp Cu màu đỏ bám vào ,dd nhạt mầu dần Zn(r) + CuSO4(dd) đ ZnSO4(dd) + Cu(r) Hs nêu kết kuận III. Củng cố- Luyện tập -Nhắc lại tính chất hoá học của kim loại? -Tại sao nói kim loại này hoạt động hoá học yếu hơn kim loại kia? -Làm bài tập 4 tr 51-Sgk (1). Mg + 2HCl đ MgCl2+ H2ư (2). 2Mg + O2 2MgO t0 (3). Mg + H2SO4 đ MgSO4 + H2ư IV. Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc tính chất hoá học của kim loại - Làm bài tập: 2,3,5,6,7 tr 51 - Sgk
File đính kèm:
- hoa 9 tuan 11 10 - 11.doc