Giáo Án Hóa Học 9 - Từ Tiết 52 Đến Tiết 55 - Vũ Thị Hoa- Trường THCS Hồng Hải - Hạ Long - Quảng Ninh

1/Mục tiêu

1.1 Kiến thức Củng cố cho HS :

 -Các kiến thức đã học về hiđro cacbon

 - Hệ thống các mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđro cacbon.

1.2 Kĩ năng

 - Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định CT hợp chất hữu cơ.

1.3 Thái độ :Yêu thích môn học.

2/Chuẩn bị HS : kiến thức về hiđro cacbon. GV: ND ôn tập.

3 /Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tự nghiên cứu.

4/Tiến trình giờ dạy

1.1 Ổn định

1.2 Kiểm tra bài cũ tiến hành khi ôn tập

1.3 Bài mới *Vào bài: SGK

 

doc10 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học 9 - Từ Tiết 52 Đến Tiết 55 - Vũ Thị Hoa- Trường THCS Hồng Hải - Hạ Long - Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét
- GV chốt.
*Hoạt đông 3 Làm bài tập 
 Hai HS lên bảng làm BT
 HS lớp làm vào vở
 Các PTHH minh họa:
ánh sáng
 CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
 C2H4 + Br2 -> C2H4Br2 
 C2H2 + Br2 -> C2H2Br4
 Fe, t0
 C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
 Fe, t0
 C6H6 + H2 C6H12 
II/ Bài tập
 Bài 2/133
 Dẫn lần lượt hai khí qua dd Br2 :
 + Khí làm mất màu dd Br2 là C2H4 
 C2H4 + Br2 -> C2H4Br2 
 + Khí còn lại là CH4
 Bài 4/133
 A cháy thu được H2O và CO2
 => A có C, H và có thể có O
 m C == 2,4 g
 mH == 0,6 g
 mC + mH = 3g = mA 
 a, => A có C, H
 b, CT CxHy
 x:y = : 
 =:
 = 0,2 : 0,6
 = 1 : 3
CT có dạng (CH3)n MA < 40 n=1 loại
 n= 2 có CT C2H6
 c, A không làm mất màu dd Br2
ánh sáng
 d, C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
4.4 Củng cố, luyện tập 
 - Hệ thống lại về hiđro cacbon:
 + Công thức cấu tạo
 + Tính chất hóa học
 + Phản ứng đặc trưng.
4.5 Hướng dẫn về nhà
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Làm các BT còn lại trong SGK.
 -Chuẩn bị thực hành.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
 Thực hành Tiết 53 
1/Mục tiêu
1.1 Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức về hiđro cacbon.
1.2 Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng thực hành hóa học.
1.3 Thái độ : - Yêu thích môn học, cẩn thận, tiết kiệm trong TH hóa học 
2/Chuẩn bị	 
	- Dụng cụ, hóa chất cho các nhóm HS làm các TN: điều chế, tính chất của axetilen;
tính chất vật lí của benzen.
3 /Phương pháp: 
	- Thực nghiệm, đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tự nghiên cứu.
4/Tiến trình giờ dạy
1.1 ổn định
1.2 Kiểm tra bài cũ 
	- Viết CT cấu tạo , neu tính chất hóa học của:
	+ Metan.
	+ Etilen.
	+ Axetilen.
	+ Benzen.
*Vào bài: SGK
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh làm
* Hoạt động 1: Tiến hành TN.
 - GV :
 + Phân công các nhóm HS.
 + Phổ biến : an toàn khi làm TN.
 + Phát phiếu học tập.
 - HS tiến hành TN, quan sát hiện tượng, điền vào phiếu học tập.
* Hoạt động 2: Viết bản tường trình.
 - HS hoàn thành bản tường trình TN.
I/ Tiến hành TN.
 1, Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen
- Lắp dụng cụ: hình 4.25a 
 - Nhỏ từ từ từng giọt H2O vào ống nghiệm có chứa CaC2
- Thu khí Axetilen bằng cách đẩy nước
2, Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen
 * Tác dụng với dd Br2:
 Dẫn khí Axetilen vào ống nghiệm 
 đựng 2ml dd Br2
 * Tác dụng với oxi:
 Dẫn khí Axetilen qua ống thuỷ tinh 
 vuốt nhọn, châm lửa dốt khí axetilen 
 thoát ra.
3, Thí nghiệm 3 Tính chất vật lí của benzen.
 - Cho 1ml benzen vào ống nghiệm đựng 
 2ml nước cất, lắc kĩ.
 Để yên-> quan sát.
 - Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống 
 nghiệm, lắc kĩ. 
 Để yên-> quan sát màu của dd.
II/ Viết bản tường trình.
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Giải thích PTHH
Kết luận
1
Điều chế 
Axetilen
- Nhỏ từ từ từng giọt H2O vào ống nghiệm có chứa CaC2
- Thu khí Axetilen bằng cách đẩy nước
2
Tính chất của 
 Axetilen
* Tác dụng với dd Br2:
Dẫn khí Axetilen vào ống nghiệm đưng 2ml dd Br2
 * Tác dụng với oxi:
Dẫn khí Axetilen qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn, châm lửa dốt khí axetilen thoát ra.
3
Tính chất vật lí của benzen
- Cho 1ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ.
 Để yên-> quan sát.
- Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ. 
Để yên-> quan sát màu của dd.
Học sinh báo cáo kết quả TH, nhận xét.
GV thu, chấm bản tường trình.
4.4 Công việc cuối buổi TH.
	- GV nhận xét giờ TH
	- HS thu dọn, rửa, cất dụng cụ. 
4.5 Hướng dẫn về nhà
	- Ôn về t/c của các hiđro cacbon.
	- Đọc trước bài rượu Etylic
	5/Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: Chương 5 Dẫn xuất hiđro cacbon. 
 Polime
 Rượu etylic Tiết 54 
1/Mục tiêu
1.1 Kiến thức HS cần:
	- HS nắm dược công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của rượu etylic(etanol).
	- Biết nhóm OH là nguyên tử gây ra tính chất hóa học đặc trưng của rượu.
	- Biết độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu.
1.2 Kĩ năng
	- Viết được PTHH phản ứng của rượi với natri, biết giải một số bài tập về rượu.
1.3 Thái độ :Yêu thích môn học.
2/Chuẩn bị 
	- Mô hình phân tử rượu etylic
	- Dụng cụ, hóa chất làm các TN t/c của rượu etylic.
3 /Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tự nghiên cứu.
4/Tiến trình giờ dạy
1.1 ổn định
1.2 Kiểm tra bài cũ 
1.3 Bài mới	*Vào bài: SGK Rượu etylic Công thức phân tử: C2H6O 
 Phân tử khối: 46
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
-GV: Giới thiệu hợp chất có oxi 
 Giới thiệu rượu etylic
*Hoạt đông 1 Tìm hiểu tính chất vật lí.
-HS làm việc nhóm: 
 + quan sát lọ đựng rượu etylic
 + làm TN hòa rượu vào nước
 + đọc SGK
 nêu tính chất vật lí của rượu etylic 
- HS báo cáo kết quả, nhận xét & GV chốt.
- HS đọc SGK cho biết: độ rượu là gì? Đo độ rượu bằng dụng cụ gì?
- HS làm BT: chọn ý đúng
 Cồn 900 có nghĩa là:
 a- Dung dịch tạo thành khi hòa 90ml rượu etylic nguyên chất vào 100ml nước.
 b- Dung dịch tạo thành khi hòa 90g rượu etylic nguyên chất vào 100g nước.
 c- Dung dịch tạo thành khi hòa 90ml rượu etylic nguyên chất vào 10ml nước.
 d- Trong 100ml dung dịch có 90ml rượu etylic nguyên chất.
I/ Tính chất vật lí.
 - Chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước.
 - Nhiệt độ sôi: 78,30C.
 - Hòa tan được nhiều chất: iôt, benzen.
* Độ rượu: số ml rượu etyic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
*Hoạt đông 2 Tìm hiểu cấu tạo phân tử
- HS quan sát mô hình phân tử rượu etylic:
 + Viết công thức cấu tạo.
 + Nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử?
- HS báo cáo kết quả, nhận xét 
- GV chốt.
*Hoạt đông 3 Tìm hiểu tính chất hóa học của rượu etylic 
- HS làm TN :
 1- Đốt rượu etylic, nhận xét:
 + Màu ngọn lửa
 + Phản ứng xong, sờ tay vào đế sứ-> nhạn xét
 + Viết PTPƯ
 2- Cho natri tác dụng với rượu etylic:
 + Quan sát hiện tượng
 + Dự đoán khí nào thoát ra?
- HS báo cáo kết quả, nhận xét 
- H: Nguyên tử Na thay thế nguyên tử nào trong phân tử rượu etylic.
- GV hướng dẫn HS viết PTPƯ
- GV giới thiệu phản ứng với axit axetic(xét sau)
*Hoạt đông 4 Tìm hiểu ứng dụng của rượu etylic 
- HS đọc SGK kết hợp hiểu biết của bản thân nêu ứng dụng của rượu etylic
*Hoạt đông 5 Tìm hiểu cách điều chế rượu etylic 
- GV giới thiệu cách điều chế rượu etylic
II/ Cấu tạo phân tử
Hay: CH3- CH2- OH
- Trong phân tử rượu etylic có 1 nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm -OH
III/ Tính chất hóa học
 1, Rượu etylic có cháy không?
 - Thí nghiệm: SGK
 - Nhận xét: rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng
t 0 
C2H6O(l) + 3O2(k) 2CO2(k)+ 3H2O(l)
 2, Rượu etylic có phản ứng với natri không?
 - Thí nghiệm: SGK
 - Nhận xét: rượu etylic tác dụng được với natri giải phóng khí hiđro
2CH3-CH2-OH(l) + 2Na(r) 
 -> 2CH3-CH2-ONa(dd) + H2(k)
 natri etylat
 3, Phản ứng với axit axetic
IV/ ứng dụng.
 SGK
V/ Điều chế.
Lên men 
Tinh bột hoặc đường Rượu etylic
 Axit 
 C2H4 + H2O C2H5OH
	4.4 Củng cố, luyện tập 
 	- Hệ thống lại bài.
 	- Làm BT 1,2,4/139.
	Bà4 4: rượu 450: 100ml chứa 45ml rượu nguyên chất
 500ml...........x ml rượu nguyên chất
 x = = 225(ml)
 Số lit rượu 250 pha từ 225ml rượu nguyên chất:
 rượu 250 :100ml chứa 25ml rượu nguyên chất
 y ml............ 225ml rượu nguyên chất
 y = 
 = 900 (ml)
 = 0,9 (l) 
	4.5 Hướng dẫn về nhà
	 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 	 - Làm các BT 3,5/139.
	- Đọc trước bài Axit axetic
 5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: Axit axetic Tiết 55 
1/Mục tiêu
1.1 Kiến thức HS cần:
	- HS nắm dược công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của axit axetic .
	- Biết nhóm -COOH là nguyên tử gây ra tính axit.
	- Khái niệm este và phản ứng este hóa.	
1.2 Kĩ năng
	- Viết được phản ứng của axit axetic với các chất
	- Củng cố kĩ năng giải BT hữu cơ.
1.3 Thái độ :
	- Yêu thích môn học, đức tính cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và thực hành hóa học.
2/Chuẩn bị 
	- Dụng cụ, hóa chất làm TN t/c của axit axetic.
	- Tranh ứng dụng của axit axetic
3 /Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tự nghiên cứu.
4/Tiến trình giờ dạy
1.1 ổn định
1.2 Kiểm tra bài cũ 
	- Viết CT cấu tạo, nêu t/c của axit axetic.
	- Làm BT 3,5/139
1.3 Bài mới	*Vào bài: SGK Axit axetic Công thức phân tử: C2H4O2 
 Phân tử khối: 60
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
*Hoạt đông 1 Tìm hiểu tính chất vật lí. 
-HS làm việcnhóm:
 + Quan sát ống nghiệm đựng axit axetic
 + Nhỏ từ từ axit axetic vào nước 
 => Nhận xét tính chất vật lí của axit axetic
 GV: dd axit axetic 2->5% là giấm ăn 
- HS báo cáo kết quả, nhận xét & GV chốt.
*Hoạt đông 2 Tìm hiểu cấu tạo phân tử axit axetic
- HS quan sát hình 5.4 và:
 + Lắp ráp mô hình phân tử.
 + Viết công thức cấu tạo.
 + Nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét
- GV chốt.
I/ Tính chất vật lí.
 - Chất lỏng không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước
 II/ Cấu tạo phân tử
- Công thức cấu tạo:
H
H
H
C
O
O
H
C
Hay: CH3- COOH
- Trong phân tử axit axetic có nhóm -COOH
làm cho phân tử có tính axit.
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
*Hoạt đông 3 :Tìm hiểu axit axetic có tính chất của axit không?
- HS làm TN axit axetic tác dụng với:
 + quỳ tím
 + dd NaOH có phenolphtalein
 + CuO
 + Zn
 + Na2CO3
 quan sát hiện tượng -> nhận xét
- HS báo cáo kết quả, nhận xét
- GV chốt.
GV: ngoài các t/c trên axit axetic còn t/c nào khác?
*Hoạt đông 3 :Tìm hiểu axit axetic có phản ứng với rượu etylic không?
- GV làm TN 
- HS quan sát TN nhận xét:
 + Hiện tượng xảy ra
 + Độ tan, mùi của sản phẩm
 => kết luận về phản ứng?
III/ Tính chất hóa học
 1, Axit axetic có tính chất của axit không?
 - Thí nghiệm: SGK
 - Nhận xét: axit axetic là môt axit hữu cơ => có tính chất của một axit yếu:
 Làm đỏ quỳ tím
CH3-COOH(dd) + NaOH(dd) 
 -> CH3-COONa(dd) + H2O(l)
CH3-COOH(dd) + CuO(r) 
 -> (CH3-COO)2Cu(dd) + H2O(l) 
2CH3-COOH(dd) + Zn(r) 
 -> (CH3-COO)2Zn(dd) + H2O(l) 
2CH3-COOH(dd) + Na2CO3(dd) 
 -> 2CH3-COONa(dd) + H2O(l) + CO2(k)
 2, Axit axetic có phản ứng với rượu etylic không?
 - Thí nghiệm: SGK
 - Nhận xét

File đính kèm:

  • docBS Hoa9t52t55.doc
Giáo án liên quan