Giáo Án Hóa Học 9 - Từ Tiết 25 Đến Tiết 32 - Vũ Thị Hoa- Trường THCS Hồng Hải - Hạ Long - Quảng Ninh

1/Mục tiêu

1.1 Kiến thức HS biết:

-T/c vật lí của sắt.

- T/c hóa học của sắt.

- Liên hệ t/c của sắt với 1 số ứng dụng trong đời sống, sản xuất.

1.2 Kĩ năng

- Biết dự đoán t/c hóa học của sắt dựa vào t/c hóa học của kim loại,vị trí của sắt trong dãy HĐHH của KL.

- Làm TN để kiểm tra dự đoán và kết luận về t/c hóa học của sắt.

- Viết PTHH biểu diễn t/c hóa học của sắt.

1.3 Thái độ- GD tính cẩn thận, tiết kiệm trong học tập & TH.

2/Chuẩn bị Dụng cụ, hóa chất làm TN :t/c hóa học của sắt.

3/Phương pháp- Thảo luận nhóm, thực nghiệm, tự nghiên cứu, đàm thoại.

4/ Tiến trình giờ dạy

4.1 Ổn định

4.2 Kiểm tra bài cũ

 - Viết lại dãy HĐHH của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại. - Nêu t/c hóa học của nhôm - viết PTHH minh họa.

 - Làm BT 4

4.3 Bài mới

*Vào bài: SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học 9 - Từ Tiết 25 Đến Tiết 32 - Vũ Thị Hoa- Trường THCS Hồng Hải - Hạ Long - Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Sắt Tiết 25
1/Mục tiêu
1.1 Kiến thức HS biết:
-T/c vật lí của sắt.
- T/c hóa học của sắt. 
- Liên hệ t/c của sắt với 1 số ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
1.2 Kĩ năng
- Biết dự đoán t/c hóa học của sắt dựa vào t/c hóa học của kim loại,vị trí của sắt trong dãy HĐHH của KL. 
- Làm TN để kiểm tra dự đoán và kết luận về t/c hóa học của sắt.
- Viết PTHH biểu diễn t/c hóa học của sắt.
1.3 Thái độ- GD tính cẩn thận, tiết kiệm trong học tập & TH.
2/Chuẩn bị Dụng cụ, hóa chất làm TN :t/c hóa học của sắt.
3/Phương pháp- Thảo luận nhóm, thực nghiệm, tự nghiên cứu, đàm thoại. 
4/ Tiến trình giờ dạy
4.1 ổn định
4.2 Kiểm tra bài cũ
	- Viết lại dãy HĐHH của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại.	- Nêu t/c hóa học của nhôm - viết PTHH minh họa.
	- Làm BT 4
4.3 Bài mới	
*Vào bài: SGK
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
* Hoạt động 1: Tìm hiểu t/c vật lí của sắt.
- HS thảo luận nhóm: dựa vào t/c vật lí chung của kim loại và những điều em đã biết về kim loại sắt, cho biết: sắt có những t/c vật lí nào?
- HS báo cáo kết quả, nhận xét.
- GV chốt. 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu t/c hóa học của sắt.
- GV đặt vấn đề: từ t/c hóa học của KL và vị trí của sắt trong dãy HĐHH của KL, hãy cho biết sắt có những t/c hóa học nào?
- H: Hãy kiểm tra dự doán đó bằng cách n/c các TN.
- H: Nhắc lại TN sắt tác dụng với oxi - viết PTHH.
- GV biểu diễn TN sát tác dụng với khí clo.
- HS quan sát, nhận xét hiện tượng, giải thích- viết PTHH.
- HS báo cáo, nhận xét.
 - GV chốt - lưu ý HS hóa trị của sắt trong trường hợp này.
- H: hãy rút ra kết luận về p/ư của sắt với phi kim.
- H: áp dụng viết PTHH của p/ư giữa sắt với lưu huỳnh.
I/ Tính chất vật lí.
 - KL màu trắng xám, có ánh kim.
 - Nặng D= 7,86 g/cm3 , to n/c = 1539oC
 - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
 - Có tính dẻo, tính nhiễm từ.
II/ Tính chất hóa học.
 1, Tác dụng với phi kim.
 * Tác dụng với oxi tạo thành oxit sắt từ
 3Fe(r) + 2O2(k) -> Fe3O4(r)
 (trắng xám) (không màu) (nâu đen) 
 * Tác dụng vớiclo 
 - Thí nghiệm:
 - Nhận xét: sắt p/ư với khí clo tạo thành sắt (III) clorua
 2Fe(r) + 3Cl2(k) -> 2FeCl3(r)
 (trắng xám) (vàng lục) (nâu đỏ)
 + KL: sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối.
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
- HS thảo luận nhóm: dựa vào kiến thức các bài đã học cho ví dụ - viết PTHH của p/ư giữa sắt với dd axit, dd muối
- HS báo cáo, nhận xét.
 - GV chốt 
- GV lưu ý HS sắt không tác dụng với
 H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội 
- H: hãy rút ra kết luận về t/c hóa học của sắt 
 áp dụng: làm BT 4/60
 xét p/ư có xảy ra không còn PTHH về nhà viết . Có p/ư với a & c.
 2, Tác dụng với dung dịch axit.
 Sắt tác dụng với một số dd a xit như HCl, H2SO4 loãng...tạo thành muối sắt(II) và giải phóng khí H2
 Fe(r) + 2HCl(dd) - > FeCl2(dd) + H2(k)
* Chú ý : sắt không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
 3, Tác dụng với dung dịch muối.
 - Sắt tác dụng với dd muối CuSO4 tạo thành muối sắt(II)
 Fe(r) + CuSO4(dd) ->FeSO4(dd) + Cu(r)
(trắng xám) (xanh lam) (lục nhạt) (đỏ)
- Sắt tác dụng với dd muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra dd muối sắt và giải phóng kim loại trong muối
Kết luận:Sắt có những tính chất hoá học của kim loại.
4.4 Củng cố, luyện tập 
	- Hệ thống lại bài.
Bài 2/60
Fe -> Fe3O4
 3Fe (r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
Fe -> Fe2O3
C1 2Fe(r) + 3Cl2(k) 2FeCl3(r)
 FeCl3(dd) + 3NaOH(dd) -> Fe(OH)3(r) + 3NaCl(dd) 
 2Fe(OH)3(r) Fe2O3 (r) + 3H2O (h) 
C2 4Fe(r) + 3O2(k) 2Fe2O3(r) 
Bài 4/60
 CM ddCuSO4 =1M CM = n : V 
 V dd CuSO4 = 10ml => n CuSO4 = CM x V
 = 0,01 (lit) = 1 x 0,01
 = 0,01(mol
Fe (r) + CuSO4(dd) -> FeSO4(dd) + Cu(r) (1)
 1mol 1mol 1mol 1mol 
 0,01mol 0,01mol 0,01mol
 a) Fe d => chất rắn A gồm Fe và Cu
 Cho A vào dd HCl:
 Fe (r) + 2HCl(dd) -> FeCl2(dd) + H2(k) còn lại Cu
 Tính mCu theo (1) : 
 nCu = nCuSO4 = 0,01 (mol)
 mCu = nCu x MCu 
 = 0,01x 64 
 = 0,64 (g)
b) Dung dịch B chỉ có FeSO4
 FeSO4(dd) + 2NaOH(dd) -> Fe(OH)2(r) +Na2SO4(dd)
 1mol 2mol
 0,01mol 0,02mol 
 n NaOH = 0,02mol
 CM ddNaOH = 1M 
 => V ddNaOH = n : CM 
 = 0,02 : 1
 = 0,02 (lit)
 = 20(ml)
4.5 Hướng dẫn về nhà
 * Học bài, nắm vững tính chất hóa học của sắt
 viết PTHH minh họa
 * Làm các BT còn lại trong SGK/50 
 * Đọc trước bài: hợp kim sắt: gang, thép.
5/Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docBS Hoa9 t25t32.doc