Giáo án Hóa học 9 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: HS biết được:

-Axit cacbonic là axit yếu, không bền.

-Muối Cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muôí cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.

-Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất, đời sống.

 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng:

-Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat: tác dụng với axit, với dung dịch muối, dung dịch kiềm.

-Biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân hủy của muối cacbonat.

 

doc56 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2H4 làm mất màu dung dịch brom à Chứng tỏ điều gì ?
-Giải thích bản chất của thí nghiệm trên bằng CTCT: trong phản ứng của etilen với brom:
+1 liên kết kém bền trong liên kết đôi của phân tử C2H4 bị đứt ra.
+Liên kết giữa 2 nguyên tử brom cũng bị đứt.
C
C
H
Br r
H
H
Br
H
H
H
H
H
+Nguyên tử brom kết hợp với 2 nguyên tử C trong phân tử etilen.
 C = C + Br – Br à
àphản ứng trên gọi là phản ứng cộng.
+Ở những điều kiện thích hợp, etilen còn có p/ứng cộng với một số chất khác như: H2, Cl2, H2O, HCl, 
+Không chỉ có etilen mà nhìn chung, các chất có liên kết đôi trong phân tử đều tham gia phản ứng công.
-Ở những đ/k thích hợp và có chất xúc tác à liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Các phân tử etilen liên kết với nhau tạo thành phân tử có khối lượng và kích thước lớn à Gọi là Polietilen (PE).
-HS viết phương trình phản ứng theo các bước:
+Liên kết kém bền bị đứt ra.
+Các phân tử etilen liên kết lại với nhau.
à Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng ?
III. Tính chất hóa học:
 1. Etilen có cháy không ?
Phương trình hóa học:
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O 
 2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
 - Phương trình hóa học:
 CH2 = CH2(k) + Br2 (dd)à 
 (không màu) (da cam)
 à Br – CH2 – CH2 – Br (l)
 Đibrommetan (không màu) 
Hay:
 C2H4 + Br2 à C2H4Br2
* P/ứng trên gọi là phản ứng cộng.
- Kết luận: các chất có liên kết đôi trong phân tử đều dễ dàng tham gia phản ứng cộng.
 3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không ?
 -Phương trình hóa học:
n CH2 = CH2 
 (- CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -)n 
à Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của etilen
-Yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình vẽ SGK/ 148.
à Hãy nêu những ứng dụng của etilen trong đời sống và sản xuất ?Nhựa PE, PVC ; Rượu etylic ; Axit axetic.
IV. Ứng dụng:
Etilen là nguyên liệu để điều chế: nhựa PE, nhựa PVC, rượu etylic, axit axetic, 
IV. CỦNG CỐ:
Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 chất khí đựng trong các bình riêng biệt, không nhãn: CH4, C2H4 và CO2.
V. DẶN DÒ :
-Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 119
-Đọc bài 38 SGK / 120, 121
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 24 Tiết: 47	 Ngày soạn: 
	 Bài 38: AXETILEN CTPT : C2H2
 PTK : 26
I. MỤC TIÊU 
 1.Kiến thức:Học sinh:
-Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của axetilen.
-Hiểu được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó.
-Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O, đồng thời tỏa rất nhiều nhiệt.
-Biết được 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen.
2.Kĩ năng:Rèn cho học sinh kĩ năng: 
-Củng cố kĩ năng viết phương trình hóa học của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.
-Quan sát tranh vẽ, mô hình và thí nghiệm à tổng hợp kiến thức.
II.CHUẨN BỊ: 
 1. GV:
	-Mô hình phân tử axetilen ( dạng rỗng và dạng đặc )
Hóa chất
Dụng cụ
-Lọ khí C2H2 
-Bình tam giác thu khí, chậu thuỷ tinh. 
-Đất đèn(CaC2),H2O
-Ống nghiệm có nhánh, giá ống nghiệm
-Dung dịch brom.
-Ống hút, ống dẫn khí, đèn cồn, diêm.
 2.HS: -Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 119
 -Đọc bài 38 SGK / 120, 121
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1, Oån định :
 2,. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của Etilen ?
 Cho biết phản ứng đặc trưng của hợp chất hưữ cơ có liên kết đôi ?
 3, Bài mới :
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tính chất vật lý của axetilen
-Giới thiệu công thức phân tử của axetilen à Yêu cầu HS tính phân tử khối ? 
-Yêu cầu HS quan sát lọ đựng C2H2 , đồng thời quan sát hình 4.9 SGK/ 120 à Hãy nêu tính chất vật lý của axetilen ?
I. Tính chất vật lý:
Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo phân tử của etilen 
-HS lắp ráp mô hình phân tử axetilen (dạng rỗng)
àø giới thiệu mô hình phân tử C2H2 dạng đặc.
-Viết CTCT của axetilen và nhận xét về đặc điểm ?
-Thông báo: những liên kết như vậy gọi là liên kết ba.
Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền. 2 liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
-Lắp ráp mô hình phân tử C2H2 theo nhóm.
-Quan sát mô hình và viết CTCT:
II. Cấu tạo phân tử.
 H – C C – H
Viết gọn: 
 H2C CH2 
Trong CTCT của axetilen có 1 liên kết ba.Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền – dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất hóa học của axetilen 
-Dựa vào đặc điểm cấu tạo của axetilen, em hãy dự đoán các tính chất hóa học của axetilen ?
*Biểu diễn thí nghiệm điều chế và đốt chất axetilen.
àHS quan sát và nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng.
-Vì phản ứng đốt chất axetilen tỏa rất nhiều nhiệt nên axit được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen.
*Biểu diễn thí nghiệm: dẫn khí axetilen vào dung dịch brom.
àYêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
-Giải thích bản chất của thí nghiệm trên bằng CTCT: trong phản ứng của etilen với brom àHS viết phương trình phản ứng ?
Bài tập: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của: metan, etilen, axetilen. 
III. Tính chất hóa học:
 1. Axetilen có cháy không ?
 Phương trình hóa học:
2C2H4 + 5O2 4CO2 + 2H2O 
2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
Ở điều kiện thích hợp axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch.
-Phương trình phản ứng:
CH CH + 2Br2 à (nâu đỏ)
 Br2– CH - CH – Br2
 ( không màu )
Viết gọn: 
 C2H2Br2 + 2Br2 à C2H2Br4
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của axetilen 
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 121.à Hãy nêu những ứng dụng của axetilen trong đời sống và sản xuất ?
IV. Ứng dụng: SGK/ 121
Hoạt động 5 : Tìm hiểu cách điều chế axetilen 
-Giới thiệu hóa chất để điều chế axetilen.
+Canxi cacbua (CaC2) còn gọi là đất đèn.
+Nước.
-Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
-Giới thiệu: hiện nay, axetilen thường được điều chế bằng cách nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
V. Điều chế:
-Từ canxi cacbua: 
 CaC2 + H2O à C2H2 + Ca(OH)2 
-Từ metan:
Làm lạnh nhanh
 2CH4 C2H2 + 3H2
IV. CỦNG CỐ :
 HS làm bài tập 4 SGK/ 122
V. DẶN DÒ :
-Học bài.
-Làm bài tập 1, 2, 3, 5 SGK/ 122 
-Ôn tập:
	+ Cách viết CTCT của 1 số hợp chất hữu cơ.
	+ Tính chất hóa học của metan, etilen và axetilen.
	+ Bài tập tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp.
VI.RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần: 24 Tiết: 48	 Ngày soạn: 
Bài 39:	 BENZEN
I. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức:Học sinh biết:
-Công thức phân tử và công thức cấu tạo của benzen.
-Tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của benzen.
 2.Kĩ năng:Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm, rút ra tính chất.
-Kĩ năng viết phương trình phản ứng thế của benzen với brom và tiếp tục củng cố kĩ năng làm bái toán.
-Liên hệ với thực tế 1 số ứng dụng của benzen.
II.CHUẨN BỊ: 
 1. GV:
Hóa chất 
Dụng cụ 
-Benzen, dầu ăn.
-Ống nghiệm (16), giá ống nghiệm.
-Dung dịch brom.
-Ống dẫn khí, ống hút.
-NaOH, H2O
-Đèn cồn, diêm, kẹp gỗ.
-Bộ mô hình lắp ghép cấu tạo phân tử benzen.
-Hình vẽ phản ứng thế của benzen với brom lỏng.
 2. HS: đọc SGK/ 123, 124, 125
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1, Oån định :
 2, Bài mới :
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của benzen 
-Yêu cầu HS quan sát lọ đựng benzen à Nêu nhận xét về tính chất vật lý của benzen ?
-Biểu diễn thí nghiệm 1: cho 3 – 4 giọt benzen vào ống nghiệm đựng nước à lắc nhẹ à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét ?
-Biểu diễn thí nghiệm 2: cho 1 – 2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng benzen à lắc nhẹ à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét ?
-Giới thiệu: benzen là 1 chất độc, hòa tan được nhiều chất khác như: dầu ăn, nến, cao su, iốt, 
Benzen không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
I. Tính chất vật lý.
-Benzen là chất lỏng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng hòa tan được nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
-Benzen là chất độc.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo phân tử của benzen.
-HS lắp ráp mô hính phân tử benzen.
à Nhận xét 1-2 nhóm làm tốt và giới thiệu mô hình phân tử C6H6 dạng đặc.
-Viết CTCT của benzen và nhận xét về đặc điểm ?
? Theo em cấu tạo của benzen khác với cấu tạo của etilen và axetilen ở điểm nào ?
-Nhận xét: trong CTCT của benzen :
+ 6 nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều.
+ Có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn.
II.Cấu tạo phân tử 
 Công thức cấu tạo của Benzen
Đặc điểm :
Có 6 ng/tử C liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh đều.
Có 3 liên kết đôi xen kẻ với 3 liên kêtá đơn
Hoạt động 3 :Tìm hiểu tính chất hóa học của benzen. 
-Benzen là 1 hợp chất hữu cơ àVậy theo em benzen có cháy được không ? 
-Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ?
-Benzen rất dễ cháy. Khi benzen cháy trong không khí, ngoài CO2 và H2O còn sinh ra nhiều muội than.
-Benzen không có phản ứng cộng với brom trong dung dịch như etilen và axetilen nhưng nếu ta cho thêm vào hỗn hợp benzen và brom 1 ít bộ

File đính kèm:

  • docHOA 9-II.doc