Giáo án Hóa học 9 - trường THCS Dân Thành

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8.

- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và PTHH, các khái niệm về dd, độ tan, nồng độ dd.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng viết PTPƯ, kĩ năng lập công thức, kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dd.

3. Thái độ:

HS hòa nhập vào bộ môn từ những kiến thức đã học.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Hệ thống bảng phụ, bài tập, câu hỏi.

- HS: Ôn tập lại các kiến thức ở lớp 8.

III . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

a/ Vào bài:

Để học tốt bộ môn trong năm học lớp 9, ta hãy dùng 1 tiết để ôn tập lại một số kiến thức của chương trình hóa học lớp 8.

b/ Phát triển bài:

 

doc48 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - trường THCS Dân Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tìm hiểu của tiết học này.
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1 ( 14’)
KIỂM TRA BÀI CŨ 
* Mục tiêu: Kiểm tra những kiến thức HS đã chuẩn bị ở nhà.
- GV yêu cầu HS kiểm tra viết (8’).
 + Nêu các TCHH của bazơ tan. Viết PTPƯ minh họa.
- GV gọi 3 HS chữa bài tập 2 tr.25 SGK.
_ GV tổ chức cho HS cả lớp nhận xét, góp ý. GV nhận xét chung.
HS: thực hiện bài kiểm tra viết.
- HS1: hoàn thành câu a.
- HS2: hoàn thành câu b, d.
- HS3: hoàn thành câu c.
a. Những chất tác dụng được với dd HCl là: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. PTPƯ:
Cu(OH)2 + 2HCl ® CuCl2 + 2H2O
NaOH + HCl ® NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl ® BaCl2 + 2H2O
b. Những chất bị nhiệt phân hủy: Cu(OH)2. PTHH: Cu(OH)2 CuO + H2O
d. Những chất đổi màu quỳ tím thành xanh là: NaOH, Ba(OH)2. 
c. Những chất tác dụng được với CO2 là:
NaOH, Ba(OH)2. PTHH:
NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
Ba(OH)2 + CO2 ® BaCO3 + H2O
Hoạt động 2 ( 5’)
A. NATRI HIĐROXIT NaOH
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
* Mục tiêu: HS tìm hiểu TCVL của NaOH.
- GV: lấy 2 mẩu NaOH để lên 2 tấm kính cho cả lớp cùng quan sát ® nhận xét.
- GV gọi 2 nhóm HS, mỗi nhóm 2 HS lên tiến hành thí nghiệm cho cả lớp cùng quan sát.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
 + Lấy 1 mẩu NaOH cho vào ống nghiệm có đựng nước – lắc đều ® sờ tay vào thành ống nghiệm và nhận xét hiện tượng.
- Gọi 1 HS khác nêu nhận xét.
Þ Kết luận về TCVL của NaOH.
- GV: NaOH còn gọi là xút ăn da. Dùng NaOH phải hết sức cẩn thận bởi tính chất có thể gây hại của nó.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS tiến hành thí nghiệm. 
- HS khác nêu nhận xét theo quan sát và sờ tay vào thành ống nghiệm.
- HS quan sát, nhận xét, kết hợp với SGK nêu TCVL của NaOH.
- NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- DD NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.
Hoạt động 3 ( 10’)
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
* Mục tiêu: HS tìm hiểu TCHH của NaOH.
- GV: Theo em NaOH là bazơ tan hay không tan ?
- Gọi 1 HS nêu tính chất của bazơ tan. GV ghi góc bảng bên phải.
 + Hãy dự đoán các TCHH của NaOH.
- GV gọi lần lượt từng HS nêu các TCHH và viết PTHH minh họa.
- GV thông báo tính chất thứ tư: Ngoài ra, NaOH còn tác dụng với dd muối (xem bài 9).
- HS : NaOH là bazơ tan.
- HS nêu tính chất của bazơ tan.
 + NaOH có những TCHH của bazơ tan.
- HS nêu kết luận TCHH. Viết PTHH minh họa.
1. Đổi màu chất chỉ thị: DD NaOH làm quỳ tím chuyển thành xanh, dd phênolphtalêin không màu thành màu hồng.
2. Tác dụng với axit: DD NaOH tác dụng với axit ® muối + nước (PƯ trung hòa). PTHH:
2NaOH(dd) + H2SO4(dd) ® Na2SO4(dd) + 2H2O(l)
3. Tác dụng với ôxit axit ® muối + nước. PTHH:
2NaOH(dd) + CO2(k) ® Na2CO3(dd) + H2O(l)
Hoạt động 4 ( 2’)
III. ỨNG DỤNG
* Mục tiêu: HS tìm hiểu ứng dụng của NaOH.
- GV cho HS nêu các ứng dụng của NaOH. GV tổng kết ghi bảng.
- GV: Trong thành phần dầu mỏ có axit nên dùng NaOH để trung hòa.
- HS nêu các ứng dụng của NaOH.
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa.
- Sản xuất tơ nhân tạo.
- Sản xuất giấy.
- Làm sạch quặng Al trước khi sản xuất.
- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.
Hoạt động 5 ( 3’)
IV. SẢN XUẤT NaOH
* Mục tiêu: HS tìm hiểu PP và PTHH sản xuất NaOH.
- GV giới thiệu tranh vẽ: Sơ đồ bình điện phân có màng ngăn.
 + Nguyên liệu sản xuất NaOH là gì ?
 + DD ntn gọi là dd bảo hòa ?
® còn gọi là dd muối ăn đậm đặc.
 + PP sản xuất ?
- Gọi 1 HS viết PT theo SGK.
- HS nêu nguyên liệu.
- HS nhắc lại dd bảo hòa.
- HS nêu pp sản xuất.
- Nguyên liệu: DD muối ăn bảo hòa.
- PP điện phân trong bình điện phân có màng ngăn.
- PT điện phân dd NaCl:
2NaCl(dd) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)
c/ Củng cố: (9’)
GV hướng dẫn HS giải bài tập 1, 4 tr.27 SGK
d/ Dặn dò: (1’)
- 	Học bài + làm các bài tập còn lại.
- 	Xem tiếp phần B của bài 8. Theo em Ca(OH)2 là chất tan nhiều hay ít trong H2O? TCHH thể hiện ntn ? Em hiểu ntn về thang pH hay độ pH trong nông nghiệp?
- Xem mục “Em có biết ?”.
- Thường người ta dùng cách nào để xác định pH của dd (MT nước ao nuôi thủy sản)?
Tuần 7
Tiết 13
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
§8. MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG 
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 	
1. Kiến thức:
HS biết:
-	Các TCVL, TCHH quan trọng của Ca(OH)2. 
-	Cách pha chế dd Ca(OH)2.
-	Các ứng dụng trong đời sống của Ca(OH)2.
-	Ý nghĩa độ pH của dd.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết các PTPƯ và làm các bài tập định lượng.
3. Thái độ:
Ý thức được việc giữ và ổn định độ pH trong nuôi thủy sản.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:+ Dụng cụ (2 bộ): Giá ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, giấy pH, giá sắt, phễu, giấy lọc.
+ Hóa chất: Ca(OH)2, dd HCl, dd NaCl, dd NH3, nước chanh (không đường).
+ Bảng phụ: ghi đề bài tập bổ sung.
- HS: + Chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của GV trong tiết trước.
III . PHƯƠNG PHÁP: 
Thực hành, chứng minh, gợi nhớ.
IV . TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 
a/ Vào bài: (1’)
Cùng với NaOH thì Ca(OH)2 cũng được xem là 1 bazơ quan trọng. Vậy Ca(OH)2 có tính chất ntn ? Những vấn đề về độ pH chúng ta sẽ tìm hiểu phần B: Ca(OH)2 – thang pH.
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1 ( 15’)
KIỂM TRA BÀI CŨ 
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà.
- GV kiểm tra phần lí thuyết:
 + Nêu TCHH của NaOH và viết PTHH để minh họa tính chất (ghi góc bảng phải).
- GV gọi HS chữa bài tập 3 tr.27 SGK.
- GV cho HS khác nhận xét, điều chỉnh phần của bạn nêu chưa đúng.
- HS1: trả lời câu hỏi, viết PTHH minh họa.
- HS2: chữa bài tập 3 tr.27.
a. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
b. H2SO4 + NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
c. H2SO4 + Zn(OH)2 ® ZnSO4 + 2H2O
d. NaOH + HCl ® NaCl + H2O
e. 2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
Hoạt động 2 ( 5’)
B. CANXI HIĐROXIT – THANG pH
I. TÍNH CHẤT:
1. PHA CHẾ DUNG DỊCH Ca(OH)2
* Mục tiêu: HS biết cách pha chế dd Ca(OH)2 và TCVL của Ca(OH)2.
- GV tiến hành thí nghiệm:
 + Giới thiệu: DD Ca(OH)2 có tên thường dùng là nước vôi trong.
- Thí nghiệm pha chế dd Ca(OH)2:
 + Hòa tan 1 ít Ca(OH)2 (vôi tôi) trong nước ® cho HS nhận xét. Chất lỏng này được gọi là vôi nước hay vôi sữa.
 + Lọc vôi nước bằng giấy lọc qua phễu ® cho HS quan sát chất lỏng vừa lọc được trong cốc thủy tinh và nêu nhận xét. Chất lỏng trong suốt này là nước vôi trong hay dd Ca(OH)2.
 + Cho HS quan sát giấy lọc trong phễu ® nêu nhận xét. Chất rắn đó là Ca(OH)2 còn lại.
 + Em hãy cho biết tính tan của Ca(OH)2 trong nước.
 + Như vậy ta có thể kết luận được gì khi hòa tan Ca(OH)2 vào nước? Ca(OH)2 khi tan trong nước tạo thành dd bazơ Þ tìm hiểu TCHH của Ca(OH)2.
- HS theo dõi các thao tác của GV.
- HS quan sát và nêu nhận xét: Đó là chất lỏng, màu trắng đục.
- HS quan sát và nêu nhận xét: Chất lỏng trong suốt, không màu.
- HS quan sát và nêu nhận xét: Trên giấy lọc còn nhiều cặn là chất rắn trắng.
- HS: Ca(OH)2 ít tan trong nước.
- HS nêu kết luận và ghi nhận.
Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước. DD Ca(OH)2 còn gọi là nước vôi trong.
Hoạt động 3 ( 10’)
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
* Mục tiêu: Chứng minh Ca(OH)2 có TCHH của bazơ tan (kiềm).
- GV: Em hãy dự đoán các TCHH của Ca(OH)2.
- GV điều chỉnh.
- Yêu cầu HS viết PTHH minh họa tính chất.
- GV có thể gọi HS ghi thêm các PTHH không có minh họa trong SGK:
Ca(OH)2 + HNO3 ® ? + ?
Ca(OH)2 + SO3 ® ? + ?
- GV thông báo tính chất còn lại: Ngoài ra, dd Ca(OH)2 còn tác dụng với dd muối (sẽ học ở bài 9).
- HS thảo luận nhóm.
- HS nêu TCHH của Ca(OH)2 dựa theo TCHH của kiềm, của NaOH.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo TCHH.
- HS viết PTHH để minh họa.
- Hoàn thành TCHH của Ca(OH)2.
a. Làm đổi màu chất chỉ thị:
- DD Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
- Làm dd phenolphtalein không màu thành màu hồng.
b. Tác dụng với axit: DD Ca(OH)2 tác dụng với axít ® muối + nước (phản ứng trung hòa). PTHH:
 Ca(OH)2(dd) + 2HCl(dd) ® CaCl2(dd) + 2H2O(l)
c. Tác dụng với ôxit axit ® muối + nước. PTHH:
Ca(OH)2(dd) + CO2(k) ® CaCO3(r) + H2O(l)
Hoạt động 4 ( 2’)
3. ỨNG DỤNG
* Mục tiêu: Biết được các ứng dụng của Ca(OH)2.
- GV: Dựa và thông tin SGK em hãy nêu các ứng dụng của Ca(OH)2.
- GV: Kết luận ntn về vai trò của Ca(OH)2?
- HS nêu các ứng dụng của Ca(OH)2.
- HS: Ca(OH)2 có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
- Làm vật liệu xây dựng.
- Khử chua đất trồng trọt.
- Khử độc các chất thải công nghiệp. Diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết ĐV.
Hoạt động 5 ( 6’)
II. THANG pH
* Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa độ pH của dd.
- GV lưu ý HS 1 số vấn đề:
 + Chữ pH có chữ p viết thường, chữ H viết in hoa.
 + Độ pH hay thang pH được dùng nhiều trong nuôi trồng thủy sản.
 + Thang pH sẽ chỉ rõ dd hay MT thể hiện tính axit hoặc tính bazơ hoặc trung tính.
- GV: Em hãy cho biết cách xác định độ pH phổ biến ở địa phương em.
- GV giới thiệu: Người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dd:
 + Nếu pH = 7: dd là trung tính.
 + Nếu pH > 7: dd có tính bazơ.
 + Nếu pH < 7: dd có tính axit.
- GV: Từ đó em có nhận xét gì về thang pH hay độ bazơ hay độ axit của dd?
- GV hướng dẫn các nhóm (2 nhóm) cách đo pH bằng pp so màu.
 + Giới thiệu giấy pH.
 + Thang màu để xác định độ pH.
 + Các dd gồm: dd HCl, nước chanh, dd NaCl, nước vôi trong, d

File đính kèm:

  • docGA Hoa 9 HKI.doc