Giáo án Hóa học 9 - Tiết 61 đến tiết 69

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của glucozơ.

- Viết được phưng trình hoá học của phản ứng tráng gương, phản ứng lên men glucozơ.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn kỹ năng viết phương trình hoá học, kỹ năng giải bài tập định tính, định lượng và các bài tập khác có liên quan.

II. Chuẩn bị:

- Mẫu glucozơ, dd Ag NO3, dd NH3, dd rượu etylic, nước cất, ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, đèn cồn.

IV. Tổ chức hoạt động dạy học

 

doc15 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 61 đến tiết 69, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cây xanh, cảnh quan môi trường.
II. Chuẩn bị.
- Dụng cụ : mẫu vật có chứa tinh bột và xen lulozơ
III. Định hướng phương pháp:
- Đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm.
IV. Tiến trình dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
1. Hãy nêu tính chất vật lý hóa học của tinh bột và xelulozơ 
2. Làm bài tập số 2 SGK.
B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung SGK.
Hoạt động của GV & HS	Nội dung bài học
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên:
Qua đời sông & tìm hiểu thông tin trong SGK:
- Hãy cho biết trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ ?
I. Trạng thái tự nhiên.
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt như lúa ngô .
- Xelulozơ có nhiều trong sợi bông ..
Hoạt động 2: Tính chất vâtl lý:
Gv hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Cho một ít tinh bột và xelulozơ vào 2 ống nghiêm lắc nhẹ, đun nóng. Quan sát nêu hiện tượng ?
II. Tính chât vật lý.
- Tinh bột là chất rắn , không tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan trong nước ở nhiệt độ cao ra dd hồ tinh bột.
- Xenlulozơ là chất rắn , không tan trong nước ở nhiệt độ thường, ngay cả khi đun nóng.
Hoạt động 3: Đặc điểm cấu tạo phân tử:
Giáo viên thông báo về đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ.
Học sinh nghe thông tin và ghi bài.
- Phân tử khối của các hợp chất hữu cơ này có đặc điểm gì ?
III. Đặc điểm cấu tạo:
- Tinh bột và xenlulozơ có cấu tạo phân tử rất lớn, gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau:
 ( - C6H10O5-)n
Mỗi - C6H10O5- là một mắt xích.
- Tinh bột n = 1200 đến 6000
- Xenlulozơ : n = 10.000 đến 14.000
Hoạt động 4: Tính chất hóa học:
Gv thông báo & giới thiệu HS nghe và ghi bài
GV Hướng dẫn HS làm thí nghiệm hồ tinh bột tác dụng với iôt
Đây là dấu hiệu để phân biệt dung dịch hồ tinh bột với các loại dung dịch khác.
IV. Tính chất hoá học:
1. Phản ứng thủy phân:
(-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6
2. Hồ tinh bột với iôt.
- Iôt làm cho dung dịch hồ tinh bột chuyển màu xanh, đun nóng màu xanh biến mất , nguội màu xanh xuất hiện.
Hoạt động 5: ứng dụng:
- Hãy nêu ứng dụng của tinh bột và xelulozơ ?
V. ứng dụng:
- Làm thức ăn cho người và động vật.
- Làm dược phẩm...
C. Củng cố - luyện tập:
1. Đọc thông tin cần nhớ trong sách giáo khoa.
2. Làm bài tập số 6 tại lớp. BTVN : 1,2,3,4,5,7
Ngày soạn: 16/04/2011
Tiết 64.
Protein
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm đựợc protein là chất cơ bản không thể thiếu được trong cơ thể sống.
- Nắm được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo Pt rất phức tạp.
- Nắm được hai tính chất quan trọng của protein là phản ứng phân hủy và sự đông tụ.
2. Kỹ năng.
- Viết pthh thủy phân biểu diễn tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ ghi hệ thống câu hỏi + bài tập, công việc của họ sinh.
- Dụng cụ : đèn cồn , kẹp gỗ, panh, diêm , ống nghiệm, ống hút.
- Hóa chất: lòng trắng trứng, dung dịch rượu etilic.
III. Định hướng phương pháp.
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm.
IV. Tiến trình dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: 
1. Hãy nêu tính chất vật lý hóa học, hóa học, đ đ cấu tạo của tinh bột và xelulozơ 
2. Làm bài tập số 2 trong sách giáo khoa.
B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung sách giáo khoa.
Hoạt động của GV & HS	Nội dung bài học
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên:
Quan sát sách giáo khoa và cho biết trạng thái tự nhiên của protein ?
I. Trạng thái tự nhiên.
Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật .
Hoạt động 2: Thành phần và cấu tạo phân tử:
Gv giới thiệu thành phần nguyên tố chủ yếu của protein.
Hs tiếp nhận thông tin.
II. Thành phần nguyên tố & cấu tạo phân tử.
1. Thành phần nguyên tố:
- Gồm C,H,O,N và một lượng nhỏ S.
2. Cấu tạo phân tử:
- Protein được cấu tạo bởi các amianoxit.
Hoạt động 3: Tính chất:
Thông báo phản ứng phân huỷ P bởi nước.
GV: Giới thiệu khi đun nóng protein trong dd axir hoặc bazơ protein bị phân hủy sinh ra các aminoaxit
- Hãy viết phương trình hoá học ở dạng chữ.
GV: hướng dẫn làm thí nghiệm đốt cháy tóc hoặc sừng.
Gv giới thiệu cho học sinh nắm bắt thông tin về sự đông tụ.
III. Tính chất.
1. Phản ứng phân hủy:
 Protein + nước Hỗn hợp các aminoaxit
2. Sự phân hủy bởi nhiệt:
Khi đun nóng mạnh hoặc không có nước protein bị phân hủy tạo thàh những chất bay hơi có mùi khét.
3. Sự đông tụ:
Một số protein tan trong nước tạo thành dd keo, khi đun nóng hoặc thêm hóa chất các dd này thường xảy ra kết tủa . Gọi là sự đông tụ
Hoạt động 4: ứng dụng:
Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa, hãy nêu ứng dụng của protein
IV. ứng dụng:
- Làm thức ăn, có các ứng dụng khác trong công nghiệp như dệt, da mĩ nghệ ...
C. Củng cố - luyện tập:
1. Em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu nành.
2. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 1,2,3,4.
Ngày soạn: 20/04/2011
Tiết 65: 
polime
I. Mục tiêu.
1.Kiến thức:
- Nắm đựợc định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime
- Nắm được khái niệm chất dẻo,tơ, sợi, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong cuộc sống
2. Kỹ năng:
- Viết công thức hoá học của một số polime viếoácong thức tổng quát và ngược lại
II. Chuẩn bị.
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
Dụng cụ : Mẫu polime : túi PE, cao su, vỏ dây điện, mẩu săm lốp
Hình vẽ: các loại dạng mạch polime (vẽ sẵn).
III. Định hướng phương pháp.
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm
IV. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
1. Viết công thức phân tử của tinh bột, xenlulozơ, protein. So sánh với công thức cấu tạo của rượu etylic ?
2. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung sách giáo khoa.
Hoạt động của gv & Hs	Nội dung bài học
Hoạt động 1: Khái niệm chung
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.
Gv dẫn dắt và yêu cầu Hs rút ra kêt luận về polime ?. Giáo viên nhận xét, bổ xung.
Yêu cầu học sinh đọc định nghĩa.
Giáo viên cung cấp thông tin về sự phân loại Polime cho học sinh.
I. Khái niệm chung.
- Định nghĩa: Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
- Phân loại: Theo nguồn gốc chia 2 loại:
Polime thiên nhiên và polime tổng hợp.
Hoạt động 2: Cấu tạo và tính chất
Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin trong sách giáo khoa.
Giáo viên thông báo & giới thiệu về tính tan của cá polime.
II. Cấu tạo và tính chất.
a. Cấu tạo.
Polime là những phân tử có phân tử khối rất lớn gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng , mạch nhánh hoặc mạng không gian.
b.Tính chất.
- Là chất rắn không bay hơi, đa số các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường.
Hoạt động 3: ứng dụng:
Hãy nêu ứng dụng của protein, giáo viên nhận xét, bổ xung, cho điểm.
III. ứng dụng.
- Làm thức ăn, có các ứng dụng khác trong công nghiệp như dệt, da mĩ nghệ...
C. Củng cố - luyện tập:
1. Hãy chỉ ra mắt xích trong phân tử của mỗi polime sau: PVC, PE (Polietylen).
2. Viết công thức chung của polime tổng hợp từ mỗi chất sau: C8H8.
Ngày soạn: 21/04/2011
Tiết 66.
polime
(tiếp)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Nắm đựợc định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của polime
- Nắm được khái niệm chất dẻo,tơ, sợi, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong cuộc sống.
2. Kỹ năng.
- Viết công thức hoá học của một số polime, viết công thức tổng quát và ngược lại.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
- Dụng cụ : Mẫu polime: túi PE, cao su, vỏ dây điện, mẩu săm lốp 
- Hình vẽ: các loại dạng mạch polime
III. Định hướng phương pháp.
- Hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tổ chức hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Tổ chức cho học sinh làm bài tập số 4.
B. Bài mới: Đặt vấn đề: Như nội dung sách giáo khoa.
Hoạt động của GV – HS	Nội dung bài học
Hoạt động 1: Chất dẻo là gì?
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.
Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 trong phiếu học tập:
- Chất dẻo, tính dẻo ?
- Thành phần chất dẻo ?
- Ưu điểm của chất dẻo ?
- Gv liên hệ các vận dụng được chế tạo từ chất dẻo để nêu được ưu điểm và nhược điểm của chất dẻo với các vật dụng bằng gỗ và kim loại ?
I. Chất dẻo là gì?
a. Chất dẻo là những vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime.
b. Thành phần: polime, chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia.
c.Ưu điểm: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công.
d. Nhược điểm: kém bền về nhiệt.
Hoạt động 2. Tơ là gì ?
GV: Gọi HS đọc SGK
GV cho HS xem sơ đồ
- Nêu những vật dụng được sản xuất từ tơ mà em biết?. Việt Nam có những địa phương nào sản xuất tơ nổi tiếng ?
Gv lưu ý học sinh: khi sử dụng các vật dụng bằng tơ: không giặt bằng nước nóng, tránh phơi nắng, là ở nhiệt độ cao.
II. Tơ là gì ?
a.Tơ là những polime (tự nhiên hay tổng hợp) có cấu tạo mạch thẳng hoặc có thể kéo dài thành sợi.
b.Phân loại: Tơ tự nhiên và tơ hóa học (trong đó có tơ nhân tạo và tơ tổng hợp)
Hoạt động 3. Cao su là gì ?
? cao su là gì?
GV thuyết trình về cao su
? Như thế nào gọi là tính đàn hồi
? Phân loại cao su như thế nào?
? Những ưu và nhược điểm của các vật dụng được chế tạo từ cao su
III. Cao su là gì ?
a. Cao su: là vật liệu polime có tính đàn hồi
b. Phân loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp
c/ Ưu điểm: đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện.
C. Củng cố - luyện tập:
1. So sánh chất dẻo, tơ, cao su về thành phần, ưu điểm
2. Hướng dẫn học sinh hoc bài ở nhà.
Ngày soạn: 26/04/2011
Tiết 67.
ôn tập cuối năm
Phần 1: Hóa học vô cơ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh lập được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: Kim loại, oxit, axit, bazơ, muối. được biểu diễn bằng các sơ đồ trong bài học
 2. Kỹ năng:
- Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ
- Biết chọn chất cụ thể chứng minh cho mối liên hệ được thiết lập
_ Viết PTHH biểu diễn mối quan hệ giữa các chất
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ , bảng nhóm, bút dạ.
III. Định hướng phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt đọng cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ:
Gv treo bảng phụ có Grap sơ đồ liên hệ giữa các chất sau:
Kim loại
Phi kim
 1 3 6 9
Muối
Oxit bazơ
Oxit axit
B

File đính kèm:

  • docTiet 61 - het lop 9.doc